intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN xin giới thiệu "Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng" nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi đề thi một cách thuận lợi. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Bài 1 -Nhận biết được thế nào là giản Nhận xét, đánh giá Sống giản dị dị; biểu hiện của sống giản dị. những việc làm của người khác về lối sống. Số câu 2 1 1 2 3 Số điểm 1 2 2 1 3 Tỉ lệ 10% 20% 20% 10% 30% Bài 2 -Nhận biết được Thế nào là Phân biệt các hành vi Trung thực trung thực thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hằng ngày. Số câu 1 1 2 2 Số điểm 0,5 0,5 1 1 Tỉ lệ 5% 5% 10% 10% Bài 3 Nhận biết được biểu hiện của tự - Hiểu được ý nghĩa Tự trọng trọng phẩm chất tự trọng. . Số câu 1 1 2 2 Số điểm 0,5 0,5 1 1 Tỉ lệ 5% 5% 10% 10% Bài 4 -Nhận biết được khái niệm đạo Phân biệt các hành vi Đạo đức và đức/ kỉ luật có đạo đức, kỉ luật/ trái kỉ luật đạo đức, vô kỉ luật trong cuộc sống hằng ngày. -Hiểu được mối quan
  2. hệ giữa đạo đức và kỉ luật Số câu 1 1 1 2 1 3 Số điểm 0,5 0,5 1 1 1 2 Tỉ lệ 5% 5% 10% 10% 10% 20% Bài 5 -Nhận biết được hành vi thể Vận dụng kiến thức đã Yêu thương hiện lòng yêu thương con học để xử lý tình con người người/ trái với yêu thương con huống có liên quan người đến lòng yêu thương con người Số câu 1 1 1 1 2 Số điểm 0,5 1 0,5 1 1,5 Tỉ lệ 5% 10% 5% 10% 15% Bài 7 Kể được một vài câu ca dao/ tục Hiểu được ý nghĩa của Đoàn kết, ngữ/ thành ngữ/ danh ngôn nói đoàn kết, tương trợ. tương trợ về đoàn kết, tương trọ Số câu 1 1 1 1 2 Số điểm 1 0,5 0,5 1 1,5 Tỉ lệ 10% 5% 5% 10%% 15% TS câu 6 1 4 1 1 1 10 4 14 TS điểm 3 1 2 1 2 1 5 5 10 Tỉ lệ 30% 10% 20% 10% 20% 10% 50% 50% 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 - ĐỀ 1 Thời gian : 45 phút PHẦN I-Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội được gọi là gì? A. Trung thực C. Tự trọng B. Giản dị. D. Tôn trọng lẽ phải Câu 2: Trung thực là luôn …. sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. A. tôn trọng C. quan tâm B. thực hiện D. kêu gọi Câu 3: Những quy định, chuẩn mực ứng xử giữa con người với con người, với công việc , với tự nhiên và môi trường sống được mọi người ủng hộ vfa tự giác thực hiện được gọi là A. Trung thực C. Đạo đức B. Giản dị. D. Kỉ luật. Câu 4: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện sự tự trọng? C. Nhận lỗi nhưng không sửa lỗi. C. Thích khoe thành tích của mình với người khác. A. Lúc nào cũng cho mình là đúng. D. Chủ động, thành khẩn nhận lỗi khi mắc lỗi.. Câu 5: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của lối sống giản dị ? A. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. C. Lời nói cầu kì, bóng bẩy. B. Nói năng cộc lốc, không thưa gửi. D. Nói năng xốc nổi, không suy nghĩ. Câu 6: Việc làm nào dưới đây trái với yêu thương con người? A. Nói lời cay nghiệt, cười đùa trên nỗi đau của người khác. B. An ủi, chia sẻ nỗi bất hạnh của người khác. C. Đối xử ân ần, nhẹ nhàng với người dưới. D. Sẵn lòng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. Câu 7: Sống đoàn kết, tương trợ sẽ được mọi người A. kính nể. C. quý mến. B. ngưỡng mộ. D. xót thương. Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện đức tính trung thực? A. Quay cóp trong giờ kiểm tra. C. Bao che khuyết điểm của bạn. B. Bịa lý do để được nghỉ học. D. Đầu giờ, xin lỗi cô giáo vì mình lỡ quên sọan bài. Câu 9: Tự trọng giúp con người điều gì dưới đây? A. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân. C. Luôn thành công trong cuộc sống. B. Được mọi người nể sợ. D. Nâng cao thành tích học tập. Câu 10: Hành vi nào dưới đây là hành vi vừa có đạo đức vừa có kỉ luật? A. Ăn quà vặt, nói leo trong giờ học. C. Không xếp hàng khi đi khám chữa bệnh.
