Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
lượt xem 1
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
- SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN MÔN: SINH HỌC. LỚP: 10 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:…………………………. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Khái niệm phân giải các chất trong tế bào ? A. Là quá trình chuyển hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme B. Là quá trình chuyển hóa các chất đơn giản thành các chất phức tạp diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme C.Cả 2 ý trên đều đúng D. A và B đều sai Câu 2: Phần lớn năng lượng được tạo ra ở giai đoạn nào trong quá trình hô hấp tế bào? A.Đường phân B.Chu trình Crebs C.Chuỗi truyền electron hô hấp D.Oxi hóa pyruvic acid Câu 3:Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chu trình Krebs? A.Chu trình Krebs tạo 3 ATP B.Pyruvic acid tham gia trực tiếp vào chu trình Krebs C.Chu trình Krebs tạo 6 NADPH D.Chu trình Krebs giải phóng nhiều ATP nhất trong hô hấp tế bào Câu 4: Truyền tin trực tiếp A.Theo hình thức trao đổi chéo, trong đó một tế bào tiết ra phân.tử truyền tin và liên kết trực tiếp với thụ thể của tế bào khác và ngược lại B.Theo hình thức cho - nhận, trong đó một tế bào tiết ra phân.tử truyền tin và liên kết trực tiếp với thụ thể của tế bào khác C.Theo hình thức trực tiếp, các tế bào liên kết trực tiếp thông tin thông qua các phân tử hóa học D.Theo hình thức gián tiếp, các tế bào liên kết trực tiếp thông tin thông qua các phân tử hóa học Câu 5: Sơ đồ sau đây mô tả cho quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. Hãy chú thích các thành phần được đánh số từ 1 đến 6: A.1 – Phân tử tín hiệu; 2 – Thụ thể; 3 – Phân tử DNA; 4 – Phân tử mARN; 5 – Ribosome; 6 – Protein. 1
- B.1 – Thụ thể; 2 – Phân tử tín hiệu; 3 – Phân tử DNA; 4 – Phân tử mARN; 5 – Ribosome; 6 – Protein. C.1 – Phân tử tín hiệu; 2 – Thụ thể; 3 – Ribosome; 4 – Phân tử mARN; 5 – Phân tử DNA; 6 – Protein. D.1 – Phân tử tín hiệu; 2 – Thụ thể; 3 – Phân tử DNA; 4 – Phân tử mARN; 5 – Protein; 6 – Ribosome. Câu 6. Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng thời gian A. giữa hai lần nguyên phân liên tiếp. B. kì trung gian. C. của quá trình nguyên phân. D. của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân. Câu 7. Biện pháp có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư: A. Không hút thuốc lá B. Tập thể dục thường xuyên C. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời D. Phẫu thuật cắt bỏ khối u. Câu 8. Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để chữa trị ung thư? A. Phẫu thuật cắt bỏ khối u. B. Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào khối u. C. Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng. D. Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tế bào khối u. Câu 9. Dưới đây là hình vẽ minh họa các tế bào của cùng 1 cơ thể ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình nguyên phân: Trình tự nào sau đây phản ánh đúng thứ tự diễn ra quá trình nguyên phân? A. 2 → 3 → 1 → 4. B. 1 → 2 → 3 → 4. C. 1 → 3 → 2 → 4. D. 4 → 2 → 1 → 3. Câu 10. Nguyên phân không có ý nghĩa nào sau đây? A. Giúp cơ thể đa bào lớn lên. B. Giúp thay thế các tế bào già, bị tổn thương; tái sinh bộ phận. C. Giúp gia tăng số lượng cá thể của quần thể đơn bào. D. Giúp tạo ra sự đa dạng di truyền của các loài sinh sản hữu tính. Câu 11. Để cho các cây thanh long ra hoa trái vụ, bà con nông dân đã tác động vào yếu tố môi trường nào sau đây? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. pH 2
- Câu 12. Hãy quan sát Hình 18.1 và cho biết tại sao pha G1 được vừa được coi là pha sinh trưởng vừa được coi là pha kiểm soát của chu kì tế bào? A. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S. B. Pha G1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát giới hạn. C. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G1/S. D. Pha G1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát giới hạn. Câu 13. Ở người, tỉ lệ sinh con bị hội chứng Down (do thừa một NST 21) càng gia tăng khi A. tỉ lệ thuận với tuổi của mẹ. B. tỉ lệ thuận với tuổi của bố. C. tỉ lệ nghịch với tuổi của mẹ. D. tỉ lệ nghịch với tuổi của bố. Câu 14. Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo. B. Có sự phân chia của tế bào chất C. Có sự phân chia nhân. D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép. Câu 15. Điểm so sánh giữa nguyên phân và giảm phân nào là không đúng? A. Nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục. B. Cách sắp xếp của các NST kép trong kì giữa của nguyên phân và kì giữa giảm phân I khác nhau. C. Cả hai đều có trao đổi chéo. D. Tế bào con của nguyên phân có bộ NST bằng tế bào con giảm phân. Câu 16. Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau: 3
