PHÒNG GDĐT HUYỆN ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024
MÔN NGỮ VĂN KHỐI LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 Phút
(Đề có 02 trang)
Họ tên : …...........................................................Lớp : ……
I/ ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Cảng Nhà Rồng mờ mờ ánh đèn. Đêm trải dài theo gió. Gió va vào những boong tàu,
dây thừng, phát ra những âm thanh hiu hắt hòa trong tiếng sóng vỗ bờ.
Anh Ba ngồi kề vai với anh Tư bên bờ sông. Him lặng nhìn xuống dòng sông. Anh
Ba vẻ thận trọng hỏi Tư Lê:
- Anh Tư này, anh có dám nghĩ đến việc đuổi Tây ra khỏi nước mình không?
- Tôi là người thợ. Nhà tôi có thù với chúng mà, anh Ba!
Hai người im lặng. Trước mặt họ một chân trời đen kịt. Anh Ba dè dặt hỏi:
- Anh có giữ kín được không?
- Kín chớ. Ơn sâu nghĩa nặng từ kinh đô Huế. Rượu thề kết nghĩa trên sông Phan Thiết, quên
làm sao được, anh Ba.
Bóng tối như loãng ra quanh hai người. Anh Ba thì thầm:
- Nỗi khổ của người dân mất nước, chúng nh đã từng tâm sự nhiều lần. Bây giờ... bây giờ
mình đã quyết định đi ra nước ngoài... Mình muốn anh cùng đi.
Tư Lê hơi bối rối. Anh cầm bàn tay anh Ba:
- Đi tới đâu hả anh Ba ?
- Sang Pháp và… đi tới các nước văn minh khác. Sau khi xem xét họ làm ăn thế nào, chúng
mình trở về giúp đồng bào đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do....
Anh Tư Lê do dự:
- Lấy tiền đâu mà đi và sang tận bên Tây lạ nước lạ cái, sống bằng cách chi được, anh Ba?
- Đây anh Ba giọng cương quyết, chìa hai tay ra giữa bóng đêm tiền đây ! Chúng ta sống
bằng bàn tay, bằng cái đầu của chúng ta.
(Trích “Bến Nhà Rồng năm ấy”, Búp sen xanh Sơn Tùng)
Anh Ba: một trong những tên gọi của Bác Hồ
* Khoanh tròn phương án đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 7 (3,5đ):
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận
Câu 2: Có bao nhiêu nhân vật xuất hiện trong đoạn trích ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Trong các lời thoại: - Anh có giữ kín được không?/ - Kín chớ.từ nàotừ địa
phương ?
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
A. chớ B. anh C. giữ D. kín
Câu 4: Từ nào sau đây là từ tượng hình ?
A. xem xét B. thì thầm C. chân trời D. mờ mờ
Câu 5: Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung đoạn trích ?
A. Anh Tư Lê kể cho anh Ba nghe về gia đình của mình
B. Anh Ba bàn với anh Tư Lê về việc sang Pháp
C. Cuộc sống của anh Ba trong thời gian ở nước Pháp
D. Cuộc trò chuyện giữa hai người bạn trên bến sông
Câu 6: Em hiểu như thế nào về câu nói: “Đây, tiền đây !” mà anh Ba nói với anh Tư Lê ?
A. Anh Ba đã chuẩn bị sẵn tiền cho chuyến đi
B. Đã có người giúp đỡ tiền bạc cho chuyến đi
C. Có sức lao động sẽ lo liệu được cho cuộc sống
D. Anh Tư Lê sẽ chuẩn bị sẵn tiền cho chuyến đi
Câu 7: Trong đoạn trích, anh đã phản ng như thế nào trước những lời đề nghị
của anh Ba ?
A. Rất hồ hởi, hưởng ứng nhiệt tình C. Không hợp tác, muốn đi nơi khác
B. Tức giận, không muốn nghe D. Bối rối, do dự, chưa chắc chắn
* Trả lời các câu hỏi 8,9,10 vào giấy làm bài:
Câu 8 (1,0 đ): Theo em, trong câu chuyện, vì sao anh Ba nhiều lần im lặng rồi thận trọng,
dặt trước khi đưa ra lời tâm sự, đề nghị với anh Tư Lê ?
Câu 9 (1,0đ): Nêu một điều em m đắc nhất từ nhân vật anh Ba trong đoạn trích và cho biết
vì sao em tâm đắc với điều ấy ?
Câu 10 (0,5đ): Đọc đoạn trích từ thực tế, theo em sao anh Ba lại lựa chọn sang Pháp
các nước văn minh khác để tìm đường cứu nước ?
II/ VIẾT (4.0 điểm): Viết bài văn phân tích bài thơ sau:
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
(Nguyễn Khuyến)
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi .
Cải chửa ra cây, mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1979)
-----------------Hết--------------------