  4. B. Bắt nạt, ức hiếp bạn bè. D. Không hút thuốc lá, không uống rượu bia. PHẦN II- Tự luận (5 điểm) Câu 1(1đ): Tìm một vài câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ/ danh ngôn nói về đoàn kết, tương trợ. Câu 2(1đ): Theo em, giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? Câu 3(2đ): Hôm sinh nhật H, M mặc quần tây và áo sơ mi đi dự tiệc. Một số bạn chê M là quê mùa, không biết cách ăn mặc theo mốt. Em có đồng ý với việc làm của các bạn đó không ? Vì sao ? Câu 4(1đ): Trên đường đi học, nếu thấy một bạn khác bị hỏng xe ở dọc đường, em sẽ làm gì ? - HẾT-
  5. PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 - ĐỀ 2 Thời gian : 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Em hiểu thế nào là trung thực? A. Không xa hoa, lãng phí. C. Tôn trọng chân lí, lẽ phải. B. Làm những điều tốt đẹp cho người khác. D. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Câu 2: Thế nào là sống giản dị ? A. Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. C. Sống xa hoa, cầu kì. B. Sống ngay thẳng, thật thà. D. Sống chan hòa với mọi người. Câu 3: Hành vi nào sau đây không hiện lòng yêu thương con người? A.Giúp cụ già qua đường. C.Giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. B. Chăm sóc bố mẹ khi đau ốm. D. Xa lánh người tàn tật. Câu 4: Trong các biểu hiện sau đây, biểu hiện nào thể hiện phẩm chất tự trọng ? A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. C. Không cầu kì, kiểu cách. B. Quan tâm giúp đỡ người khác . D. Cư xử đàng hoàng, đúng mực. Câu 5: Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào thể hiện lối sống giản dị? A. Thái độ khách sáo, kiểu cách. C. Nói năng cộc lốc, trống không. B. Chan hòa, gần gũi với mọi người. D. Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa. Câu 6: Sống tự trọng có ý nghĩa như thế nào? A. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân. C. Giúp ta có nhiều bạn. B. Sẽ không được mọi người quý trọng. D. Giúp ta lạc quan trong cuộc sống. Câu 7: Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật? A. Không nói chuyện riêng trong giờ học. C. Luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn. B. Biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm. D. Đối xử với mọi người luôn chân thành. Câu 8: Đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào? A. Được mọi người tin tưởng. C. Tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn. B. Không bị mọi người nhắc nhở. D. Giúp nâng cao phẩm giá, uy tín của bản thân. Câu 9: Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất trung thực? A. Bao che thiếu sót cho người đã giúp đỡ mình. B. Biết là không thể giúp đỡ được bạn nhưng vẫn hứa là sẽ giúp đỡ để bạn yên lòng.