- Hãy xác định tên của quá trình phân bào. Sắp xếp thứ tự đúng của các kỳ trên. A. Nguyên phân: (a) → (c) → (b) → (d) → (e). B. Giảm phân I: (a) → (b) → (d) → (c) → (e). C. Giảm phân II: (a) → (b) → (c) → (d) → (e). D. Nguyên phân: (a) → (d) → (b) → (c) → (e). Câu 17. Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và sau đó di căn được gọi là A. ung thư. B. bướu độc. C. tế bào độc. D. tế bào hoại tử. Câu 18. Nguyên lí của công nghệ tế bào thực vật là A. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành mô thực vật. B. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các khoáng chất thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành mô thực vật. C. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây. D. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các khoáng chất thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây. Câu 19. Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô tế bào. C. Cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính. Câu 20. Cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây? A. Nhân bản vô tính. B. Liệu pháp tế bào gốc. C. Liệu pháp gene. D. Cấy truyền phôi. Câu 21. Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân ? A. Kỳ đầu , kỳ sau , kỳ cuối , kỳ giữa B. Kỳ sau ,kỳ giữa ,Kỳ đầu , kỳ cuối C. Kỳ đầu , kỳ giữa , kỳ sau , kỳ cuối D. Kỳ giữa , kỳ sau , kỳ đầu , kỳ cuối Câu 22. Số lượng tế bào con sinh ra từ 1 tế bào mẹ sau 1 lần nguyên phân là bao nhiêu? A. 1 tế bào B. 2 tế bào C. 3 tế bào D. 4 tế bào Câu 23. Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là : A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể B. Có một lần phân bào 4
- C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể bằng 1 nửa so với tế bào mẹ Câu 24. Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là : A. 5 B.10 C.15 D.20 Câu 25: Trong một chu kì tế bào, thời gian dài nhất là của kì A. cuối. B. trung gian. C. giữa. D. đầu. Câu 26: Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tử hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là A. hô hấp hiếu khí. B. đồng hoá. C. hô hấp kị khí. D. lên men. Câu 27: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là A. góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen cho loài. B. duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể. C. làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. D. tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền. Câu 28: Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là A. hồng cầu. B. tế bào cơ tim. C. bạch cầu. D. tế bào thần kinh. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1. Tại sao nói nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối với cơ thể và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao? Câu 2. Nhà bác An có một cây xoài cho trái to và ngọt nên bạn Tâm đến xin giống về trồng. Theo em bạn Tâm nên sử dụng phương pháp phương pháp chiết cành hay nhân giống bằng hạt lấy từ quả của cây xoài này? Vì sao? Câu 3. Hình dưới đây được chụp ở vật kính 40x của tiêu bản các kì của nguyên phân ở tế bào rễ hành ta. Hãy chú thích tên các kỳ của các tế bào đã được đánh số từ 1 → 5 và sắp xếp theo đúng trình tự của quá trình nguyên phân? 5
- HƯỚNG DẪN CHẤM II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1. Tại sao nói nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối với cơ thể và 1,0 có ý nghĩa thực tiễn lớn lao? Nguyên phân là phương thức 0.5 phân bào quan trọng đối với cơ thể là vì : Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào. Cơ thể đa bào lớn lên nhờ quá trình nguyên phân. Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản sinh dưỡng. Sinh trưởng của các mô, cơ quan trong cơ thể chủ yếu nhờ vào sự tăng số lượng tế bào qua nguyên phân. Về mặt thực tiễn Phương pháp giâm, chiết, ghép 0,25 cành được tiến hành dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân. 0,25 Hiểu được bản chất của nguyên phân các nhà khoa học đã ứng dụng vào kĩ thuật nuôi cấy mô. Việc nuôi cấy trong ống nghiệm các mô và tế bào thực vật có hiệu quả lớn: nhân nhanh các giống tốt, xử lí làm sạch virut, góp phần chọn, tạo dòng tế bào thực vật có khả năng chống sâu bệnh đã được dùng rộng rãi trong công tác 6
- giống cây trồng. Câu 2. Nhà bác An có một cây xoài cho trái to và ngọt nên bạn Tâm đến xin giống 1 về trồng. Theo em bạn Tâm nên sử dụng phương pháp phương pháp chiết cành hay nhân giống bằng hạt lấy từ quả của cây xoài này? Vì sao? Bạn Tâm nên sử dụng phương 0,25 pháp chiết cành Chiết cành là phương pháp 0,5 nhân giống vô tính, dựa trên cơ sở là hình thức nguyên phân (các tế bào của cây mẹ nguyên phân để giúp cây con sinh trưởng và phát triển). Do đó, nếu chiết cành thì cây con sẽ giữ được những đặc tính của cây mẹ đồng thời vì cành đã được phát triển đến độ tuổi nhất định nên sớm cho quả hơn. Nhân giống bằng hạt là 0,25 phương pháp nhân giống hữu tính, hạt được tạo ra qua quá trình giảm phân và thụ tinh nên có thể có vật chất di truyền khác với cây mẹ. Điều đó, khiến cho mục đích nhân giống để giữ lại các đặc tính tốt của cây khó mà thực hiện được. Câu 3. Hình dưới đây được chụp ở vật kính 40x của tiêu bản các kì của nguyên phân 1 ở tế bào rễ hành ta. Hãy chú thích tên các kỳ của các tế bào đã được đánh số từ 1 → 5 và sắp xếp theo đúng trình tự của quá trình nguyên phân? Chú thích đúng 5 số 0,75đ Chú thích đúng 4 ý 0,5đ Chú thích đúng 3 ý 0,25đ Sắp xếp đúng thứ tự 0,25đ 7
- .....................HẾT............... 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
39 p | 33 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn