intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ

Chia sẻ: Chu Bút Sướng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (5.0đ. Mỗi câu đúng cộng 0.33đ) Khoanh tròn câu đúng nhất: Câu 1. Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào nói lên tính giản dị? A. Diễn đạt dài dòng, dùng từ cầu kì, bóng bẩy B. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu C. Nói năng cộ lốc, trống không D. Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa Câu 2. Câu nào sau đây thể hiện đầy đủ ý nghĩa nội dung sống giản dị? A. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện của mình B. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và gia đình. C. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. D. Sống giản dị là sống phù hợp với hoàn cảnh của xã hội. Câu 3. Tình huống: Một học sinh A mỗi khi đi học thì đầu tóc bù xù không chải, quần áo xộc xệch, không bỏ áo vào trong quần, cặp sách đeo trên vai dây ngắn dây dài. Theo em, biểu hiện trên của học sinh A là gì? A. Biểu hiện của lối sống giản dị B. Biểu hiện của lối sống luộm thuộm, cẩu thả C. Biểu hiện của lối sống tự trọng D. Biểu hiện của lối sống trung thực Câu 4. Trong các hành vi sau, hành vi nào không thể hiện tính trung thực? A. Bao che thiếu sót cho người đã giúp đỡ mình B. Nhặt được quả rơi đem trả cho người mất C. Nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm D. Không quay cóp trong giờ kiểm tra Câu 5. Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính trung thực? A.Thẳng thắn phê bình khuyết điểm của bạn B. Nhận lỗi thay cho bạn C. Làm hộ bài cho bạn D. Quay cóp khi làm bài kiểm tra Câu 6. Tình huống: Trên đường đi học về, Nam đánh rơi một máy tính Casio mẹ vừa mới mua cho. Bạn Hưng nhặt được vì thấy có ghi tên Nam nên đã mang trả lại cho bạn. Qua tình huống trên, em có nhận xét gì về cách ứng xử của bạn Hưng: A. Ứng xử của bạn Hưng thể hiện tính tự cao B. Ứng xử của bạn Hưng thể hiện tính tôn sư trọng đạo C. Ứng xử của bạn Hưng thể hiện tính giản dị D. Ứng xử của bạn Hưng thể hiện tính trung thực Câu 7. Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính tự trọng? A. Khi có khuyết điểm và được nhắc nhở, Nam đều vui vẻ nhận lỗi nhưng chẳng mấy khi sửa chữa. B. Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình C. Chỉ những bài kiểm tra nào được điểm cao Tâm mới đem khoe với bố mẹ, còn điểm kém thì giấu đi. D. Đang đi chơi cùng bạn bè, Lan rất xấu hổ khi gặp cảnh bố mẹ mình lao động vất vả. Câu 8. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tính tự trọng? A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn B. Đói cho sạch, rách cho thơm C. Tương thân tương ái D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư Câu 9. Thế nào là đoàn kết, tương trợ? A. Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm với người khác
  2. B. Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ với người khác C. Đoàn kết tương trợ làcó việc làm cụ thể để giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. D. Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể để giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Câu 10. Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây thể hiện đoàn kết tương trợ? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim B. