PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS XÃ THANH NƯA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 03 trang)
Mã đề: 01
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Môn học: KHTN - Lớp 6
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:....................................................... Lớp: 6........ Điểm:...................................
Giáo viên nhận xét:……………………………........................................................................
…………………………………………………………………………………………………
ĐỀ BÀI
A. TRẮC NGHIỆM: 4 Điểm
Lựa chọn đáp án đúng nhất và điền vào ô thích hợp.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án
Câu 1: Các biển báo trong hình 2.2 có ý nghĩa gì?
A. Cấm thực hiện
B. Bắt buộc thực hiện
C. Cảnh báo nguy hiểm
D. Không bắt buộc thực hiện
Câu 2 :/Kí hiệu cảnh báo dưới đây được in trên nhãn chai hoá chất. Kí hiệu này có nghĩa là
A./hoá chất dễ cháy.
B./hoá chất độc với môi trường.
C./hoá chất kích ứng đường hô hấp.
D./hoá chất gây hại cho sức khoẻ.
Câu 3: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Công việc nào sau đây không phù hợp với việc sử dụng kính lúp?
A. Người già đọc sách B. Sửa chữa đồng hồ
C. Khâu vá D. Quan sát một vật ở rất xa
Câu 5. Hệ thống phóng đại của kính hiểm vi bao gồm:
A. Thị kính, vật kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kinh.
C. ốc to(núm chỉnh thô), ốc nhỏ(núm chỉnh tinh).
D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng.
Câu 6: Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?
A. Tế bào biểu bì vảy hành B. Con kiến
B. Con ong D. Tép bưởi
Câu 7. Trong Hệ đơn vị đo lượng hợp pháp của nước ta đơn vị đo độ dài là ….
A. Kilogam (kg) B. mét (m) C. hecta (ha) D. dặm
Câu 8. Giới hạn đo của một thước là
A. Chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
B. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. Chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước.
D. Chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.
Câu 9. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A. tấn. B.miligam(mg) C. kiôgam (kg) D. gam (g)
Câu 10. Để cân được 20 kiôgam (kg) gao ta có thể dung cân đồng hồ có giới hạn đor r r r
A. 3 kg B. 5 kg C. 10 kg D. 100 kg
Câu 11. Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của
hoạt động đó để
A. lựa chọn đồng hồ đo phù hợp. C. đọc kết quả đo chính xác.
B. đặt mắt đúng cách. D. hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách.
Câu 12. Nhiệt kế thủy ngân không thế đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?
A. Nhiệt độ của nước đá. C. Nhiệt độ khí quyển.
B. Nhiệt độ cơ thể người. D. Nhiệt độ của một lò luyện kim.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
B. Độ dãn nở vị nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.
C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đối.
D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
Câu 14.Cây lớn lên nhờ
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu
Câu 15. Để quan sát và vẽ tế bào trứng cá ta tiến hành làm thí nghiệm qua mấy bước
A. 2 bước B. 3 bước. C. 4 bước. D 5 bước.
Câu 16. Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành
A. cơ quan. B. hệ cơ quan. C. cơ thể. D. tập hợp các hệ cơ quan.
B. TỰ LUẬN: 6 điểm
Câu 1.( 0,5 điểm).
Cho các vật sau: con người, cái bàn, con trâu, hòn đá, cây cầu, cây lúa,...
Vật nào là vật sống, vật không sống? giải thích?
Câu 2. ( 1,5 điểm)
a) Đọc kết quả đo chiều dài các bút chì trong hình đưới đây.
b) Đổi các đơn vị sau: 4,5 tạ = ............ kg
9 lạng = ...........kg
Tại sao phải ước lượng khối lượng của vật trước khi cân?
c) Một bạn đi học từ lúc 6 giờ 5 phút, và đến trường lúc 6 giờ 20 phút. Hỏi thời gian bạn đó
đi học hết bao nhiêu giây? Để đo thời gian trong trường hợp này bạn đó nên dùng loại đồng
hồ nào?
