Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Cổ Bi
lượt xem 2
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Cổ Bi’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Cổ Bi
- PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS CỔ BI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian: 90 phút Các mức độ cần đánh Tổng số giá Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết xuất Cảm thụ vẻ đẹp Hiểu ý nghĩa Chuấn xứ, hoàn cảnh hình ảnh người nhan đề, chi tiết 1.Văn KTKN sáng tác văn lính hình ảnh bản bản Số câu 1 2 1 4 Điểm 1,5 2,0 3,0 6,5 Chuấn Nhận biết: Từ, 2.Tiếng KTKN biện pháp tu từ Việt Số câu 1 1 Điểm 1,0 1,0 Chuấn Phương thức Đoạn nghị luận KTKN biểu đạt xã hội 3.TLV 2 Số câu 1 1 Điểm 0,5 2,0 2,5 Số câu 3 2 1 1 7 Điểm 3 2,0 2,0 3 10 Tổng số Tỉ lệ 100% 30% 20% 20% 30% %
- PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS CỔ BI Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Năm học 2021 – 2022 Thời gian: 90 phút Phần I (6.5 điểm) Nhà thơ Phạm Tiến Duật trong một bài thơ có viết về người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa như sau: “ Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già” Cũng trong bài thơ này những người lính lái xe lại hiện lên ở một nét khác: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” Câu 1:(1,5 điểm) Những câu trên trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm này sáng tác năm nào? Trình bày hiểu biết của em về nhan đề tác phẩm? Câu 2:(1,0 điểm) Trong câu thơ Võng mắc chông chênh đường xe chạy xét cấu tạo từ chông chênh thuộc loại từ gì? Cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy? Câu 3:(3,0 điểm)Dựa vào khổ thơ trên hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 để làm rõ tình đồng chí đồng đội và phong thái ung dung, tinh thần lạc quan phơi phới của những người lính lái xe Trường Sơn. Trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và câu ghép.( Gạch chân vào phần dẫn trực tiếp, câu ghép). Câu 4:(1,0 điểm)Ở một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn THCS, tác giả cũng dùng từ “chông chênh”, em hãy cho biêt đó là tác phẩm nào? Của ai? Chép chính xác câu thơ có chứa từ trên? Phần II (3.5 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính của cậu là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ.
- Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài. Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo: - Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ? - Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu. Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên không bổ dụng…”. (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, năm 2019) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ? Câu 2: (1điểm)Dựa vào đoạn trích, em thấy nhờ đâu Nguyễn Hiền thi đỗ Trạng nguyên? Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện của vị Trạng nguyên nhỏ tuổi ấy? Câu 3: (2 điểm)Từ phần trích trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Niềm tin vào bản thânsẽ có sức mạnh góp phần làm nên thành công của mỗi người. ....................................... HẾT........................................ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS CỔ BI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Năm học: 2021- 2022 Phần I: 6,5 điểm
- Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Nêu đúng tên tác phẩm 0,25 đ (1,5 điểm) - Năm sáng tác: 1969. 0,25 đ - Trình bày được nét độc đáo của nhan đề bài thơ. 1đ
- Câu 2 -Từ láy: chông chênh giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. 0,25 đ (1 điểm) -Tác dụng của biện pháp này: 0,75 đ + Gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi. + Trong hoàn cảnh bài thơ thì từ láy này còn gợi sự nguy hiểm. + Trong hoàn cảnh bài thơ thì từ láy này còn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính. Câu 3 -Về hình thức (1 điểm) (3 điểm) + Viết đúng đoạn văn quy nạp có độ dài từ 10 – 12 câu. 0,5 đ + Có sử dụng đúng 1 câu có lời dẫn trực tiếp, 1 câu ghép. 0,5 đ - Về nội dung (2 điểm) Học sinh làm rõ những ý sau: Học sinh bám sát các ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng và lí lẽ để làm sáng tỏ tình đồng chí đồng đội và tinh thần lạc quan phơi phới của những người lính lái xe Trường Sơn: 1,0 đ + Câu thơ 1,2: Tái hiện không khí sinh hoạt nghỉ ngơi chứa chan tình yêu thương của những người lính lái xe. 1,0 đ + Câu thơ 3,4: Sự chia sẻ của người lính trong những phút dừng chân vui vẻ, thoải mái và tinh thần lạc quan chứa chan hy vọng của họ. *Lưu ý: Đoạn văn quá dài ( quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn trừ 0,5 điểm.
- Câu 4 - Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” – tác giả: Hồ Chí Minh 0,5 đ (1 điểm) -Chép chính xác câu thơ: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” 0,5 đ Phần II: 3,5 điểm
- Câu 1 - Xác định phương thức biểu đạt chính: tự sự 0.5đ (0.5 điểm) Câu 2 - HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau, nhưng hướng đến 0.5đ (1 điểm) các ý: + Vì cậu bé thông minh và ham học, sáng tạo. + Cậu tự tin vào bản thân và dám thử sức mình trong kì thi. - HS nêu được bài học hợp lí rút ra được cho bản thân qua câu 0.5đ chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi Nguyễn Hiền. (VD: có ý thức ham học hỏi, biết khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập, có sự tự tin ở chính bản thân mình...)
