intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TỔ SỬ -GDCD NĂM HỌC 2023 - 2024 -------------------- Môn: Lịch sử 12 (Đề thi có 4 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ................................................Lớp: ............ Số báo danh: ................ Mã đề 113 Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á là: A. Thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. B. Kinh tế phát triển mạnh, một số nước trở thành “con rồng” kinh tế châu Á. C. Các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. D. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều đã giành được độc lập. Câu 2. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ? A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. B. Đó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu. C. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận. D. Đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là sự tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc. Câu 3. Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (01/10/1949) là A. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới. B. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á. C. làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh. D. làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống thế giới nữa. Câu 4. Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là A. hướng về các nước châu Á. B. cải thiện quan hệ với Liên Xô. C. hướng mạnh về Đông Nam Á. D. liên minh chặt chẽ với Mĩ. Câu 5. Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. nhờ quân sự hóa nền kinh tế. C. chi phí quốc phòng thấp. D. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất. Câu 6. Nguyên nhân chủ quan buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là: A. Cuộc chạy đua vũ trang khiến hai nước tốn kém, suy giảm thế mạnh. B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc. C. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành đối thủ của Mĩ. D. Sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước công nghiệp mới. Câu 7. Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là A. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự. B. tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa. C. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự. D. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu. Câu 8. Sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai được biểu hiện rõ nét nhất ở điểm nào? A. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng hai trên thế giới tư bản (sau Mĩ). B. Từ nước bại trận, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế, đứng thứ hai trong thế giới tư bản. C. Trong khoảng hơn 20 năm (1950-1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng hơn 20 lần. Mã đề 113 Trang Seq/4
  2. D. Từ thập niên 70 (thế kỷ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản. Câu 9. Trong những năm 1945-1973, quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là đàn áp phong trào giải phóng dân tộc? A. Italia. B. Nhật Bản. C. Đức. D. Mĩ. Câu 10. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN đã đem lại nhiều cơ hội lớn để nước ta thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước ngoại trừ việc A. mở rộng, trao đổi và giao lưu văn hóa với bên ngoài. B. hội nhập, học hỏi và tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật từ bên ngoài. C. thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế. D. nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa có nguy cơ bi xói mòn. Câu 11. Điểm khác nhau trong nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản so với Tây Âu là A. vai trò quản lí điều tiết của nhà nước có hiệu quả. B. tận dụng nguồn viện trợ bên ngoài. C. áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. D. chi phí quốc phòng thấp. Câu 12. Một trong những mục đích hoạt động chính của tổ chức Liên hợp quốc là A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. C. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. Câu 13. Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực: A. Tây Phi. B. Nam Phi. C. Trung Phi. D. Bắc Phi. Câu 14. Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Các công ti, tập đoàn có sức sản xuất, cạnh tranh cao. B. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu. D. Chi phí quốc phòng thấp. Câu 15. Địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng nâng cao là kết quả của thời kỳ nào? A. Công cuộc cải cách và mở cửa (từ 1978). B. Những năm không ổn định (1959 – 1978). C. Nội chiến Quốc- Cộng (1946 – 1949). D. 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959). Câu 16. Những nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945 là A. Việt Nam, Inđônêxia, Lào. B. Việt Nam, Inđônêxia, Mianma. C. Thái Lan, Việt Nam, Lào. D. Việt Nam, Lào, Campuchia. Câu 17. Sự khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh với Chiến tranh thế giới thứ hai là A. gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại. B. diễn ra dai dẳng, giằng co, không phân thắng bại. C. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng. D. diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự. Câu 18. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là A. chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. B. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. C. triển khai chiến lược toàn cầu, thiết lập trật tự đơn cực nhằm bá chủ thế giới. D. can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược. Câu 19. “Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn...”. Đó là nội dung của A. đường lối đổi mới của Việt Nam năm 1986. Mã đề 113 Trang Seq/4
  3. B. đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc năm 1978. C. đường lối cải tổ của Liên Xô năm 1985. D. cuộc Duy Tân Minh Trị của Nhật Bản năm 1868. Câu 20. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào sau đây của Liên hợp quốc? A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm nước lớn. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 21. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. C. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật. D. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm. Câu 22. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi như thế nào? A. Từ liên minh chống phát xít chuyển sang đối đầu và đi tới chiến tranh lạnh. B. Hợp tác cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn. C. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại. D. Mâu thuẫn nhau gay gắt về quyền lợi. Câu 23. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. chế độ tay sai của chủ nghĩa thực dân mới. C. chủ nghĩa phát xít. D. chế độ phân biệt chủng tộc. Câu 24. Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì? A. Hai siêu cường Xô - Mỹ đối đầu gay gắt. B. Hợp tác chính trị - văn hóa là xu thế chủ đạo. C. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo. D. Hai siêu cường Xô - Mỹ đối thoại, hợp tác. Câu 25. Trật tự được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. trật tự đơn cực. B. trật tự hai cực Ianta. C. trật tự đa cực. D. trật tự Véc xai – Oasinhtơn. Câu 26. Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã trở thành A. khối kinh tế tư bản đứng thứ hai thế giới. B. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. C. trung tâm công nghiệp – quốc phòng lớn của thế giới. D. tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh. Câu 27. Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)? A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi ở nước Nga. B. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu. C. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết. D. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Câu 28. Chiến tranh lạnh chấm dứt, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược A. xây dựng sức mạnh quân sự B. tập trung phát triển kinh tế. C. tập trung phát triển văn hóa. D. củng cố an ninh quốc phòng. Câu 29. Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta? A. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. B. Thành lập các nước đồng minh chống phát xít. C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và phiệt Nhật. D. Thành lập Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Mã đề 113 Trang Seq/4
  4. Câu 30. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh trong nửa sau thế kỉ XX đã A. trực tiếp đặt ra những vấn đề toàn cầu cần giải quyết. B. giúp các nước thoát khỏi mọi ảnh hưởng từ bên ngoài. C. góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới. D. giải phóng nhân dân các thuộc địa khỏi mọi sự bóc lột. ------ HẾT ------ Mã đề 113 Trang Seq/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2