Câu 3. (2,0 điểm)
a) Tế bào là gì? Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống?
b) Kể tên các thành phần chính của tế bào? Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng
cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như động vật?
c) Cơ thể sinh vật lớn lên nhờ quá trình nào? Quá trình đó có ý nghĩa gì đối với cơ thể sinh
vật?
Câu 4.( 0,5 điểm)
Em hãy mô tả các bước làm tiêu bản quan sát tế bào biểu bì hành tây .
Câu 5. (1,5 điểm)
a) Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
b) Cấu trúc tim thuộc cấp độ tổ chức nào của cơ thể? Giải thích vì sao khi một cơ quan trong
cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng?
BÀI LÀM
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS XÃ THANH NƯA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề: 01
(HDC có 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2023 – 2024
Môn: KHTN - Lớp 6
A. Trắc nghiệm: 4 điểm
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 78 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án A A D D A AB A C D A D B A D A
B. Tự luận: 6 điểm
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
0,5 điểm
-Vật sống: con người, cây lúa, con trâu..Vật sống khả
năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản
-Vật không sống: cái bàn, hòn đá, cây cầu...vật không sống
không có khả năng trao đổi chất với môi trường, không lớn
lên và không sinh sản
0,25
0,25
Câu 2.
1,5 điểm
a) a) 3cm b) 7cm
c) 7,5 cm d) 18 cm
0,25
0,25
b) Đổi các đơn vị sau: 4,5 tạ = 450 kg
9 lạng = 0,9kg
- Việc ước lượng khối lượng của vật trước khi cân giúp ta:
Chọn cân GHĐ ĐCNN phù hợp với khối lượng của vật
cần cân.
0,25
0,25
c) - Thời gian bạn đó đi học hết 15 phút = 900 giây
Để đo thời gian trong trường hợp này bạn đó nên dùng loại
đồng hồ đeo tay, đồng hồ bấm giây để đo.
0,25
0,25
Câu 3
2,0 điêm
a)- Mọi thể sinh vật đều được cấu tạo bởi đơn vị rất nhỏ bé,
gọi là tế bào.
- TB thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản:
Sinh trưởng ( lớn lên); Hấp thụ chất dinh dưỡng,
hấp; Cảm ứng; Bài tiết và sinh sản
=> TB là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.
0,25
0,5
b) Các thành phần chính của tế bào: màng tế bào, tế bào chất,
nhân, hoặc vùng nhân.
Tế bào thực vật thành tế bào làm cho tế bào hình dạng
nhất định, giúp cây cứng cáp không hệ xương nâng đỡ
như động vật.
0,25
0,5
c) - Cơ thể sinh vật lớn lên nhờ quá trình sinh sản của tế bào
- Sự sinh sản làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế o
0,25
già , các tế bào bị tổn thương giúp thể lớn lên (sinh trưởng)
và phát triển.
0,25
Câu 4
0,5 điểm
Các bước làm tiêu bản quan sát tế bào biểu bì hành tây .
- Bước 1: Dùng dao tách lấy 1 vảy hành, cắt lấy 1 hình vuông
khích thước 7-8mm, dùng panh/kim mũi mác tách nhẹ lớp tế
bào ngoài cùng của vảy hành (lớp biểu bì)
- Bước 2: Nhỏ 1 giọt nước lên lam kính trắng
- Bước 3:Đặt lớp tế bào lên lam kính
- Bước 4:Đậy lamenleen và đưa lên kính hiển vi quan sát
0,5
Câu 5
1,5 điểm
a) Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
-Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ 1 tế bào
-Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào , các tế bào
phối hợp với nhau cùng thực hiện các quá trình sống
0,25
0,5
b) -Tim thuộc cơ quan
- Mỗi quan, hệ quan trong thể đều những chức
năng riêng nhưng sự hoạt động của chúng đều sự liên quan
mật thiết với nhau để đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.
0,25
0,5
BGH DUYỆT ĐỀ TỔ SOÁT VÀ DUYỆT ĐỀ GIÁO VIÊN RA ĐỀ
Hồ Ngọc Trâm