intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh" để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

  1. SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – LỚP 11 TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề Họ tên:............................................................... Số báo danh:...................................................... Mã đề: 001 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. C©u 1 : Điểm bù ánh sáng là: A. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. B. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp thấp nhất. C. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cao nhất. D. cường độ ánh sáng mà tại đó cây không quang hợp. C©u 2 : Ý nào sau đây không phải là vai trò của nước với thực vật? A. Điều tiết hoạt động sống của cây. B. Điều hòa nhiệt độ cơ thể. C. Dung môi hòa tan các chất. D. Môi trường của các phản ứng. C©u 3 : Sự khác nhau giữa con đường CAM và con đường C4 là: A. về không gian và thời gian. B. về chất nhận CO2. C. về sản phẩm ổn định đầu tiên. D. về bản chất. C©u 4 : Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là A. chuỗi truyền electron. B. đường phân. C. tổng hợp Axetyl - CoA. D. chu trình Crep. C©u 5 : Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua A. miền sinh trưởng. B. miền chóp rễ. C. miền lông hút. D. miền trưởng thành. C©u 6 : Thực vật C3 được phân bố chủ yếu A. ở vùng ôn đới và sa mạc . B. ở vùng sa mạc. C. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. D. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới. C©u 7 : Thực vật thuộc nhóm C3 gồm: A. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu,.. B. Lúa, khoai, sắn, đậu,.… C. Xương rồng, thuốc bỏng, thanh long… D. Lúa, ngô, khoai, sắn… C©u 8 : Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả, cần phải làm cho hô hấp A. không còn hoạt động được. B. vẫn hoạt động bình thường. C. giảm đến mức tối thiểu. D. tăng đến mức tối đa. C©u 9 : Để tưới nước hợp lí cho cây trồng, cần dựa vào bao nhiêu đặc điểm sau đây? I. Đặc điểm của loài cây II. Đặc điểm của đất III. Đặc điểm của thời tiết IV. Đặc điểm pha sinh trưởng và phát triển của cây A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. C©u 10 : Hô hấp hiếu khí ở thực vật gồm 3 giai đoạn, trong đó chuỗi truyền electron tạo ra A. 36 - 38 ATP. B. 26 - 28 ATP. C. 30 - 32 ATP. D. 32 - 34 ATP. C©u 11 : Sản phẩm của pha tối gồm: A. ATP, NADPH VÀ O2. B. ATP, NADPH VÀ CO2. C. ATP, NADPH. D. ADP +Pi, đường, NADP+. C©u 12 : Có bao nhiêu hiện tượng sau đây chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động? I. Hiện tượng rỉ nhựa. II. Hiện tượng ứ giọt. III. Hiện tượng thoát hơi nước. IV. Hiện tượng đóng mở khí khổng. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. C©u 13 : Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu: Trang 1/001
  2. A. amit và hooc môn. B. axitamin và vitamin. C. nước và các ion khoáng, và một số chất hoà D. xitôkimin và ancaloit. tan khác. C©u 14 : Cây hấp thu nitrogen ở dạng nào? A. N2. B. NH3. C. NO3-. D. NO2-. C©u 15 : Trong các hiện tượng sau đây, có bao nhiêu hiện tượng dẫn đến sự mất cân bằng nước trong cây? I. Cây thoát nước quá nhiều II. Rễ cây hút nước quá ít. III. Cây hút nước ít hơn thoát nước IV. Cây hút nước nhiều hơn thoát nước A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 C©u 16 : Động lực của dòng mạch rây là A. lực đẩy của rễ (áp suất rễ). B. lực kéo của lá (thoát hơi nước ở lá). C. chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (thân, củ, quả,…). D. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau. C©u 17 : Chu trình Crep diễn ra trong A. lục lạp. B. chất nền của ti thể. C. tế bào chất. D. nhân. C©u 18 : Tự dưỡng là hình thức A. tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. B. tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ. C. tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ và vô cơ. D. tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ có sẵn. C©u 19 : Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây? A. Làm tăng khí O2. B. Tiêu hao chất hữu cơ. C. Làm giảm nhiệt độ. D. Làm giảm độ ẩm. C©u 20 : Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở A. màng ngoài. B. Tilacôit. C. màng trong. D. chất nền (strôma). C©u 21 : Cơ quan thực hiện quá trình quang hợp chủ yếu là A. lá. B. lục lạp. C. diệp lục. D. ty thể. C©u 22 : Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì: A. hạt khô không còn hoạt động hô hấp. B. hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh. C. hạt khô sinh vật gây hại không xâm nhập được. D. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản. C©u 23 : Sinh vật nào sau đây là sinh vật dị dưỡng? A. Lúa. B. Cá. C. Ngô. D. Vi khuẩn lam. C©u 24 : Dấu hiệu không phải của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng A. sinh sản tạo ra cơ thể mới. B. thu nhận các chất từ môi trường. C. biến đổi các chất. D. tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng. C©u 25 : Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò: A. Tham gia cấu trúc nên tế bào B. Quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào C. Thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt D. Hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất C©u 26 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp thực vật ? A. Nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp. B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các hoạt động của các enzim hô hấp. C. Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước. D. Nồng độ 02 ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp. C©u 27 : Có mấy ý đúng khi nói ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật? 1- Các cây nhiệt đới bắt đầu quang hợp ở nhiệt độ 5-7 0C. 2- Nhiệt độ tối ưu thay đổi theo từng loài thực vật. 3- Các cây vùng nhiệt đới quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ tối ưu khoảng 8-150C. Trang 2/001
