TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH
NĂM HỌC: 2024 - 2025
MÃ ĐỀ CN801
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI 8
Thời gian: 45 phút
Ngày kiểm tra: …../03/2025
I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm của em chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Để đo đường kính trong của một kích thước không lớn lắm, cần sử dụng dụng cụ nào?
A. Thước lá. B. Dụng cụ lấy dấu. C. Thước cặp. D. Ê ke.
Câu 2. Ngành nghề nào dưới đây thuộc lĩnh vực cơ khí?
A. Kĩ sư cơ khí. B. Kĩ thuật viên nông nghiệp.
C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện. D. Kĩ sư cơ học.
Câu 3. Đâu không phải là nguyên nhân gây tai nạn điện?
A. Vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp.
B. Thiết bị đồ dùng bị quá tải và gây cháy nổ.
C. Thực hiện nối đất các đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại.
D. Tiếp xúc với vật mang điện.
Câu 4. Khi chọn và lắp êtô cần chú ý điều gì?
A. Vừa tầm vóc người đứng. B. Thấp hơn tầm vóc người đứng.
C. Cao hơn tầm vóc người đứng. D. Lắp ở vị trí nào cũng được.
Câu 5. Thay đổi phụ tùng máy móc đơn giản bị hỏng, mòn là công việc của ngành nghề nào trong
lĩnh vực cơ khí?
A. Kĩ sư cơ khí. B. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị.
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc. D. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tư thế đứng của người cưa?
A. Khối lượng cơ thể tập trung vào 2 chân.
B. Đứng thẳng.
C. Khối lượng cơ thể tập trung vào chân trước.
D. Đứng thật thoải mái.
Câu 7. Khi dũa không cần thực hiện thao tác nào?
A. Kéo dũa về không cần cắt.
B. Đẩy dũa tạo lực cắt.
C. Điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa đựợc thăng bằng.
D. Kéo dũa về tạo lực cắt.
Câu 8. Đục là phương pháp gia công thô được sử dụng khi lượng dư gia công
A. trung bình. B. lớn. C. nhỏ. D. vừa.
Câu 9. Quan sát hình sau và cho biết người trong hình làm ngành nghề nào?
Mã đề: CN801 Trang 3/3
A. Thợ sửa chữa xe có động cơ. B. Kĩ sư cơ khí.
C. Thợ vận hành nhà máy. D. Thợ vận hành máy công cụ.
Câu 10. Dụng cụ dùng để kẹp chặt chi tiết, giúp việc gia công, sửa chữa, lắp ráp các chi tiết cơ khí
được thực hiện một cách dễ dàng là
A. dũa. B. cưa. C. ê tô. D. tua vít.
Câu 11. Dụng cụ nào sau đây không dùng để tháo, lắp và kẹp chặt?
A. Tua vít. B. Cưa. C. Kìm. D. Mỏ lết.
Câu 12. Người lao động trong lĩnh vực cơ khí đòi hỏi có phẩm chất nào?
A. Sáng tạo, có niềm yêu thích với con chữ.
B. Có khả năng thuyết trình tốt.
C. Ưa sạch sẽ, cẩn thận, tỉ mỉ.
D. Kiên trì, yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật.
Câu 13. Dụng cụ nào dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu?
A. Cưa. B. Đục. C. Dũa. D. Búa.
Câu 14. Đâu không phải là ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí?
A. Thợ luyện kim loại. B. Thợ cơ khí.
C. Kĩ thuật viên cơ khí hàng không. D. Kĩ thuật viên máy tự động.
Câu 15. Đâu là nguyên nhân gây tại nạn điện do tiếp xúc với vật mang điện?
A. Sử dụng nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện.
B. Lại gần khu vực mưa bão to làm đứt dây điện và rơi xuống đất.
C. Đến gần đường dây điện cao áp, trạm biến áp.
D. Chạm vào máy giặt có vỏ bằng kim loại dùng lâu ngày hỏng vỏ cách điện.
Câu 16. Đâu không phải dụng cụ đo và kiểm tra?
A. Thước cặp. B. Ê ke. C. Mũi vạch. D. Thước lá.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa?
A. Không sử dụng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ.
B. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn.
C. Kẹp vật cưa đủ chặt.
D. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.
Câu 18. Đâu không phải nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện?
A. Không để đồ vật dễ cháy gần đường dây điện và đồ dùng điện sinh nhiệt.
B. Cắm nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng một ổ cắm.
C. Không sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện bị hở.
D. Khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện và có biển thông báo.
Câu 19. Người thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế sản xuất, lắp ráp, xây dựng,
vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị là đặc điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
A. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí. B. Kĩ sư cơ khí.
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc. D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị.
Câu 20. Để đảm bảo an toàn khi đục ta không nên
A. sử dụng bảo hộ an toàn khi đục. B. đánh búa ở mọi vị trí.
C. dùng lưới chắn phoi ở phía đối diện. D. kẹp vật vào êtô đủ chặt.
Câu 21. Nguyên tắc phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão là
Mã đề: CN801 Trang 3/3
A. chơi đùa với nước khi nhà bị ngập nước.
B. khi thấy dây điện bị đứt thì lại gần xem.
C. không đứng cạnh cột điện, trạm biến áp.
D. đứng trú dưới cây cao khi trời mưa, dông sét.
Câu 22. Hành động nào dưới đây đảm bảo an toàn điện?
A. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp.
B. Không buộc trâu bò vào cột điện cao áp.
C. Tắm mưa gần đường dây điện cao áp.
D. Thả diều gần đường dây điện.
Câu 23. Người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị là đặc
điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
A. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí. B. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị.
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc. D. Kĩ sư cơ khí.
Câu 24. Đâu là nguyên nhân gây tai nạn điện do vi phạm hành lang an toàn lưới điện?
A. Lại gần khu vực mưa bão to làm đứt dây điện và rơi xuống đất.
B. Sử dụng nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện.
C. Trèo lên cột điện, vào trạm biến áp khi không có nhiệm vụ.
D. Chạm vào máy giặt có vỏ bằng kim loại dùng lâu ngày hỏng vỏ cách điện.
Câu 25. Cấu tạo của cưa tay không bộ phận nào?
A. Khung cưa. B. Ổ trục. C. Lưỡi cưa. D. Chốt.
Câu 26. Để kiểm tra ổ cắm có điện hay không, người ta sử dụng
A. găng tay. B. ủng cách điện. C. tua vít. D. bút thử điện.
Câu 27. Đâu không phải công việc của kĩ sư cơ khí?
A. Nghiên cứu, tư vấn về khía cạnh cơ học của vật liệu, sản phẩm và quy trình cụ thể.
B. Tư vấn, chỉ đạo lắp đặt thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống máy móc.
C. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ, máy móc.
D. Thiết kế và sản xuất máy móc, thiết bị.
Câu 28. Dụng cụ nào sau đây không phải là dụng cụ an toàn điện?
A. Ủng cao su cách điện.
B. Mũ bảo hộ cách điện.
C. Dụng cụ lao động bị vỡ chuôi cách điện.
D. Thảm cao su cách điện.
II. TỰ LUẬN: (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Một bạn học sinh ý định thay bóng đèn học b cháy không rút phích cắm
điện cấp nguồn. Theo em, ý định của bạn học sinh đảm bảo an toàn điện không? sao? Bạn
học sinh nên thay bóng đèn học như thế nào cho an toàn?
Câu 2. (2 điểm) Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị rò điện. Em hãy nêu cách
sơ cứu người bị tai nạn điện trong trường hợp này?
--------------------HẾT--------------------
Mã đề: CN801 Trang 3/3