intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023–2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - Lớp: 6 MÃ ĐỀ: A Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có …. trang) Ngày kiểm tra:…../ 03/ 2024 Họ và tên học sinh.......................................................Lớp........................................... Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm) Hãy chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy bài làm.(Ví dụ câu 1 chọn phương án trả lời là C thì ghi C) Câu 1. Muốn đo lực ta dùng dụng cụ là A. cân. B. lực kế. C. thước. D. bình chia độ. Câu 2. Lực hấp dẫn là A. lực hút giữa các vật có khối lượng. B. lực nâng giữa các vật có khối lượng. C. lực đàn hồi giữa các vật có khối lượng. D. lực đẩy giữa các vật có khối lượng. Câu 3. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi A. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh. B. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng. C. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng. D. xe đạp đang xuống dốc. Câu 4. Lực nào sau đây là lực đàn hồi? A. Lực nam châm hút đinh sắt. B. Lực hút của Trái Đất C. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy. D. Lực đẩy cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi. Câu 5. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường. C. Lực làm cho quả bưởi rơi từ trên cây xuống. D. Lực xuất hiện khi đẩy tủ đồ nhưng tủ đồ không chuyển động. Câu 6. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực mà bạn An tác dụng vào ghế để đẩy ghế đi. B. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm. C. Lực Trái Đất tác dụng vào mọi vật. D. Lực của mặt vợt tác dụng vào quả bóng. Câu 7. Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi? A. Sợi dây cao su. B. Sợi dây sắt. C. Viên đá. D. Cái bàn. Câu 8. Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: A. phương, chiều. B. điểm đặt, phương, chiều. C. điểm đặt, phương, độ lớn. D. điểm đặt, phương, chiều, độ lớn. Câu 9. Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì? A. Cung cấp thức ăn. B. Lên men bánh, bia, rượu… C. Dùng làm thuốc.
  2. D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật. Câu 10. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân thực. B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi. C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi. . D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người. Câu 11. Đặc điểm nào sau đây là đúng nhất khi nói về nguyên sinh vật? A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước lớn. C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước lớn, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi .Một số có cấu tạo đa bào, có thể quan sát bằng mắt thường. Câu 12. Thực vật được chia thành các ngành nào? A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín. B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm. D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết. Câu 13. Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây? A. Nấm rơm. B. Nấm men rượu. C. Nấm mốc. D. Nấm mốc đen bánh mì. Câu 14. Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử? A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 15: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước? A. Trùng sốt rét. B. Tảo. C. Trùng giày. D. Trùng biến hình. Câu 16. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng. C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm). Câu 1 (1,0 điểm): Hãy vẽ mũi tên biểu diễn lực trong các trường hợp sau đây theo tỉ xích 1cm ứng với 10N. a, Kéo thùng hàng sang trái với lực 30N theo phương ngang. b, Trọng lực của bao gạo đặt trên ghế với độ lớn 50N. Câu 2 (2,0 điểm): a. Một vật có khối lượng là 50kg thì trọng lượng của vật là bao nhiêu? b. Một vật có khối lượng là 10N thì khối lượng là bao nhiêu? Câu 3 (2,0 điểm):Phân biệt bệnh sốt rét và bệnh trùng kiết lị về tác nhân gây bệnh, con đường lây bệnh, biểu hiện bệnh, cách phòng tránh bệnh? Câu 4 ( 1,0 điểm):Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao các bệnh ngoài da ở người do nấm gây ra rất dễ lây lan qua tiếp xúc và dùng chung quần áo? …………….Hết …………
  3. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023–2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - Lớp: 6 MÃ ĐỀ: B Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có …. trang) Ngày kiểm tra:…../ 03/ 2024 Họ và tên học sinh.......................................................Lớp........................................... Phòng thi.............. I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm) Hãy chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy bài làm.(Ví dụ câu 1 chọn phương án trả lời là C thì ghi C) Câu 1. Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì? A. Cung cấp thức ăn. B. Lên men bánh, bia, rượu… C. Dùng làm thuốc. D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật. Câu 2. