intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN Môn: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề: 139 (28 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:................................................ ..................................... Lớp: ............. I. TRẮC NGHIỆM (7đ) Câu 1: Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là A. cá thể sinh vật. B. quần xã và hệ sinh thái. C. cá thể và quần thể. D. quần thể sinh vật. Câu 2: Nội dung nào sau đây không thuộc học thuyết tế bào? A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. B. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống. C. Tất cả các tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó. D. Tất cả các tế bào đều có hình thái giống nhau. Câu 3: Khái niệm phương pháp tin sinh học? A. Là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng. B. Là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng tính toán và ghi chép, giúp lưu trữ giữ gìn những cơ sở dữ liệu sinh học. C. Là ghi chép và thống kê các thông tin sinh học giúp xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng. D. Là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu nhưng không cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng. Câu 4: Chức năng của RNA vận chuyển là A. vận chuyển các nguyên liệu để tổng hợp các bào quan. B. chuyên chở các chất bài tiết của tế bào. C. vận chuyển amino acid đến ribosome. D. lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 5: Điểm chung giữa các phân tử sinh học là A. đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. B. đều có thành phần hóa học chủ yếu là carbon và hydrogen. C. đều có hàm lượng giống nhau ở trong tế bào. D. đều có cùng số nguyên tử carbon ở trong cấu trúc. Câu 6: Đường đôi sucrose được cấu tạo từ hai phân tử đường đơn nào sau đây? A. Glucose và galactose. B. Galactose và fructose. C. Glucose. D. Glucose và fructose. Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện phương pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm? A. Phải luôn đeo khẩu trang, kính bảo vệ mắt và mặt nạ phòng độc trước khi tiến hành bất cứ hoạt động nào trong phòng thí nghiệm. B. Khi làm việc với dung dịch hóa chất không được đeo găng tay để tránh tình trạng trơn trượt làm đổ vỡ hóa chất. Trang 1/4 - Mã đề thi 139
  2. C. Khi làm việc với những nơi có hóa chất độc hại không được thực hiện ở nơi có tủ hút khí độc hoặc ở nơi thoáng khí. D. Trước khi sử dụng cần phải nắm được quy tắc vận hành máy móc, thiết bị và ghi lại nhật kí làm việc và tình trạng hoạt động máy móc. Câu 8: Khi so sánh carbohydrate và lipid, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lipid không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân còn carbohydrate được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. B. Các dạng lipid đều không tan trong nước, các dạng carbohydrate đều tan trong nước. C. Lipid dự trữ nhiều năng lượng hơn so với carbohydrate. D. Tế bào có thể sử dụng cả hai nhóm chất này để khai thác năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của tế bào. Câu 9: Cho các nhận định sau: (1) Tinh bột, glycogen, sucrose, cellulose đều là các phân tử đường đa. (2) Glycogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm. (3) Carbohydrate có công thức cấu tạo chung là Cn(H2O)m. Đường đôi còn được gọi là đường vận chuyển. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 10: Gieo 2 lô hạt đậu xanh. Lô 1 để hoàn toàn trong tối, lô 2 để ngoài trời. Sau 15 ngày đem 2 lô ra đối chứng là bước nào của tiến trình nghiên cứu? A. Hình thành giả thuyết khoa học. B. Làm báo cáo kết quả. C. Kiểm tra giải thuyết. D. Quan sát và đặt câu hỏi. Câu 11: Khi nói về đặc điểm, vai trò của nước, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? (1) Nước là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào. (2) Nước là nguyên liệu, môi trường cho các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào. (3) Nước góp phần điều hòa nhiệt độ cho tế bào và cơ thể nhờ nước có nhiệt bay hơi thấp. (4) Nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết cộng hoá trị. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 12: Để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm của hạt ta có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? A. Phương pháp giải phẫu. B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. C. Phương pháp thực nghiệm khoa học. D. Phương pháp quan sát. Câu 13: Khi nói về cấu trúc của protein, phát biểu nào sau đây sai? A. Mọi phân tử protein đều có cấu trúc không gian 4 bậc. B. Mỗi protein được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polypeptid.D. Đường và lipid có thể chuyển hóa cho nhau. C. Cấu trúc không gian được duy trì bằng các liên kết yếu. D. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các amino acid. Câu 14: Khi nói về carbohydrate, phát biểu nào sau đây sai? A. Glucose được tổng hợp từ lá cây, sau đó liên kết với nhau thành đường đôi sucrose rồi vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây. Trang 2/4 - Mã đề thi 139
