intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN SINH HỌC 10 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 102 PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 Điểm) Câu 1: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Zn. B. Fe. C. I. D. O. Câu 2: Đối tượng nào sau đây chưa có cấu tạo từ tế bào? A. Virut. B. Cáo. C. Lúa. D. Vi khuẩn. Câu 3: Hãy cho biết hóa chất nào dùng để nhận biết lipid? A. NaOH 10%. B. Thuốc thử Lugol. C. CuSO4 1%. D. Ethanol 90%. Câu 4: Trật tự nào sau đây đúng khi nói về trình tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học? A. Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học →Quan sát và đặt câu hỏi → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu. B. Quan sát và đặt câu hỏi → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu →Hình thành giả thuyết khoa học. C. Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu. D. Hình thành giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu. Câu 5: Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào ? A. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống. B. Được cấu tạo từ các mô. C. Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và bào quan. D. Là đơn vị chức năng của tế bào sống. Câu 6: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về ứng dụng của Sinh học trong lĩnh vực y học và dược học? (1) Tạo ra các loại vaccine. (2) Tạo ra được giống vật nuôi kháng bệnh. (3) Công nghệ ghép tạng. (4) Chế phẩm bảo vệ môi trường. (5) Tạo ra nhiều loại thuốc mới. (6) Kĩ thuật tế bào gốc. A. (3), (4), (5), (6). B. (2), (3), (4), (6). C. (1), (3), (5), (6). D. (1), (2), (3), (4). Câu 7: Loại carbohydrate nào sau đây được gọi là đường khử? A. Sucrose. B. Disaccharide. C. Monosaccharide. D. Polysaccharide. Câu 8: Vai trò của lipid là A. dự trữ năng lượng. B. xúc tác phản ứng. C. chứa thông tin di truyền. D. vận chuyển các chất. Câu 9: Hãy cho biết mẫu vật nào dùng để thực hiện thí nghiệm nhận biết protein trong tế bào? A. Trứng gà. B. Hạt lạc. C. Khoai tây, gạo. D. Củ cải đường, nho. Câu 10: Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ là A. O. B. Fe. C. K. D. C. Trang 1/2 - Mã đề 102
  2. Câu 11: Đơn phân của protein là A. fructose. B. nucleotide. C. glycerol. D. amino acid. Câu 12: Ngành nghề nào sau đây thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe? A. Ngành giáo viên. B. Ngành dược học. C. Ngành lâm nghiệp đô thị. D. Ngành chăn nuôi. Câu 13: Nucleotide không có thành phần nào sau đây? A. Gốc phosphate. B. Nhóm carboxyl. C. Nitrogenous base. D. Đường pentose. Câu 14: Phân tử nào sau đây là phân tử sinh học? A. Carbon dioxide. B. Fe. C. DNA. D. Bạc nitrate. Câu 15: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho đặc điểm chung nào của thế giới sống? A. Khả năng tự điều chỉnh. B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. C. Hệ thống mở. D. Thế giới sống liên tục tiến hóa. Câu 16: Trình tự nào sau đây đúng khi nói về các cấp tổ chức sống cơ bản từ thấp đến cao? A. Tế bào → cá thể → hệ sinh thái − sinh quyển → quần thể → quần xã. B. Tế bào → cá thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái − sinh quyển. C. Tế bào → cá thể → quần xã → quần thể → hệ sinh thái − sinh quyển. D. Tế bào → cá thể → quần thể → hệ sinh thái − sinh quyển → quần xã. PHẦN TỰ LUẬN (6 Điểm) Câu 1. ( 2,0 điểm) Có 3 mẫu vật gồm lát biểu mô ở động vật, một giọt nước ao, một giọt máu người. Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học thu được kết quả như hình: Hình kết quả quan sát tiêu bản (Nguồn internet) Khi thảo luận về kết quả quan sát, bạn H cho rằng hình a là tiêu bản mẫu vật một giọt máu người; hình b là tiêu bản mẫu vật một giọt nước ao. a. Ý kiến của bạn H là đúng hay sai? Giải thích? b. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Câu 2. (3,0 điểm). a.Trình bày vai trò sinh học của nước trong tế bào b, Kể tên một bệnh do thiếu nguyên tố vi lượng ở sinh vật và nêu cách phòng những bệnh đó. Câu 3 (1,0 điểm): Một phân tử DNA mạch kép có tổng số nu là 5000. Biết số nu loại C chiếm 20%. a.Tính số lượng từng loại nu của phân tử DNA. b.Tính chiều dài và số liên kết hidrogen của phân tử DNA. ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0