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân thực. B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi. C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi. . D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây là đúng nhất khi nói về nguyên sinh vật? A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước lớn. C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước lớn, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi .Một số có cấu tạo đa bào, có thể quan sát bằng mắt thường. Câu 4. Thực vật được chia thành các ngành nào? A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín. B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm. D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết. Câu 5. Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây? A. Nấm rơm. B. Nấm men rượu. C. Nấm mốc. D. Nấm mốc đen bánh mì. Câu 6. Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử? A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 7: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước? A. Trùng sốt rét. B. Tảo. C. Trùng giày. D. Trùng biến hình. Câu 8. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
  4. C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. Câu 9. Muốn đo lực ta dùng dụng cụ là A. cân. B. lực kế. C. thước. D. bình chia độ. Câu 10. Lực hấp dẫn là A. lực hút giữa các vật có khối lượng. B. lực nâng giữa các vật có khối lượng. C. lực đàn hồi giữa các vật có khối lượng. D. lực đẩy giữa các vật có khối lượng. Câu 11. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi A. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh. B. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng. C. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng. D. xe đạp đang xuống dốc. Câu 12. Lực nào sau đây là lực đàn hồi? A. Lực nam châm hút đinh sắt. B. Lực hút của Trái Đất C. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy. D. Lực đẩy cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi. Câu 13. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường. C. Lực làm cho quả bưởi rơi từ trên cây xuống. D. Lực xuất hiện khi đẩy tủ đồ nhưng tủ đồ không chuyển động. Câu 14. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực mà bạn An tác dụng vào ghế để đẩy ghế đi. B. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm. C. Lực Trái Đất tác dụng vào mọi vật. D. Lực của mặt vợt tác dụng vào quả bóng. Câu 15. Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi? A. Sợi dây cao su. B. Sợi dây sắt. C. Viên đá. D. Cái bàn. Câu 16. Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: A. phương, chiều. B. điểm đặt, phương, chiều. C. điểm đặt, phương, độ lớn. D. điểm đặt, phương, chiều, độ lớn. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm). Câu 1 (1,0 điểm): Hãy vẽ mũi tên biểu diễn lực trong các trường hợp sau đây theo tỉ xích 1cm ứng với 10N. a, Kéo thùng hàng sang trái với lực 30N theo phương ngang. b, Trọng lực của bao gạo đặt trên ghế với độ lớn 50N. Câu 2 (2,0 điểm): a. Một vật có khối lượng là 50kg thì trọng lượng của vật là bao nhiêu? b. Một vật có khối lượng là 10N thì khối lượng là bao nhiêu? Câu 3 (2,0 điểm):Phân biệt bệnh sốt rét và bệnh trùng kiết lị về tác nhân gây bệnh, con đường lây bệnh, biểu hiện bệnh, cách phòng tránh bệnh? Câu 4 ( 1,0 điểm):Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao các bệnh ngoài da ở người do nấm gây ra rất dễ lây lan qua tiếp xúc và dùng chung quần áo? …………….Hết ………..
  5. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: KHTN - LỚP: 6 KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023–2024 (Hướng dẫn chấm gồm có ….. trang) I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm) Mỗi câu trắc nghiệm 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đề A B A B D C C A D D A D B A B B C Đề B D A D B A B B C B A B D C C A D II. TỰ LUẬN:(6 điểm)
  6. Câu Nội dung Điểm A a 0,5 10N (Sai một đặc trưng của lực trừ 0,25đ) 1 (1,0đ) B 10N b 0,5 (Sai một đặc trưng của lực trừ 0,25đ) Trọng lượng của vật 1,0 a 2 P = 10.m = 10. 50 = 500(N) (2,0đ) Khối lượng của vật b 1,0 m = P:10 = 10:10 = 1(kg) Bệnh sốt rét Bệnh kiết lị Tác nhân gây Trùng sốt rét Amip lị Entamoeba bệnh Plasmodium Con đường truyền theo đường lây qua đường tiêu lây bệnh máu, qua vật truyền hóa bệnh là muỗi Anophen. Biểu hiện sốt, rét, người mệt mỏi, đau bụng, đi ngoài, Mỗi bệnh chóng mặt, đau đầu phân có thể lẫn máu cặp so 3 và chất nhầy, cơ thể sánh (2,0đ) 0,5 đ mệt mỏi vì mất nước và nôn ói, ... Cách phòng diệt muỗi, mắc màn khi vệ sinh cá nhân và tránh bệnh ngủ, vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ, vệ sinh môi trường… ăn uống đảm bảo vệ sinh Các bệnh ngoài da ở người do nấm gây ra rất dễ lây lan qua tiếp xúc và dùng chung quần áo vì các bào tử của nấm có thể tồn tại 4 lâu trên quần áo hoặc cơ thể người bệnh và di chuyển tới người 1,0đ (1,0đ) khác qua tiếp xúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2