intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk

  1. SỞ GD & ĐT ĐẮK LĂK KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁGIỮA KỲII TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN SINH HỌC – KHỐI LỚP 10 (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Lớp: ................... I. TRẮC NGHIỆM (7đ) Câu 1. Ở kì đầu của nguyên phân không xảy ra sự kiện nào dưới đây? A.NST dần co xoắn. B.Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào. C.Thoi phân bào dần xuất hiện. D.Màng nhân dần tiêu biến. Câu 2. Hình thức sinh sản hữu tính có ở nhóm vi sinh vật nào sau đây? A.Nấm, tảo, động vật nguyên sinh. B.Vi khuẩn, nấm, tảo. C.Vi khuẩn, nấm xạ khuẩn. D.Vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nguyên sinh. Câu 3. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Vậy cơ chế nào sau đây không thuộc vào cơ chế tác động của thuốc kháng sinh A.Tác động chọn lọc lên màng tế bào. B.Phá huỷ tính chất thẩm thấu của màng tế bào. C.Làm tăng quá trình phân bào. D.Kìm hãm tổng hợp các phân tử prôtêin, axit nuclêic. Câu 4. Liệu pháp tế bào gốc và liệu pháp gene đều có tiềm năng chung là: A.Phát triển thịt nhân tạo làm thực phẩm cho con người. B.Sản xuất các chế phẩm sinh học làm thuốc chữa bệnh cho con người. C.Điều trị các bệnh ở người vốn chưa có phương pháp chữa trị triệt để. D.Giúp làm tăng số lượng cá thể của những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Câu 5. Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào thực vật là: A.Dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các khoáng chất thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây. B.Dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hoormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây. C.Dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các khoáng chất thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành mô thực vật. D.Dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hoormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành mô thực vật. Câu 6. Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự: A.G2, G1, S, nguyên phân. B.G1, G2, S, nguyên phân. C.S, G1, G2, nguyên phân. D.G1, S, G2, nguyên phân. 1/4 - Mã đề 950
  2. Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây của giảm phân chỉ xảy ra ở lần phân chia thứ hai? A.Thoi vô sắc hình thành. B.Các NST kép tách tâm động. C.Các NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo. D.Tiếp hợp và trao đổi chéo. Câu 8. Kĩ thuật nào của công nghệ tế bào thường được áp dụng nhằm nhân nhanh số lượng lớn cây ở những loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm? A.Nuôi cấy mô tế bào. B.Nhân bản vô tính. C.Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. D.Lai tế bào sinh dưỡng. Câu 9. Hiện nay con người thường sử dụng đối tượng nào sau đây để sản xuất sinh khối, axit amin, chất xúc tác sinh học,kháng sinh? A.Enzym của thực vật. B.Động vật. C.Vi sinh vật. D.Thực vật. Câu 10. Đặc điểm kì đầu của giảm phân I là: A.CácNST dần dãn xoắn. B.Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. C.Có sự trao đổi chéo các đoạn crômatit trong cặp NST kép tương đồng. D.Các NST được nhân đôi và dính với nhau ở tâm động. Câu 11. Đâu không phải là thành tựu của công nghệ tế bào ở động vật? A.Tạo mô và cơ quan thay thế. B.Sản xuất văcxin ăn được. C.Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene. D.Nhân bản vô tính ở động vật. Câu 12. Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha đó là: A.Pha lũy thừa. B.Pha suy vong. C.Pha cân bằng. D.Pha tiềm phát. Câu 13. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân: A.Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. B.Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn. C.Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương. D.Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ. Câu 14. Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là: A.Chỉ xảy ra ở các tế bào sôma. B.Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể. C.Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội. D.Có một lần phân bào. Câu 15. Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác địnhbằng: A.Thời gian giữa hai lần nguyên phânliên tiếp. B.Thời gian kì trung gian. C.Thời gian của quá trìnhnguyên phân. D.Thời gian củacác quá trình chính thức trong một lần nguyên phân. Câu 16. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là: 2/4 - Mã đề 950
  3. A.Sự tăng sinh khối của quần thể. B.Sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể. C.Sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể. D.Sự tăng số lượng tế bào của quần thể. Câu 17. Đặc điểm tiên quyết để xếp một loài sinh vật vào nhóm vi sinh vật là: A.Khả năng thích nghi cao với mọi loại môi trường sống. B.Kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. C.Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và sinh sản nhanh. D.Cấu tạo đơn giản, vật chất di truyền không được bao bọc bởi màng nhân. Câu 18. Con cừu được tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính có tên là gì? A.Dolly. B.Debbie. C.Dianna. D.Denise. Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng? A.Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ. B.Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2 còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là các chất hữu cơ. C.Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất hữu cơ. D.Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2. Câu 20. Quá trình tổng hợp lipit là? A.Axit Lactic + Prôtêin. B.Glucôzơ + Axit béo. C.Glyxêryl + Axit béo. D.Prôtein + Glyxêryl. Câu 21. Vi sinh vật được chia thành các nhóm: A.Chỉ có một nhóm vi sinh vật nhân sơ. B.Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào. C.Vi khuẩn, nấm, tảo. D.Vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. Câu 22. Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A.Hợp tử. B.Tế bào giao tử. C.Tế bào sinh dưỡng. D.Tế bào sinh dục chín. Câu 23. Cơ chế duy trì bộ NST của loài sinh sản hữu tính? A.Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. B.Quá trình nguyên phân và giảm phân. C.Quá trình nguyên phân và thụ tinh. D.Quá trình giảm phân và thụ tinh. Câu 24. Điểm khác biệt của tế bào gốc phôi so với tế bào gốc trưởng thành là: A.Có nguồn gốc từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang. B.Chỉ có thể biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể. C.Chỉ có khả năng phân chia trong khoảng thời gian trước khi cơ thể trưởng thành. D.Có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành. Câu 25. Các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là? A.Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH. B.Ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu. 3/4 - Mã đề 950
  4. C.Gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu. D.Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu. Câu 26. Loài nào sau đây không phải vi sinh vật? A.Tảo đơn bào. B.Nấm rơm. C.Vi khuẩn lam. D.Trùng biến hình. Câu 27. Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát: A.Tăng lên rất nhanh. B.Chưa tăng. C.Đạt mức cực đại. D.Đang giảm. Câu 28. Trật tự hai giai đoạn chính của nguyên phân là: A.Tế bào phân chia → nhân phân chia. B.Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc. C.Chỉ có nhân phân chia, còn tế bào chất thì không phân chia. D.Nhân phân chia → tế bào chất phân chia. II. TỰ LUẬN (3đ) Câu 1: Các hình ảnh sau đây thuộc kì nào của quá trình giảm phân? Trình bày diễn biến ở các kì này? Câu 2:Phân biệt quá trình Nguyên phân và Giảm phân. Câu 3: Tại Việt Nam, năm 2020, tỷ lệ mắc ung thư đã tăng 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc gia), có khoảng 182.563 ca ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. a. Kể tên một số loại ung thư phổ biến ở Việt Nam. b. Liên hệ bản thân em nên làm gì để phòng tránh bệnh ung thư. ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 950
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2