  6. C. Dũng cảm nhận lỗi của mình. D. Nhận lỗi thay cho bạn. Câu 10: Người có đạo đức là người như thế nào? A. Làm việc siêng năng. B. Ứng xử đúng chuẩn mực xã hội, tự giác tuân thủ kỉ luật. C. Sống hòa đồng. D. Biết giữ lời hứa. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Em hãy kể một vài câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ/ danh ngôn nói về đoàn kết, tương trợ. Câu 2: (1 điểm) Em hãy cho biết giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? Câu 3: (2) điểm) Gia đình An có mức sống bình thường nhưng An ăn mặc rất diện, còn học tập thì lười biếng. Còn gia đình Nam có cuộc sống sung túc nhưng Nam ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm. Em có nhận xét gì về lối sống của bạn An và bạn Nam? Câu 4: (1) điểm) Nam bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội 8A cử Bình chép và giảng bài cho Nam sau mỗi buổi học. Nếu em là Bình, em sẽ làm gì? -HẾT- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1: PHẦN I- Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A C D A A C D A D PHẦN II- Tự luận (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) HS tìm được ít nhất 2 câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ/ danh ngôn nói về đoàn kết, tương trợ. Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm. VD: - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. - Chung tay góp sức, kề vai sát cánh. - Đồng cam cộng khổ. - Góp gió thành bão. -Chết cả đống, còn hơn sống một người. - Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức -Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
  7. - Đông tay thì vỗ nên kêu - Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. … Câu 2: (1 điểm) Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Đạo đức tạo ra động cơ bên trong, điều chỉnh nhận thức và hành vi kỉ luật, và ngược lại hành động tự giác tôn trọng những quy định của tập thể,pháp luật của Nhà nước là biểu hiện của người có đạo đức. Câu 3: (2 điểm)Việc làm của các bạn là không đúng, em không đồng ý. Vì không ai bắt buộc dự tiệc thì phải ăn mặc cầu kì, diêm dúa. Bạn M mặc quần tây , áo sơ mi cũng đủ lịch sự, thể hiện sự tôn trọng với chủ nhân bữa tiệc là bạn H. Câu 4: (1 điểm)Trên đường đi học, nếu thấy một bạn khác bị hỏng xe ở dọc đường, em sẽ dừng lại hỏi xem bạn gặp khó khăn gì. Nếu em có thể, em sẽ giúp bạn sửa xe rồi cùng đi học. Nếu em không giúp bạn sửa xe được thì em giúp bạn gửi xe rồi cho bạn đi nhờ đến trường để cả hai đứa không bị muộn giờ học.
  8. ĐỀ 2: PHẦN I- Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A D D B A A C C B PHẦN II- Tự luận (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) HS tìm được ít nhất 2 câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ/ danh ngôn nói về đoàn kết, tương trợ. Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm. VD: - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. - Chung tay góp sức, kề vai sát cánh. - Đồng cam cộng khổ. - Góp gió thành bão. -Chết cả đống, còn hơn sống một người. - Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức -Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng. - Đông tay thì vỗ nên kêu - Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. … Câu 2: (1 điểm) Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Đạo đức tạo ra động cơ bên trong, điều chỉnh nhận thức và hành vi kỉ luật, và ngược lại hành động tự giác tôn trọng những quy định của tập thể,pháp luật của Nhà nước là biểu hiện của người có đạo đức. Câu 3: Em nghĩ rằng: - Bạn An chưa có lối sống giản dị. (0,5) - Gia đình bạn thu nhập bình thường trong khi đó bạn còn là một học sinh nhưng bạn ăn mặc rất diện là chưa phù hợp với qui định của trường học, của một học sinh, chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình. (0,5) - Bạn Nam là người sống giản dị. (0,5) - Mặc dù gia đình bạn Nam rất sung túc nhưng bạn ăn mặc giản dị, phù hợp với nội quy của trường học, của một học sinh.(0,5) Câu 4: (1 điểm) Nếu em là Bình, em sẽ nhận lời giúp đỡ bạn Nam, động viên, thăm hỏi bạn để bạn sớm khỏi bệnh. Chép và giảng bài cho bạn sau mỗi buổi học. *Lưu ý: Các câu hỏi 2 và 3 phần tự luận, học sinh có thể có cách giải thích, diễn đạt khác, miễn là hợp lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2