
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Ninh
lượt xem 1
download

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Ninh" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Ninh
- SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK 2 NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT BỐ HẠ MÔN: Sinh học 12 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 101 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh làm câu hỏi từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu chỉ chọn 1 đáp án. Câu 1. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số các alen thuộc một gen của cả 2 quần thể là A. di - nhập gen. B. CLTN. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. đột biến. Câu 2. . Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp của sự tiến hóa. B. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. C. Hóa thạch cho phép tìm hiểu nguyên nhân tồn tại và biến mất của các loài sinh vật. D. Hóa thạch giúp xác định được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau. Câu 3. Hoá thạch là A. di tích của sinh vật sống để lại trong thời đại trước đã để lại trong lớp đất sét của vỏ Trái Đất hoặc được bảo tồn trong lớp nhựa hổ phách. B. di tích phần cứng của sinh vật như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất, trong băng hoặc nhựa hổ phách. C. di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong lớp địa chất của vỏ Trái Đất, xác sinh vật hóa đá hoặc được bảo tồn trong các điều kiện đặc biệt. D. di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong lớp băng của vỏ Trái Đất. Câu 4. Các nhân tố tiến hoá có thể làm phong phú vốn gen của quần thể là A. giao phối không ngẫu nhiên, di- nhập gen. B. đột biến, giao phối không ngẫu nhiên. C. đột biến, di - nhập gen. D. CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 5. Các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường tự nhiên tác động tới đời sống của sinh vật được gọi là gì? A. Nhân tố hữu cơ. B. Nhân tố vô sinh. C. Nhân tố vô cơ. D. Nhân tố hữu sinh. Câu 6. Ba giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người là: A. Người vượn Ardipithecuss người vượn Australopithecus Homo sapiens. B. Người vượn Australopithecus người vượn Ardipithecuss chi Homo. C. Người vượn Australopithecus người vượn Ardipithecuss Homo sapiens. D. Người vượn Ardipithecuss người vượn Australopithecus chi Homo. Câu 7. Nhịp sinh học là khả năng A. sự thay đổi theo chu kì của môt trường. B. phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường. C. phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi chu kì của môi trường. D. phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kì của môi trường. Câu 8. Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là A. các cơ chế cách li. B. giao phối. C. chọn lọc tự nhiên. D. đột biến. Câu 9. Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là A. giao phối không ngẫu nhiên. B. di - nhập gen. C. đột biến, CLTN. D. các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 10. Khi nghiên cứu về thành phần amino acid ở chuỗi β Hb của Người và Tinh tinh, các nhà nghiên cứu thấy chúng có trình tự các amino acid giống nhau chứng tỏ cùng một nguồn gốc. Đây gọi là Mã đề 101 Trang Seq/4
- A. bằng chứng sinh học phân tử. B. bằng chứng giải phẫu so sánh. C. bằng chứng phôi sinh học. D. bằng chứng đại lí sinh học. Câu 11. Đợn vị của tiến hóa nhỏ là? A. Cá thể. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Nòi. Câu 12. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng dạng ruồi đột biến chống DDT phát triển mạnh trong môi trường có DDT, trong môi trường không có DDT thì chúng có sức sống kém hơn dạng bình thường. Xét các nhận định sau, nhận định nào đúng? A. Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi thuộc vào tổ hợp gene. B. Dạng ruồi bị đột biến có sức sống không ổn định. C. Tần số đột biến cao hay thấp tùy thuộc vào môi trường. D. Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tùy điều kiện môi trường. Câu 13. Nơi sinh vật thu nhận nguồn sống và cũng là nơi chứa đựng chất thải của sinh vật được gọi là gì? A. Trái đất. B. Nơi ở. C. Điều kiện tồn tại. D. Môi trường sống. Câu 14. Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hóa nhỏ là quá trình A. biến đổi kiểu hình của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới. B. biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. C. hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. D. biến đổi thành phần kiểu gene dẫn tới biến đổi kiểu hình mới. Câu 15. Các đặc điểm thích nghi là A. sự thay đổi hình thái, kích thước, sinh lí của sinh vật để phù hợp với các điều kiện môi trường để giúp sinh vật sống tốt hơn. B. những biến đổi vô hướng mang tính cá thể của sinh vật. C. những biến đổi đồng loạt về mặt kiểu hình của sinh vật theo môi trường. D. những biến đổi bền vững, di truyền được và có vai trò quan trọng trong việc hình thành loài mới. Câu 16. Tiến hóa lớn là: A. quá trình biến đổi về tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. B. quá trình hình thành quần thể thích nghi. C. quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài. D. quá trình hình thành loài. Câu 17. Loài sinh học là gì? A. một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu gen riêng biệt, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. B. một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. C. một quần thể gồm các cá thể sống trong một không gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. D. một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có những tính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. Câu 18. Phương pháp Darwin xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài theo các bước nào sau đây? A. Hình thành học thuyết → quan sát → hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết. B. Quan sát → hình thành học thuyết → hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết. C. Hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết → hình thành học thuyết → quan sát. D. Quan sát → hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết → hình thành học thuyết. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b),c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ở quần đảo Galapagos thuộc vùng Nam Mỹ, loài chim sẻ Geospiza fortis có kích thước mỏ đa dạng và phù hợp với các loại hạt cây mà chúng ăn: chim sẻ có mỏ nhỏ thường ăn hạt nhỏ, mềm; chim sẻ có mỏ lớn ăn các hạt to, cứng. Trong một nghiên cứu, kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ đo Mã đề 101 Trang Seq/4
- được năm 1976 là 9,4 mm. Năm 1977, một đợt hạn hán kéo dài làm phần lớn các cây có hạt nhỏ, mềm bị chết do chịu hạn kém. Trong thời gian đó, khoảng 80% chim sẻ bị chết, chủ yếu là chim ăn hạt nhỏ, mềm có mỏ nhỏ. Đến năm 1978, quần thể chim sẻ này có kích thước mỏ trung bình là 10,2 mm. Mỗi nhận định dưới đay là Đúng hay Sai về thông tin trên? a) Chim sẻ có đặc điểm thích nghi liên quan đến kích thước mỏ và đặc điểm thích nghi này có tính hợp lí tương đối. b) Kích thước khác nhau của các loại hạt mà các loài chim sẻ sử dụng làm thức ăn ở trên quần đảo là nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi về kích thước mỏ. c) Nếu hiện tượng mưa nhiều xuất hiện trở lại ở khu vực này, cây có hạt nhỏ, mềm sinh trưởng trở lại, các chim sẻ có kích thước mỏ nhỏ sẽ có lợi thế sinh tồn hơn. Do đó, sau một vài năm, kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ sẽ giảm xuống gần với mức ban đầu hoặc thậm chí thấp hơn nếu chọn lọc tự nhiên tiếp tục diễn ra. d) Tiến hoá đang diễn ra ở quần thể chim sẻ trên đảo Galapagos. Qua thời gian, có sự thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene dẫn đến sự thay đổi trong đặc điểm di truyền của quần thể. Câu 2. Quan sát và phân tích hình 20.4 và cho biết mỗi nhận kết luận dưới đây là Đúng hay Sai? a) Ở người, khi di chuyển từ Việt Nam sang Mỹ, sự thay đổi múi giờ có thể làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi và bị rối loạn giấc ngủ; sau một thời gian, tình trạng này sẽ không còn do nhịp sinh học mới được hình thành. b) Thời gian làm việc hiệu quả nhất: 10h00 đến 17h00. c) Ở người, nhịp sinh học điển hình là nhịp ngày đêm. d) Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim ban ngày trung bình khoảng 60 - 80 nhịp/phút. Trong giai đoạn đầu của giấc ngủ (giấc ngủ nông), nhịp tim bắt đầu chậm lại. Trong giấc ngủ sâu (ngủ say) nhịp tim chậm nhất, khoảng 40 - 50 nhịp/phút. Câu 3. Khi được giáo viên yêu cầu nhận định về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật, một số bạn học sinh đã cho các nhận định. Mỗi nhận định sau Đúng hay Sai? a) Khi cường độ tác động của nhân tố sinh thái vượt ra ngoài khoảng thuận lợi sẽ làm tăng khả năng sống của sinh vật. b) Quá trình quang hợp ở thực vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố như ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ,... c) Trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng cần đảm bảo các điều kiện của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp và cung cấp đầy đủ các loại khoáng thiết yếu cho cây. d) Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì sẽ có vùng phân bố rộng, giới hạn sinh thái phụ thuộc vào độ tuổi và trạng thái sinh lí. Mã đề 101 Trang Seq/4
- Câu 4. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gene ở một quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau: Thành phần KG Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 AA 0,64 0,64 0,2 0,16 Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 aa 0,04 0,04 0,4 0,36 Mỗi nhận kết luận dưới đây là Đúng hay Sai rút ra từ quần thể trên? a) Tất cả các kiểu gene đồng hợp tử lặn đều vô sinh nên F3 có cấu trúc di truyền như vậy. b) Tần số các allele A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,8. c) Từ F1 đến F2 quần thể có thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. d) Có thể các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài A là 2n = 24, của loài B là 2n = 26 và của loài C là 2n = 24. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hỏa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loại E. Theo lí thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST? Câu 2. Cho các ví dụ sau về tính thích nghi của sinh vật đối với các nhân tố sinh thái: (1) Chim định hướng đường bay theo ánh sáng mặt trời và các vì sao. (2) Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục. (3) Tăng cường độ chiếu sáng sẽ rút ngắn thời gian đình dục ở cá hồi. (4) Rắn mái gầm cảm nhận được tia hồng ngoại. (5) Cây mọc ở nơi thiếu ánh sáng sẽ tự tỉa cành, thân nhỏ và cao. Những ví dụ nào cho thấy ảnh hưởng của ánh sáng đối với động vật? (Hãy thể hiện ví dụ lựa chọn theo thứ tự tăng dần.) Câu 3. Cho các nhân tố sinh thái sau. Hãy chọn các nhân tố sinh thái hữu sinh và thể hiện kết quả chọn theo thứ tự tăng dần? (1) Thực vật. (2) Động vật. (3) Lá rụng. (4) Ánh sáng. (5) Nhiệt độ. (6) Giun đất Câu 4. Ví dụ nào sau đây mô tả về sự hợp lí tương đối của đặc điểm thích nghi? 1. Sống ở nơi lộng gió cây thường thấp hoặc có thân bò. 2. Ra khỏi hang tối chuột chũi dễ bị say nắng. 3. Sống ở nơi lộng gió các loài côn trùng thường có cánh ngắn hoặc tiêu giảm. 4. Thực vật chịu hạn có khả năng tích trữ nước trong cơ thể. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang Seq/4

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p |
436 |
18
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
316 |
8
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p |
312 |
6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
330 |
6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p |
322 |
5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
311 |
4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
323 |
4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p |
309 |
4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p |
317 |
4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p |
320 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p |
299 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
330 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p |
309 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
321 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p |
310 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p |
318 |
3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p |
334 |
2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p |
316 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
