TRƯỜNG THPT TUẦN GIÁO
TỔ: SỬ- ĐỊA-GDCD
(Đề thi có 03 trang)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ LỚP 12C2 đến 12C8
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023
Môn thi: Lịch sử (KHXH)
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi: 001
Họ, tên thí sinh: ……………………………. Lớp: …………..Số báo danh:………………………..
I. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm(0,25điểm/câu)
Câu 1: Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra trong hoàn cảnh
A. phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô.
B. sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
D. phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
Câu 2: Trong giai đoạn 1950 - 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời
A. “thức tỉnh” của các dân tộc thuộc địa.
B. “thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
C. “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
D. “khủng hoảng” của chủ nghĩa thực dân.
Câu 3: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
(1989-1991) là
A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kỹ thuật tiên tiến.
B. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
C. sự chống phá của các thế lực thù địch.
D. không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kỹ thuật tiên tiến.
Câu 4: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 đánh dấu Trung Quốc
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc chủ nhân dân, tiến lên Tư bản Chủ Nghĩa .
B. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.
D. Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 5: Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật để đạt hiệu quả cao nhất?
A. Hợp tác với các nước khác.
B. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học.
C. Đánh cắp bằng phát minh sáng chế.
D. Mua bằng phát minh sang chế.
Câu 6: Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa
hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do
A. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.
B. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.
C. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.
D. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
Câu 7: Trong những năm 1973- 1982, kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng suy thoái chủ yếu là do?
A. việc Mĩ kí Hiệp định Pa ri năm 1973 về Việt Nam.
B. sự cạnh tranh của Nhật Bản và các nước Tây Âu.
C. tác động của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
Câu 8: Vai trò của các nước trong thế giới thứ ba đã góp một phần trong sự phát triển kinh tế ở Tây Âu từ năm
1950-1973 như thế nào?
A. Nơi cung cấp nguyên liệu rẻ tiền cho các nước Tây Âu.
B. Nơi thí điểm các mặt hàng của các nước Tây Âu.
C. Nơi cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt cho các nước Tây Âu.
D. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước Tây Âu.
Trang 1/3- Mã đề thi 001
Câu 9: Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Bắc Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Các nước Đông Bắc Á đều giành được độc lập.
B. Các nước Đông Bắc Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
C. Hình thành các mối quan hệ thương mại.
D. Các nước Đông Bắc Á bắt tay phát triển kinh tế và đạt nhiều thành tựu.
Câu 10: Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mỹ
đạt được kết quả nào dưới đây?
A. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.
B. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực.
C. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.
D. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 11: Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của
thế kỷ XX là gì?
A. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo.
B. Hợp tác chính trị - văn hóa là xu thế chủ đạo.
C. Hai siêu cường Xô - Mỹ đối đầu gay gắt.
D. Hai siêu cường Xô - Mỹ đối thoại, hợp tác.
Câu 12: Những quyết định của Hội nghị Ianta đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh
thế giới thứ hai ?
A. Hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – Trật tự hai cực Ianta.
B. Quan hệ quốc tế đều xoay quanh những vấn đề mà Hội nghị Ianta quyết định.
C. Thế giới đã phân chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối lập nhau.
D. Dẫn tới cuộc “Chiến tranh lạnh” giữa Mĩ và Liên Xô đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 13: Mục đích các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tây Âu muốn cạnh tranh với Liên Xô. B. Để xâm lược các quốc gia khác.
C. Tây Âu muốn trở thành Đồng minh của Mĩ. D. Để hồi phục, phát triển kinh tế.
Câu 14: Trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai gọi là trật tự 2 cực Ianta vì
A. thế giới diễn ra nhiều cuộc xung đột.
B. chịu sự chi phối sâu sắc của Mĩ và Liên Xô.
C. thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít.
D. chịu sự chi phối của Mĩ và Anh.
Câu 15: Yếu tố tác động đến xu hướng liên kết kinh tế trên thế giới nửa sau thế kỷ XX là sự
A. hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính - quân sự lớn.
B. phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.
C. xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền.
D. xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN?
A. Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực.
B. Chịu tác động bởi sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu.
C. Các nước muốn liên minh quân sự để bảo vệ an ninh khu vực.
D. Các nước muốn hợp tác để cùng nhau phát triển.
Câu 17: Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện
nào?
A. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999).
B. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007).
C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976).
D. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995).
Câu 18: Tại Nam Phi bản Hiến Pháp tháng 11 - 1993 đã chính thức xóa bỏ
A. chế độ phân biệt chủng tộc.
B. chủ nghĩa thực dân mới ở nước này.
C. chủ nghĩa thực dân cũ ở nước này.
D. chính quyền của người da trắng ở nước này.
Câu 19: Nguyên nhân chung giúp nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng là
Trang 2/3- Mã đề thi 001
A. phát huy truyền thống tự lực, tự cường của nhân dân Nhật Bản.
B. “len lách” xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
C. lợi dụng vốn nước ngoài, tập chung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
D. biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Câu 20: Nguyên nhân nào không dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chi phí quốc phòng thấp. B. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
C. Tận dụng tối đa viện trợ bên ngoài. D. Con nguời năng động,sáng tạo.
Câu 21: Sự kiện có tính đột phá làm xói mòn trật tự hai cực Ianta là
A. cách mạng Cuba lật đổ được chế độ độc tài Batixta (1959).
B. cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949).
C. ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập (1945).
D. thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1954).
Câu 22: Phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân ở Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
được mệnh danh là
A. “Lục địa mới trỗi dậy”. B. “Lục địa bùng cháy”.
C. “Người khổng lồ thức tỉnh”. D. “Lục địa rực cháy”.
Câu 23: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Sự bùng nổ các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
C. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 24: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương
Tây với hy vọng
A. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
B. tăng cường hợp tác khoa học-kỹ thuật với các nước châu Âu.
C. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
D. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa
A. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn khổng lồ.
C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực.‚
D. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
Câu 26: Nguyên nhân quyết định nhất giúp nền kinh tế Nhật đạt mức “thần kì” sau chiến tranh là
A. áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật.
B. các công ty Nhật Bản có tầm nhìn xa, quản lý tốt, biết len lỏi vào thị trường thế giới.
C. yếu tố con người được nhà nước Nhật Bản quan tâm, đầu tư hàng đầu.
D. vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.
Câu 27: Điu kin tiên quyết nhất đưa đến sthành lp tchc ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành vn đu
A. có chế độ chính trị tương đồng. B. đã giành được độc lập.
C. có nền kinh tế phát triển. D. có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.
Câu 28: Để giải quyết tranh chấp về chủ quyền biên giới, biển đảo với các nước khác Đảng ta đã đề ra chủ
trương, biện pháp
A. đấu tranh chính trị, ngoại giao và chính sách kinh tế.
B. đấu tranh chính trị và chính sách văn hóa, giáo dục.
C. đấu tranh chính trị, kinh tế và chính sách văn hóa.
D. đấu tranh chính trị, ngoại giao khôn khéo và đoàn kết dân tộc.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Phân tích những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2. (1 điểm)
Hãy chỉ ra điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. Việt Nam có thể học
tập được gì từ những nguyên nhân đó?
“ ------------------- HẾT ----------------- ”
Trang 3/3- Mã đề thi 001