intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I.- NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn:HOÁ HỌC - Lớp:11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HK1-LỚP 11 Năm học 2024-2025 - Thời gian làm bài: 45 phút - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan 70% + Tự luận 30% - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Biết, 30% hiểu, 30% vận dụng Trắc nghiệm: 7,0 điểm + Phần I: Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: 4,0 điểm (16 câu, Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). + Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai: 2,0 điểm (2 câu, 1,0 điểm/ câu). - HS trả lời chính xác 01 ý trong một câu hỏi được 0,25 điểm. - HS trả lời chính xác 04 ý trong một câu hỏi được 1,0 điểm. + Phần III: Trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn: 1,0 điểm (4 câu, Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm). Tự luận: gồm 3 câu hỏi 3,0 điểm TT Chương Đơn vị Cấp Yêu cầu cần đạt Số lượng câu hỏi ở các mức độ kiến thức độ tư Trắc nghiệm duy Nhiều lựa Đúng-Sai Trả lời Tự chọn ngắn luận (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 Chương Bài 1:Khái Nhận -Trình bày được khái niệm phản ứng thuận C1HH.1.2 C1-HH.1.3 1: niệm cân biết nghịch và trạng thái cân bằng của một Cân bằng bằng hóa phản ứng thuận nghịch (HH.1.2) hóa học học -Viết được biểu thức hằng số cân bằng (KC) của phản ứng thuận nghịch.(HH.1.3) -Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hóa học. (HH.1.6) Thông Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh C2HH.2.6 hiểu hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng hóa học. (HH.2.6) Bài 2: Cân Nhận -Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện C3HH.1.1 bằng trong biết li, chất không điện li.( HH.1.1) dd nước -Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn.( HH.1.1)
  2. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG -Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ. (HH.1.1) -Trình bày được thuyết BrØnsted – Lowry về acid –base(HH.1.2) -Viết được biểu thức tính pH và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphtalein. (HH.1.2) -Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và CO32-.(HH.1.2) Thông Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid C4HH.2.4 hiểu – base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng dung dịch acid mạnh (hydrochloric acid). ( HH.2.4) Vận -Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học về C1- dụng thuyết BrØnsted – Lowry về acid – base để HH.3.3 giải thích được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và CO32-.( HH.3.1) -Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học về pH để nêu được ý nghĩa của pH trong thực tiễn. ( HH.3.3) 2 Chương Bài 4: Nhận -Phát biểu được trạng thái tự nhiên của 2: Nitrogen biết nguyên tố nitrogen. (HH.1.1) Nitrogen- -Trình bày được sự hoạt động của đơn chất Sulfur nitrogen ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen. (HH.1.2) -Giải thích được tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết. (HH.1.6) -Liên hệ quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa. (HH.1.6)
  3. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG -Giải thích được các ứng dụng của đơn chất nitrogen khí và lỏng trong sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu (HH.1.6) Bài 5: Nhận -Trình bày được tính chất cơ bản của muối C5HH.1.2 Ammonia- biết ammonium và nhận biết ion ammonium Muối trong dung dịch. (HH ammonium 1.2) -Trình bày được ứng dụng của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan. (HH.1.2) -Mô tả được công thức Lewis và dạng hình học của phân tử ammonia. (HH.1.3) -Từ cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính tan, tính base, tính khử. Viết được phương trình hóa học minh họa. (HH.1.6) - Vận dụng được kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber. (HH.1.6) Thông Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí C6HH.2.4 hiểu nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa ammonium. (HH.2.4) Bài 6: Một Nhận -Nêu được cấu tạo của HNO3, tính acid, C7HH.1.1 C2-HH.1.1 số hợp chất biết tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng C3-HH.1.2 của thực tiễn quan trọng của nitric acid. C8HH.1.2 nitrogen (HH.1.1) với oxygen -Phân tích được nguồn gốc các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid. Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng (HH.1.2) Bài 7: Nhận -Nêu được các trạng thái tự nhiên của C9HH.1.1 Sulfur và biết nguyên tố sulfur. (HH.1.1) C10HH.1.2
  4. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG sulfur - Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, dioxide hóa học cơ bản và ứng dụng của sulfur đơn chất. (HH.1.2) - Trình bày được tính oxi hóa, tính khử và ứng dụng của sulfur dioxide. (HH.1.2) - Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí. (HH.1.2) Thông Thực hiện được thí nghiệm chứng minh C11HH.2.4 hiểu sulfur dioxide vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. (HH.2.4) Bài 8: Nhận -Nêu được ứng dụng của một số muối C12HH.1.2 C1- Sulfuric biết sulfate quan trọng: barium sulfate, a.HH.1.2 acid và ammonium sulfate, calcium sulfate, C1- Muối magnesium sulfate và nhận biết được ion b.HH.1.2 sulfate SO42- trong dung dịch bằng ion Ba2+. (HH.1.1) -Trình bày được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid. (HH.1.2) - Trình bày được cấu tạo phân tử H2SO4; tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng của dung dịch sulfuric acid loãng, dung dịch sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid. (HH.1.2) - Vận dụng được kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyển dịch cân bằng, vấn đề bảo vệ môi trường để giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc. (HH.1.2)
