UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS XÃ THANH NƯA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 02 trang)
Mã đề: 01
Đ KIM TRA CHT LƯNG GIA HC KÌ II
NĂM HỌC: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên ……………………………………………Lớp…………….Điểm …………................
Giáo viên nhận xét: :……………………………………………………………………………….
ĐỀ BÀI
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN
Một ngày nọ,=con lừa=của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng.
Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì…
Cuối cùng ông quyết định: Con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại
không ích lợitrong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang
giúp mình.
Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện đang xảy ra và
kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang
trại nhìn xuống giếngcùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc
mình cho đất rơi xuống bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước
lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng
lóc cóc chạy ra ngoài.
(Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.Com.)
Thực hiện các yêu cầu:
Đọc câu hỏi từ 1 đến 8 và chọn đáp án đúng nhất điền vào bảng dưới đây:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Trả lời
Câu 1. Câu chuyện “Con lừa và bác nông dân” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ ba số nhiều
Câu 2. Trong câu chuyện, con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào?
A. Con lừa=bị sẩy chân rơi xuống một cái giếng
B. Đang làm việc quanh cái giếng
C. Con lừa bị ông chủ và hàng xóm xúc đất đổ vào người
D. Con lừa xuất hiện trên miệng giếng
Câu 3. Cụm từ: Một ngày nọ”trong câu: Một ngày nọ,8con lừa8của một ông chủ
trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng.”giữ vai trò làm thành phần gì của câu?
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ D. Bổ ngữ
Câu 4. Vì sao bác nông dân quyết định chôn sống chú lừa?
A. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức để kéo chú lừa lên.
B. Vì ông không thích con lừa đó nữa.
C. Vì ông nghĩ con lừa đã già, cái giếng cũng cần được lấp lại.
D. Vì ông không muốn mọi người phải nghe tiếng kêu la của chú lừa.
Câu 5. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa đã làm gì?
A. Nó kêu la tội nghiệp hàng giờ liền.
B. Nó kêu la thảm thiết.
C. Nó lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.
D. Nó đứng im và chờ đợi cái chết.
Câu 6. Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
A. Những nặng nhọc, mệt mỏi
B. Những thử thách, khó khăn trong cuộc sống
C. Hình ảnh lao động khó khăn, vất vả
D. Sự chôn vùi, áp bức
Câu 7. Vì sao chú lừa lại thoát được ra khỏi cái giếng?
A. Vì chú lừa được ông chủ cứu lên.
B. Vì chú lừa biết giũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.
C. Vì chú lừa được những người hàng xóm tốt bụng cứu.
D. Vì chú lừa biết tự lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.
Câu 8. Hành động chú lừa=“lắc mình, bước chân lên trênthể hiện tính cách của chú
lừa?
A. Nhút nhát, sợ chết B. Bình tĩnh, sáng suốt
C. Yếu đuối, buông xuôi D. Nóng vội, xốc nổi
Câu 9(1,0 điểm).Thông qua câu chuyện, chú lừa đã biết vượt lên hoàn cảnh của mình,
là một người học sinh em sẽ làm gì nếu gặp những khó khăn, thử thách?
Câu 10 (1,0 điểm). Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên?
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường trong giới
trẻ hiện nay.
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………….
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS XÃ THANH NƯA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề:01
HDC có 02 trang
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Phần trắc nghiệm:Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Trả lời C A C C C B D B
Câu Nội dung Điểm
9 - Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân để vượt qua
khó khăn, thử thách.
1,0
10 - Học sinh nêu được cụ thể bài học, ý nghĩa rút ra từ văn bản.
- Lí giải được lí do nêu lên bài học ấy.
1,0
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
I.Yêu cầu chung
Học sinh biết kết hợp kiến thức năng về văn tsự , văn miêu tả, nghị
luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy,
bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp…
II. Yêu cầu cụ thể
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp
nêu được vấn nghị luận. Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên
kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về chủ đề của bài văn nghị luận. Phần kết bài
kết thúc, khẳng đinh lại vấn đề, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.
0,5
2. Xác định đúng đối tượng
Xác định đúng yêu cầu của bài văn nghị lụân: nghị lụân về 1 vấn đề đời sống
0,25
3. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng để nghị luận:
nghị lụân theo một trình t hợp lí, sự liên kết thể trình bày theo định
hướng sau:
a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề bạo lực trong trường họchiện nay.
b) Thân bài
* Thế nào là bạo lực trong trường học?
- Là những hành vi thô bạo, cách cư xử thiếu văn minh, khônggiáo dục của thế
hệ học sinh.
* Hiện trạng của bạo lực trong trường học hiện nay
- Xúc phạm, lăng mạ, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương v mặt tinh thần con
người thông qua lời nói( dẫn chứng).
- Đánh đập, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm thể con người thông
qua những hành vi bạo lực (dẫn chứng).
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực trong trường học
2,5
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình, không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
và sự dửng dưng của xã hội trước những hành động bạo lực.
* Hậu quả của bạo lực trong trường học
- Với người bị bạo lực: bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất,...
- Với người bạo lực: ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai,...
- Làm cho gia đình, nhà trường, xã hội lo lắng
* Giải pháp khắc phục
- Nhà trường cần quan tâm tới HS và nâng cao tính kỉ luật hơn nữa.
- Cha mẹ nên quan tâm, chăm lo và có trách nhiệm hơn tới con cái.
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng bạo lực trong trường học
4. Sáng tạo: Diễn đạt sáng rõ, hợp , logic, nhận thức tốt về vấn đề nghị luận
mình quan tâm. 0,5
5. Chính tả, dùng từ đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
BGH DUYỆT GV SOÁT ĐỀ
Vũ Thị Hoè
GIÁO VIÊN RAĐỀ
Bùi Thị Hồi