  3. 4- Thực vật C3 có nhiệt độ tối ưu cho quang hợp cao hơn thực vật. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. C©u 28 : Khi tế bào khí khổng no nước thì A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra. B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra. C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra. D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra. II. PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1(1 điểm) a. Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh? b. Người ta thường khuyên rằng: "Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó? Câu 2( 1 điểm). Dưới đây là 3 loài cây với một số đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh lí như sau: Loài cây Đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí I.Cây xương rồng 1.Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban đêm 2. Thực vật C3 II . Cây ngô 3. Thực vật C4 4. Thực vật CAM III. Cây sắn 5. Có 2 loại lục lạp 6. Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban ngày 7. Xẩy ra hô hấp sáng làm tiêu giảm 30 - 50% sản phẩm quang hợp 8. Điều kiện sống khô hạn 9.Chất nhận CO2 đầu tiên Ribulose 1-5-bisphosphate 10. Sản phẩm ổn định đầu tiên 3 PGA (3 phosphoglycerate) - Dựa vào bảng trên, cây xương rồng có các đặc điểm là:……………… - Dựa vào bảng trên, cây ngô có các đặc điểm là:……………… - Dựa vào bảng trên, cây sắn có các đặc điểm là:……………… Câu 3 (1 điểm) Hình bên biểu diễn quá trình thoát hơi nước của cây sống trong điều kiện khô hạn. Trong các đường cong A, B, C, D, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí khổng? Giải thich. ……….Hết……… Thí sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm. Trang 3/001
  4. SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: SINH HỌC 11 PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (7 điểm)- mỗi câu 0,25đ Câu Đề 001 Đề 002 Đề 003 Đề 004 1 A D D B 2 A A A B 3 A B C D 4 B D D A 5 C A C D 6 D B A B 7 B D B A 8 C D A C 9 D A A B 10 B A C B 11 D A B C 12 C C D A 13 C C C D 14 C B C B 15 D B D A 16 C B A D 17 B D D D 18 A C C C 19 B A C A 20 D C B C 21 A B B A 22 B B B D 23 B D A C 24 A C D D 25 D C B B 26 C C B C 27 A D D A 28 D A A C
  5. PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm) MÃ ĐỀ 001, 003 Câu Nội dung Điểm a. Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây (0,5) + Từ những cơn giông: N2 + O2 ->2 N0 ( tia lửa điện) + Từ xác của động vật, thực vật: RNH2 -> NH3 -> NO3- 0,25 + Từ sự cố định của vi sinh vật: N2 + 3H2 -> 2NH3 0,25 Câu 1 + Từ sự cung cấp của con người: muối NO3-, NH4+ b. Giải thích (0,5đ) + Khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion NO3- 0,25 + Mới tưới đạm cây hút NO3- chưa kịp biến đổi thành NH4+ --> người ăn vào NO-3 bị biến đổi thành NO2- gây ung thư 0,25 Câu 2 10 ý, mỗi ý 0,1 điểm (đúng 9 ý trở lên cho điểm tối đa) 1đ - Cây xương rồng : 1;4;8 - Cây ngô: 3;5;6 - Cây sắn: 2;6;7;9;10 Câu 3 - Đường cong D mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin 0,25 đ - Đường cong C mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí - Giải thích: + Sự thoát hơi nước qua lỗ khí phụ thuộc vào hoạt động đóng mở lỗ khí. Buổi 0,25 đ trưa nắng gắt, nhiệt độ cao, tế bào lỗ khí mất nước nhiều nên đóng lại để hạn chế sự mất nước của cây nên cường độ thoát hơi nước giảm --> đường C + Sự thoát hơi nước qua tầng cutin ít hơn so với qua lỗ khí, hoàn toàn phụ 0,25 đ thuộc vào nhiệt độ. Vào buổi trưa, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, cường độ thoát hơi nước là mạnh nhất --> đường D. + Đường A và B cao hơn đường C nên không phải đường thoát hơi nước qua 0,25 đ cutin.
  6. PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm) MÃ ĐỀ 002, 004 Câu Nội dung Điểm a. Điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước: (0,5) Con đường qua cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh 0,25 Con đường qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng 0,25 mở khí khổng b. Giải thích (0,5đ) - Cây vẫn có khả năng quang hợp do vẫn có diệp lục nhưng chúng 0,25 Câu 1 không có màu xanh vì diệp lục bị các sắc tố phụ át đi. - Chứng minh: Nhúng lá đó vào nước nóng -> sắc tố phụ tan hết và lá có màu xanh. 0,25 Câu 2 10 ý, mỗi ý 0,1 điểm (đúng 9 ý trở lên cho điểm tối đa) - Cây thuốc bỏng: 1;4;8 1đ - Cây rau dền: 3;5;6 - Cây khoai : 2;6;7;9;10 - Đường cong C là đường cong thích hợp để biểu thị cho các giai đoạn 0,25 hô hấp trong đời sống của cây Câu 3 vì: Giai đoạn hạt đang nẩy mầm và giai đoạn cây ra hoa trái là giai đoạn hô hấp mạnh trong đời sống của cây, do đó tại vị trí này đường cong 0,25 biểu diễn tăng. - Ứng dụng trong bảo quản hạt giống, hoa quả: Quá trình hô hấp mạnh của các sản phẩm như hoa quả, củ hạt, lúc bảo 0,25 quản lại gây tỏa nhiệt mạnh làm tiêu hao nhanh chất hữu cơ, nên làm giảm chất lượng sản phẩm. Do đó, cần làm hạn chế hô hấp bằng cách hạ nhiệt độ, tăng lượng khí 0,25 CO2, khí nitơ, làm giảm độ thông thoáng và độ ẩm... là điều kiện cần thiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0