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao C. Không thầy đố mày làm nên D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Câu 11. Giờ kiểm tra Toán, có một bài khó, hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm. Em có suy nghĩ gì về việc làm của hai bạn đó? A. Thể hiện tình yêu thương con người B. Thể hiện tinh thần tự trọng C. Thể hiện tinh thầnđoàn kết D. Thể hiện tính trung thực Câu 12. Tình huống: Khi cô giáo Hiền bước vào lớp thì bạn Ba không chịu đứng lên chào cô giáo. Em có nhận xét gì về hành động của bạn Ba trong tình huống trên? A. Bạn Ba là một học sinh ngoan B. Bạn Ba là một học sinh có lòng tự trọng C. Bạn Ba là một học sinh không khiêm tốn D. Bạn Ba là một học sinh thiếu tôn sư trọng đạo Câu 13. Hành vi nào sau đây có thể hiện Tôn sư trọng đạo: A. Cãi lời thầy cô giáo B. Làm theo những lời thầy cô dạy bảo C.Không làm bài tập về nhà D.Vô lễ với thầy cô Câu 14. Câu nào sau đây thể hiện đầy đủ khái niệm Tôn sư trọng đạo? A. Tôn sư trọng đạo là chỉ tôn trọng thầy cô giáo dạy mình B. Tôn sư trọng đạo là biết ơn các thầy cô giáo C. Tôn sư trọng đạo là kính yêu thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi D. Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn những thầy cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. Câu 15. Tình huống nào sau đây thể hiện tính trung thực? A. Mình làm đổ mực vào vở bạn mà đổ thừa cho người khác. B. Hùng vẽ bậy vào áo trắng của bạn mà không tự nhận lỗi, xin lỗi bạn. C. An nói có vô lễ với cô giáo và sẵn sàng xin lỗi cô D. Hùng xé vở bạn, khi bạn hỏi thì một mực từ chối. II. Tự luận: (5.0đ) Câu 1. (1.5đ)Em hãy tìm một câu tục ngữ, thành ngữ nói về lòng tự trọng? Nêu nội dung của câu tục ngữ, thành ngữ đó? Câu tục ngữ, thành ngữ trên giáo dục chúng ta điều gì? Câu 2.(1.0đ)Hãy giải thích câu tục ngữ: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Câu tục ngữ trên giáo dục chúng ta điều gì? Câu 3. (1.0đ) Nêu 2 ví dụ thể hiện Yêu thương con người. Nêu biểu hiện trái với yêu thương con người Câu 4.(1.5đ)Tình huốngBạn Hoa sinh ra trong 1 gia đình khó khăn ,mẹ mất sớm,bố rượu chè cờ bạc. Một hôm em bị mất cái bút máy mà em rất quý. Sau khi điều tra thì biết bạn Hoa lấy.Em sẽ làm gì trong tình huống ấy? Giải thích vì sao em lại làm như vậy? ===================== Hết =====================
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7 I. Trắc nghiệm: (5.0đ. Mỗi câu đúng cộng 0.33đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C B A A D B B D B C D B D C II. Tự luận (5.0đ) Câu 1. (1,5đ) HS phải thể hiện được các nội dung sau - HS phải tìm được 1 câu tục ngữ, thành ngữ nói về lòng tự trọng (0.25đ) - Hs nắm được nội dung của câu tục ngữ, thành ngữ đó nói gì (0.25đ) - Hs phải hiểu được tính giáo dục của câu tục ngữ, thành ngữ đó mang lại để đưa ra cách giải thích sao cho phù hợp. (0.5đ) (GV dựa vào nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ, thành ngữ mà hs tìm được để chấm cho phù hợp) Câu 2. (1.0đ) - HS giải thích được ý nghĩa câu tục ngữ: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. (0.5đ) *Gợi ý:Khi đã khá giả, tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn (lúc khó khăn nhất) mà có người động lòng giúp đỡ. - Giáo dục chúng ta điều gì? (0.5đ) *Gợi ý: Khuyên chúng ta nên tôn trọng những người có ơn đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn. Câu 3.(1.0đ) - HS nêu được 2 ví dụ thể hiện Yêu thương con người. (1.0đ) - Nêu đúng 2 ý biểu hiện trái với yêu thương con người như: (1.0đ) Thờ ơ, lạnh nhạt, vô tâm, hắt hủi, gắt gỏng, chửi mắng, ngược đãi, đánh đập, đối xử tàn nhẫn với người khác …. Câu 4.(1.5đ) Giải quyết tình huống: - Nhắc nhở bạn - Khuyên bạn nhận lỗi - Mua bút mới tăng bạn. Phải biết thông cảm, tha thứ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm. Có như thế quan hệ bạn bè mới trở nên lành mạnh thân ái, dễ chịu. ========================== Hết ===============================
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2