UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Mã đề 801 (Đề gồm 03 trang)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
NĂM HỌC: 2024 – 2025
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 21/03/2025
PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (2,5 điểm)
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ lựa chọn 1 phương án.
Câu 1. Khi một vật bị nhiễm điện âm, điều đó có nghĩa là:
A. Vt đã nhận thêm electron. B. Vật đã mất electron.
C. Vật không bị thay đổi số electron. D. Vật tạo ra điện tích mới.
Câu 2. Trong đòn bẩy loại 2, vị trí của điểm tựa nằm ở đâu?
A. Giữa 2 lực. B. Giữa lực tác dụng và vật cần nâng.
C. Nằm ở một đầu của đòn bẩy. D. Không xác định.
Câu 3. Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi
A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.
Câu 4. Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ bột CuO, thêm khoảng 3ml dung dịch H2SO4, lắc đều ống
nghiệm ta thấy:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra. C. Dung dịch thu được màu vàng nâu.
B. Dung dịch thu được không màu. D. Dung dịch thu được có màu xanh.
Câu 5. Dung dịch có pH = 2 sẽ có tính chất:
A. Trung tính. C. Có tính base mạnh.
B. Có tính acid mạnh. D. Không có tính chất hóa học.
Câu 6. Chọn câu đúng nhất:
A. Dòng điện là dòng dịch chuyển của các hạt mang điện tích.
B. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các ion âm.
C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương.
D. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện.
Câu 7. Giới hạn sinh thái là gì?
A. Khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bo th sinh vật sinh trưởng phát triển
tốt.
B. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
C. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
D. Khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
Câu 8. Xét tập hợp sinh vật sau
(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.
(2) Cá trắm cỏ trong ao.
(3) Sen trong đầm.
(4) Cây ở ven hồ.
(5) Chuột trong vườn.
(6) Bèo tấm trên mặt ao.
Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:
A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6). B. (2), (3), (4), (5) và (6).
C. (2), (3) và (6). D. (2), (3), (4) và (6).
Câu 9. Nhóm các dung dịch có pH < 7 là:
A. HCl, NaOH. B. Ba(OH2), H2SO4. C. NaCl, HCl. D. H2SO4, HNO3.
Câu 10. Chất nào sau đây là base?
A. KOH. B. HCl. C. NaCl. D. H2SO4.
PHẦN II. Trắc nghiệm đúng sai (3 điểm)
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Mỗi ý a), b), c), d) học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1 (1 điểm). Các phát biểu sau đúng hay sai về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát?
Ý Nội dung Đúng Sai
a) Hai vật nhiễm điện cùng loại sẽ đẩy nhau.
b) Nhiễm điện do cọ xát là cách duy nhất để một vật có thể bị nhiễm điện.
c) Điện tích trên một vật nhiễm điện có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
d) Một vật nhiễm điện sẽ luôn có tia lửa điện.
Câu 2 (1 điểm). Các phát biểu sau đây về thang pH là đúng hay sai?
Ý Nội dung Đúng Sai
a) Thang pH từ 0 đến 7 biểu thị môi trường acid.
b) Giá trị pH bằng 7 biểu thị môi trường trung tính.
c) Giá trị pH càng lớn thì tính acid càng mạnh.
d) Thang pH có giá trị từ 0 đến 14.
Câu 3 (1 điểm). Khi nói về nhân tố vô sinh, phát biểu nào sau đây là đúng hoặc sai?
Ý Nội dung Đúng Sai
a) Ánh sáng nhiệt độ hai nhân tố sinh ảnh hưởng lớn đến sinh
vật.
b) Tất cả các loài thực vật đều ưa sáng.
c) Ánh sáng chỉ có vai trò giúp thực vật quang hợp.
d) Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến hình thái, hoạt động sinh sự phân bố
của sinh vật.
PHẦN III. Trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm)
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3.
Câu 1 (0,5 điểm).
a) Trong quá trình thực hành tìm hiểu tính chất hóa học của oxide, bạn Minh nhận thấy ZnO có khả
năng tác dụng được với cả dung dịch acid, dung dịch base tạo thành muối và nước.
Vậy ZnO là oxide …..
b) Điền chất còn thiếu trong phương trình hóa học sau: …. + O2Al2O3
Câu 2 (0,5 điểm). Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, chỉ có:
a) Các … di chuyển từ vật này sang vật khác.
b) Các … không thể di chuyển.
Câu 3 (0,5 điểm).
a) Dựa vào thông tin về giới hạn nhiệt độ, trong các loài vật dưới đây, loài nào có khả năng phân bố
rộng nhất?
- Loài chân bụng Hydrobia aponenis: (+1°C) – (+60°C).
- Loài đỉa phiến: (+0,5°C) – (+24°C).
- Loài chuột cái đài nguyên: (-5°C) – (+30°C).
- Loài cá chép Việt Nam: (+2°C) – (+44°C).
Đáp án: …….
b) Quần thể sinh vật có bao nhiêu đặc trưng?
Đáp án: …….
PHẦN IV. Tự luận (3 điểm)
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3.
Câu 1 (1 điểm).
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) ..?.. + O2 → FeO (2) P + ..?.. → P2O5
(3) S + ..?.. → SO2 (4) Mg + O2 → ..?..
Hoàn thành các phương trình hoá học và đọc tên các sản phẩm tạo thành.
Câu 2 (1 điểm). Một người dùng một thanh gỗ dài 1,8m để làm đòn bẩy nhấc một vật nặng 60kg.
Người đó tác dụng một lực tại đầu thanh gỗ. Biết điểm tựa cách đầu thanh gỗ mà người tác dụng
lực là 1,2m.
a) Xác định lực tối thiểu để nâng vật lên.
b) Dịch chuyển điểm tựa đến vị trí nào để người đó giảm lực xuống còn 120N?
Câu 3 (1 điểm). Kể tên các đặc trưng cơ bản của quần thể? Đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao?
------HẾT------