- Câu 3 *Hình thức: Đoạn văn nghị luận xã hội, mạch lạc, không mắc 0.5đ (2.0 điểm) lỗi diễn đạt, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. Trình bày sạch đẹp. Độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi . 1,5 đ * Nội dung: Đoạn văn thể hiện một số nội dung: - Giải thích: + Niềm tin là gì? + Vấn đề nêu ra: niềm tin vào bản thân sẽ có sức mạnh góp phần làm nên thành công của mỗi người. - Bàn luận: - Bàn luận xác đáng về vấn đề cần nghị luận; lưu ý niềm tin vào điều tích cực, có cơ sở rõ ràng… - Bài học, liên hệ: - Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động. Lưu ý: - Khuyến khích bài viết có sáng tạo nhưng lí giải hợp lí thuyết phục. - Không cho điểm đoạn văn có suy nghĩ lệch lạc tiêu cực, hoặc viết hoàn toàn lạc đề. - Đoạn văn quá dài, quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0.5 điểm. 10 đ Tổng phần I + II PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS CỔ BI Môn: Ngữ văn – Lớp 9
- Năm học 2021 – 2022 Thời gian: 90 phút PHẦN I ( 6,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.” Câu 1:(1,5 điểm) Hãy cho biết những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Do ai sáng tác? Trình bày hiểu biết của em về nhan đề tác phẩm? Câu 2:(1điểm)Câu thơ thứ 3 trong khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ này? Câu 3:(3điểm)Dựa vào những câu thơ trên, viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận tổng phân hợp để làm rõ hình ảnh độc đáo về những chiếc xe không kính và hình ảnh những người lính lái xe.Trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và câu ghép.( Gạch chân vào phần dẫn trực tiếp, câu ghép). Câu 4: (1điểm)Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ tới một bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về tình đồng chí, đồng đội của người lính? Cho biết tên tác giả. Chép lại câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính cách mạng trong bài thơ đó. PHẦN II ( 3,5 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.(…) Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)
- Câu 1: (0,5 điểm)Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì? Câu 2:(1,0 điểm)Theo em, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu như thế nào? Câu 3:(2,0 điểm)Từ nội dung đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) để làm sáng tỏ ý kiến “ Thất bại chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.” ....................................... HẾT........................................ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM
- TRƯỜNG THCS CỔ BI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Năm học: 2021- 2022 Phần I: 6,5 điểm Câu Nội dung Điểm
- Câu 1 - Nêu đúng tên tác phẩm 0,25 đ (1,5 điểm) - Nêu đúng tên tác giả. 0,25 đ - Trình bày được nét độc đáo của nhan đề bài thơ. 1đ Câu 2 - Biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ 0,25 đ (1 điểm) -Tác dụng của biện pháp này: 0,75 đ + Nhấn mạnh và nêu bật lên phong thái đĩnh đạc, hiên ngang chẳng sợ khó khăn của những người lính lái chiếc xe không kính. Dẫu trong hoàn cảnh hiểm nguy, gian khó đầy ác liệt của chiến trường thì họ vẫn hiên ngang lái xe băng qua mưa bom , bão đạn không sợ sệt hay nản chí.
- Câu 3 -Về hình thức (1 điểm) (3 điểm) + Viết đúng đoạn văn TPH có độ dài từ 12 câu. 0,5 đ + Có sử dụng đúng 1 câu có lời dẫn trực tiếp, 1 câu ghép. 0,5 đ - Về nội dung (2 điểm) Học sinh làm rõ những ý sau: Học sinh bám sát các ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng và lí lẽ để làm sáng tỏ hình ảnh độc đáo về chiếc xe không kính và hình ảnh người lính lái xe + Câu thơ 1,2: Hình ảnh chiếc xe độc đáo 1,0 đ + Câu thơ 3,4: Hình ảnh người lính lái xe điều khiển những 1,0 đ chiếc xe không kính kì lạ trong tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin. *Lưu ý: Đoạn văn quá dài ( quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn trừ 0,5 điểm. Câu 4 - Bài thơ “Đồng chí” – tác giả: Chính Hữu. 0,5 đ (1 điểm) -Chép chính xác 1 câu thơ trong bài. 0,5 đ
- Phần II: 3,5 điểm Câu 1 - Xác định phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5 đ (0.5 điểm)
- Câu 2 - “Suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn 1đ (1 điểm) trích được hiểu là: Thất bại không phải là bước cản mà là động lực để đi tới thành công. Câu 3 *Hình thức: Đoạn văn nghị luận xã hội, mạch lạc, không 0.5 đ (2.0 điểm) mắc lỗi diễn đạt, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. Trình bày sạch đẹp. Độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi . * Nội dung: Đoạn văn thể hiện một số nội dung: 1,5 đ - Giải thích: + Thất bại là gì? + Vấn đề nêu ra: cần chấp nhận sự thất bại để vươn lên trong cuộc sống. - Bàn luận: Bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống. - Bài học, liên hệ: - Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động. Lưu ý: - Khuyến khích bài viết có sáng tạo nhưng lí giải hợp lí thuyết phục. - Không cho điểm đoạn văn có suy nghĩ lệch lạc tiêu cực, hoặc viết hoàn toàn lạc đề. - Đoạn văn quá dài, quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0.5 điểm
- 10 đ Tổng phần I + II
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 186 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 28 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 40 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
7 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 26 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
5 p | 11 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
13 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn