
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT ÂU CƠ
(Đề gồm có 2 trang)
KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025
Môn: Công nghệ – Lớp 11
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ GỐC
A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm).
Câu 1: Đặc điểm của bệnh dịch tả lợn cổ điển là
A. Cơ chế lây lan chậm.
B. Lây lan bằng nhiều con đường khác nhau.
C. Được xếp vào loại bệnh không nguy hiểm.
D. Cơ chế lây lan chậm và bằng một con đường duy nhất.
Câu 2:EDịch tả lợn cổ điển có mấy thể bệnh?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Thời gian tiêm vaccine phòng bệnh tai xanh ở lợn thịt là
A. 2 tuần tuổi. B. 6 tuần tuổi. C. 2 - 6 tuần tuổi.EEE D. 18 tuần tuổi.
Câu 4: Bệnh dịch tả lợn cổ điển do loại vi khuẩn thuộc họ nào gây ra?
A. Pasteurella multocida. B. Arterivirus.
C. Flaviviridae. D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 5: Cho phát biểu (có 4 ý gạch dưới được đánh số: (1), (2), (3), (4)) như sau:
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm mạn tính ở gia cầm và chim hoang dã, lây lan nhanh ở mọi lứa
tuổi gia cầm. (1) (2) (3) (4)
Ý (gạch dưới) sai trong phát biểu trên là
A. (4). B. (2). C. (3). D. (1).
Câu 6: Kháng sinh dùng để trị bệnh tụ huyết trùng gia cầm là
A. Streptomycin. B. Tiamulin. C. Pasteurella. D. Tylosin. E
Câu 7:EĐâuEkhôngEphải biện pháp điều trị bệnh cúm gia cầm đúng?
A. Dùng thuốc đặc trị bệnh cúm gia cầm để giảm thiểu thiệt hại nhiều nhất có thể.
B. Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
C. Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển
gia cầm từ nơi khác về.
D. Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và
con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để chuồng trại và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.
Câu 8:ECâu nào sau đâyEkhôngEđúng về các biện pháp phòng và trị bệnh tụ huyết trùng gà?
A. Giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ. Đảm bảo chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp.
B. Dùng nhiều loại thuốc đặc trị với liều lượng bằng 2 lần liều điều trị để phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác
sĩ thú y và nhà sản xuất.
C. Áp dụng phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
D. Nên dùng loại thuốc đặc trị khác với loại đã dùng khi phòng bệnh để đảm bảo cho hiệu quả tốt hơn.
Câu 9: Biện pháp nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường nhiều nhất?
A. Không sử dụng sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kĩ.
B. Dùng bảo hộ lao động đầy đủ.
C. Quản lí chất thải đúng cách.
D. Định kì khám sức khoẻ cho người tham gia chăn nuôi.
Câu 10:=Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bệnh lở mồm, long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính.
B. Lây lan chậm và rộng ở các loài động vật guốc chẵn.
C. Bệnh do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra.
D. Triệu chứng của bệnh lở mồm, long móng ở trâu bò: chảy nước mũi, nước bọt; móng bị nứt.
Câu 11:=Mầm bệnh của bệnh tụ huyết trùng trâu bò là do
A. vi khuẩn Gram dương Pasteurella. B. vi khuẩn Gram dương Peptidoglycan.
C. vi khuẩn Gram âm Pasteurella multocida. D. vi khuẩn Gram âm Peptidoglycan.
Câu 12:=Dưới đây là các biện pháp phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò. Ý nàoEkhôngEđúng?
A. Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống.
Trang 1/2 – Mã đề Gốc