  3. B. Mặc dù carbohydrate có vai trò quan trọng trong tế bào và cơ thể, nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều có thể dẫn đến mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. C. Chúng ta nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau vì cellulose được tiêu hóa thành nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón. D. Chitin được cấu tạo từ các đơn phân là glucosamine hoặc galactosamine, là thành phần cấu tạo bộ xương ngoài của nhiều loài như giáp xác, côn trùng và thành tế bào của nhiều loài nấm. Câu 15: Ở người khi thiếu nguyên tố nào dưới đây có thể dẫn đến bị thiếu máu? A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Ca. Câu 16: Khi nói về đặc điểm, chức năng của carbon trong tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Carbon tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất. B. Carbon có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính trong tế bào. C. Carbon có khả năng hình thành 4 liên kết cộng hóa trị với các carbon hoặc nguyên tử khác. D. Carbon có 5 electron tự do ở lớp ngoài cùng. Câu 17: Một đoạn phân tử DNA ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotide trên mạch mang mã gốc là: 3'...XTAAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nucleotide trên mạch bổ sung của đoạn DNA này là A. 3'...GATTTGTTAXXXXT...5'. B. 5'...XTGGXXAATGGGGA...3'. C. 5'...GATTTGTTAXXXXT...3'. D. 5'...GTAAAGTTAXXGGT...3'. Câu 18: Đơn phân của protein là: A. nucleotide. B. amino acid. C. glucose. D. acid béo. Câu 19: Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể tiến hành phân giải glycogen dự trữ đưa lượng đường về mức ổn định. Đây là ví dụ về cơ chế nào của sinh vật? A. Cơ chế tự điều chỉnh. B. Cơ chế duy trì sự sống. C. Cơ chế mở. D. Cơ chế thích nghi. Câu 20: Chức năng chủ yếu của carbohydrate là A. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia cấu tạo NST. B. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia xây dựng cấu trúc tế bào. C. kết hợp với protein vận chuyển các chất qua màng tế bào. D. tham gia xây dựng cấu trúc nhân tế bào. Câu 21: Khi sử dụng quá nhiều đường, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh phải bệnh nào dưới đây? A. Viêm não Nhật Bản. B. Gout. C. Phù chân voi. D. Béo phì. Câu 22: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng? A. Mo, Ca, Zn, Na. B. Ca, Na, K, S. C. Mn, Zn, Cu, Mg. D. Fe, Ca, Cu, Mo. Câu 23: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì: A. thường xuyên trao đổi chất với môi trường. B. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. C. có khả năng thích nghi với môi trường. D. phát triển và tiến hoá không ngừng. Câu 24: Khi nói về vai trò của Sinh học trong bảo vệ môi trường thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Trang 3/4 - Mã đề thi 139
  4. (1) Sử dụng các loài thực vật để giảm bớt chất độc trong đất, nước, không khí. (2) Áp dụng công nghệ ủ phân hữu cơ thay thế phân bón hóa học. (3) Lai giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi cao với biến đổi khí hậu. (4) Khai thác triệt để các tính năng của các sản phẩm tái chế từ rác thải sinh học. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 25: Phát triển bền vững là sự phát triển A. chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại. B. nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. C. nhằm thoả mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. D. nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Câu 26: Khi nói về cấu trúc và chức năng của protein, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các amino acid. (2) Mọi phân tử protein đều có cấu trúc không gian 4 bậc. (3) Protein tham gia cấu trúc nên các bào quan, bộ khung tế bào. (4) Protein đóng vai trò điều hòa hoạt động của gene trong tế bào. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 27: Khi nói về các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Nguyên tố vi lượng là nguyên tố mà sinh vật chỉ cần một lượng rất nhỏ. (2) Nguyên tử carbon có thể tạo nên các phân tử có cấu trúc và tính chất hóa học khác nhau từ cùng một số lượng nguyên tử (cùng công thức hóa học). (3) Cơ thể người cần 17 loại nguyên tố hóa học khác nhau, trong khi thực vật cần tới 25 loại nguyên tố khoáng thiết yếu. (4) Nguyên tố đa lượng tham gia cấu tạo nên mọi phân tử sinh học cũng như mọi thành phần hóa học của tế bào. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28: Các cấp độ tổ chức sống sau đây được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là (1) cơ thể (2) tế bào (3) quần thể (4) quần xã (5) hệ sinh thái A. 5 🡪 4 🡪 3 🡪 2 🡪 1. B. 1 🡪 2 🡪 3 🡪 4 🡪 5. C. 2 🡪 1 🡪 3 🡪 4 🡪 5. D. 2 🡪 3 🡪 4 🡪 5 🡪 1. II. TỰ LUẬN (3đ) Câu 1: Phân tích đặc điểm cho thấy cơ thể người là một hệ mở, tự điều chỉnh. (1 điểm) Câu 2: Nêu cấu tạo và cho biết chức năng của các loại lipid. (1 điểm) Câu 3: Cho một đoạn DNA có 3000 nucleotide, trong đó A chiếm 20%. a. Tính chiều dài của phân tử DNA trên? (0,5 điểm) b. Tính số liên kết hidro của phân tử DNA trên? (0,5 điểm) ----------- HẾT ---------- Xem đề và đáp án các môn kiểm tra tập trung trên website của nhà trường (http://phanngochien.edu.vn/) Trang 4/4 - Mã đề thi 139
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0