intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 28 câu) (Đề có 3 trang) Họ và tên : ................................................lớp......... Số báo danh : ................... Mã đề 004 Câu 1: Chức năng của phân tử RNA m là gì? A. Thành phần cấu tạo nên ribosome dùng tổng hợp protein. B. Mang, bảo quản và truyền thông tin di truyền. C. Truyền thông tin di truyền đến ribosome để tổng hợp protein. D. Vận chuyển amino acid đến ribosome tổng hợp protein Câu 2: Loại liên kết gì nối liền hai phân tử nước với nhau ? A. Hiđrogen. B. Cộng hóa trị. C. Liên kết 3. D. Peptid. Câu 3: Prôtêin có đơn phân là gì? A. Amino acid. B. Nucleotid. C. Acid béo. D. Glucose. Câu 4: Nhóm nào gồm những nguyên tố vi lượng của tế bào ? A. Fe, Cu, Bo, S, P. B. I, Mo, Bo, Fe, Cu. C. Ca, H, Na, S, Cu. D. K, Na, Cl, Mg. Câu 5: Trong phân tử DNA, loại liên kết nào rất linh hoạt giúp DNA thực hiện chức năng di truyền ? A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết hyđrogen. C. Liên kết photphođiester. D. Liên kết nối các nucleotid với nhau. Câu 6: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc mở. Câu 7: Thành tựu nào sau đây thuộc lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp? A. Tạo các sản phẩm sữa chua đa dạng về hương vị, màu sắc. B. Tạo các giống cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt. C. Cấy truyền phôi giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn sinh được con. D. Sản xuất ống hút từ các loại nguyên liệu tre, cỏ cói, thân lúa để giảm chất polimer. Câu 8: Bệnh bướu cổ ở người do thiếu nguyên tố chính nào? A. Ca . B. I. C. Cu. D. Mo Câu 9: Chất hữu cơ nào có đặc tính kị nước ? A. Glucose. B. Lipid. C. Carbohydrat. D. Prôtein. Câu 10: Fructose là loại hợp chất gì : A. Đường đôi. B. Mỡ. C. Lipid. D. Đường đơn. Câu 11: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là: A. Oxygen. B. Nitơ. C. Hydrogen. D. Cacbon. Câu 12: Loại RNA nào được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin ? Trang 1/3 - Mã đề 004
  2. A. tRNA. B. rRNA. C. tRN và rRNA. D. mRNA Câu 13: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương thuộc cấp tổ chức sống nào? A. Quần xã sinh vật . B. Quần thể sinh vật. C. Cá thể sinh vật. D. Cá thể và quần thể. Câu 14: Cấp độ nào cấu tạo nên mọi tổ chức sống cơ bản ? A. Mô. B. Các bào quan. C. Cơ quan. D. Tế bào. Câu 15: Prôtêin bị mất chức năng sinh học khi nào? A. Cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị phá vỡ. B. Cấu trúc bậc 1 bị xoắn hoặc gấp nếp. C. . Prôtêin được thêm vào một amino acid. D. Prôtêin bị mất một amino acid. Câu 16: Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ đâu ? A. Sinh vật luôn có cơ chế phát sinh các biến dị di truyền. B. Điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc, giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường khác nhau. C. Được kế thừa thông tin di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu. D. Sự truyền thông tin trên DNA từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 17: Các phân tử RNA được tổng hợp nhờ quá trình nào? A. Phiên mã. B. Tự sao. C. Dịch mã. Câu 18: Đơn phân của DNA tên là gì? A. Base . B. Acid béo. C. Nuclêôtid. D. Amino acid Câu 19: Ăn nhiều dầu, mỡ sẽ dễ mắc bệnh nào sau đây? (1) Mỡ máu. (2) Xơ vữa động mạch. (3) Gan nhiễm mỡ. (4) Tiểu đường. (5) Xơ gan. A. 1,2,3. B. 2,4,5. C. 1,3,5. D. 1, 2. Câu 20: 1nhóm photphate , 1 phân tử glyxerol và 2 phân tử acid béo là thành phần cấu tạo của hợp chất nào? A. Cacbohiđrat. B. Steroid. C. Photpholipid. D. Vitamin. Câu 21: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính lúp. B. Kính hiển vi. C. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. D. Kính có độ. Câu 22: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về học thuyết tế bào? A. Tế bào được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước. B. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào C. Mọi tế bào đều có cấu trúc gồm màng sinh chất, tế bào chất và nhân. D. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Câu 23: Carbohyđrat gồm các nhóm chính nào? A. Đường đơn, đường đa. B. Đường đơn, đường đôi. C. Đường đôi, đường đơn, đường đa. D. Đường đôi, đường đa. Câu 24: Đường đơn có 6 cacbon là loại nào ? A. Lactose. B. Chitin. C. Cellulose. D. Glucose. Câu 25: Những phân tử sinh học nào chỉ được cấu tạo từ nguyên tố đa lượng ? 1. Lipid. 2. Protein. 3. Vitamin. 4. Glucose . 5. Tinh bột. Trang 2/3 - Mã đề 004
  3. A. 1,2,3,4 B. 1,2,3,5 C. 1,2,4,5 D. 2,3,4,5 Câu 26: RNA là một đại phân tử sinh học cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại nào? A. Ribonucleotid ( A,T,G, C ). B. Ribonucleotid (A,U,G, C). C. Nucleotid ( A,T,G, C ). D. Nucleotid ( A, U, G, C). Câu 27: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là: 1- Cơ thể. 2- tế bào . 3- quần thể. 4- quần xã . 5- hệ sinh thái. Chọn cách sắp xếp các cấp tổ chức thể hiện đúng mối quan hệ giữa chúng? A. 5 → 4 → 3 → 2 → 1. B. 2 → 3 → 4 → 5 → 1. C. 1 → 2 → 3 → 4 → 5. D. 2 → 1 → 3 → 4 → 5. Câu 28: Thông tin nào sau đây là đối tượng nghiên cứu của sinh học ? 1. Chiếc bàn học sinh. 2. Cây bút chì. 3. Cây cà chua đang trổ hoa. 4. Cây hồng vừa hé nụ. 5. Quyển sách sinh học mới. A. 3,4. B. 4,5. C. 1,2,4,5. D. 2,3,5. B. Tự luận: (3 điểm) Câu 1. ( 1 điểm ) Em hãy cho biết quy trình kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu ảnh hưởng của phân kali đến khả năng chống ngã của cây lúa. Câu 2. (1 điểm) Vì sao nói tổ chức sống cơ thể người là hệ thống mở, tự điều chỉnh? Câu 3: ( 1 điểm) Một đoạn phân tử DNA có 2400 nucleotit, trong đó có nucleotit loại T = 35%. Hãy tính : a. Số nu loại G, C, A của đoạn DNA trên. b. Số liên kết phốtphođieste nối các nu có trong đoạn DNA trên. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 004
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2