  5. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG Thông Thực hiện được thí nghiệm chứng minh C13HH..2.4 C1c.HH.2.4 hiểu tính oxi hóa mạnh và tính háo nước của C1dHH.2.4 dung dịch sulfuric acid đặc. (HH.2.4) Vận – Trình bày được một số biện pháp làm C2- dụng giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào HH.3.1 không khí 3 Chương Bài 10:Hợp Nhận - Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và C14HH.1.1 C2aHH.1.1 3: chất hữu cơ biết hóa học hữu cơ; đặc điểm chung của các C2b.HH..1.4 Đại và HHHC hợp chất hữu cơ. (HH.1.1) C15HH.1.4 cương về - Nêu được khái niệm nhóm chức và một hóa học số loại nhóm chức cơ bản. (HH.1.1) hữu cơ - Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất). (HH.1.4) Thông Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng c).HH.3.1 Hiểu ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức d).HH.3.1 cơ bản. (HH.3.1) Bài 11: PP Nhận - Trình bày được khái niệm và cách tiến C16HH1 tách biệt và biết hành các phương pháp tách biệt và tinh chế tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh HCHC và sơ lược về sắc kí cột. (HH.1.1) - Trình bày được khái niệm và cách tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột. (HH.1.2) Thông -Thực hiện được các thí nghiệm về chưng hiểu cất, chiết (HH.2.4) Vận -Vận dụng được các phương pháp: chưng dụng cất thường, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống. (HH.3.3) Nhận - Nêu được khái niệm về công thức phân C4-HH.17 biết tử hợp chất hữu cơ. (HH.1.1)
  6. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG Bài 12: - Sử dụng được kết quả phổ khối lượng CTPT hợp (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ chất hữu cơ. (HH.1.7) Vận -Lập được công thức phân tử hợp chất hữu C3- dụng cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân HH.3.1 tử khối. (HH.3.1) Tổng số 16 câu 2 câu 4 câu 3 câu 4,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 3,0 điểm Quế Sơn ngày 20/12/2024 Nhóm trưởng chuyên môn Người lập ma trận-đặc tả Đinh Thị Kim Chung Đinh Thị Kim Chung
  7. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn:HOÁ HỌC- Lớp:11 Thời gian:45 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ GỐC 301 ( đề có 4 trang) PHẦN 1.TRẮC NGHIỆM 4 LỰA CHỌN (4,0 điểm) Câu 1: Cho các phản ứng sau (1) S + O2→ SO2; (2) S + 3F2 → SF6; (3) Hg + S → HgS; (4) H2 + S → H2S. Số phản ứng trong đó sulfur đơn chất đóng vai trò chất khử là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 2: Trong các hợp chất sau, chất nào là hydrocarbon? A. C6H5NH2. B. C2H5OH C. CH3COOH. D. C6H6. Câu 3: Xét cân bằng hoá học diễn ra trong bình kín, ở nhiệt độ thường: 2NO2 (g) N2O4 (g)  r H298  58 kJ 0 (naâu ñoû) (khoângmaøu) Đem ngâm bình vào nước nóng (khoảng 60 ℃) một thời gian. Phát biểu nào sau đây đúng về thí nghiệm đang xét? A. vt > vn. B. Màu của khí đậm hơn. C. Phản ứng dừng lại. D. vt = vn. Câu 4: Nguyên tắc pha loãng acid H2SO4 đậm đặc là A. Đổ nước vào Acid B. Đổ từ từ acid vào nước C. Đổ từ từ nước vào Acid D. Đổ mạnh Acid vào nước Câu 5: Khi cho saccharose (C12H22O11) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc trong cốc thủy tinh thấy có bọt khí đẩy carbon trào lên khỏi cốc. Thí nghiệm trên chứng minh được tính chất nào sau đây của H2SO4 đặc? A. tính háo nước và tính oxi hóa mạnh. B. chỉ có tính oxi hóa mạnh. C. chỉ có tính háo nước. D. tính háo nước và tính khử mạnh. Câu 6: X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra khí mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 thì thấy xuất hiện kết tủa trắng. X là muối nào trong số các muối sau? A. NH4HSO3. B. (NH4)2SO4. C. NH4Cl. D. NH4NO3. Câu 7: Để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn là phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp kết tinh. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp chưng cất. D. Sắc kí cột. Câu 8: Nitric acid (HNO3) thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào sau đây? A. FeO. B. Na2O. C. Al2O3. D. CuO. Câu 9: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của sulfur? A. Sulfur vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. B. Sulfur chỉ có tính oxi hóa. C. Sulfur không có tính oxi hóa, không có tính khử. D. Sulfur chỉ có tính khử. Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li? A. Sự điện li quá trình hoà tan một chất vào nước tạo thành dung dịch.
  8. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG B. Sự điện li là quá trình phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước tạo thành các ion. D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá - khử. Câu 11: Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1 M) bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein. Tại thời điểm kết thúc chuẩn độ, hiện tượng quan sát được là : A. Chất lỏng trong dụng cụ ở vị trí (2) đã hết. B. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt bền. C. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ không màu sang màu hồng rồi lập tức mất màu. D. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ màu đỏ sang màu vàng. Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của ammonia? A. Dùng trong hệ thống làm lạnh trong công nghiệp. B. Sản xuất phân bón hóa học. C. Sản xuất nitric acid. D. Làm thuốc long đờm, thuốc bổ sung chất điện giải. Câu 13: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu A. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống. B. các hợp chất của carbon. C. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, muối carbonate, xyanide, carbide,…). D. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2). Câu 14: Hiện tượng mưa acid A. xảy ra khi nước mưa có pH < 5,6. B. là hiện tượng sẵn có trong tự nhiên. C. xảy ra do sự bốc hơi của nước rồi ngưng tụ. D. xảy ra khi nước mưa có pH < 7. Câu 15: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. Chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. B. Có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. C. Xảy ra giữa hai chất khí. D. Trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau. Câu 16: Phần lớn sulfur tồn tại ở dạng hợp chất trong thành phần của các khoáng vật, như quặng pyrite, thạch cao, barite,… Thành phần chính của quặng pyrite là A. BaSO4. B. CaSO4. C. FeS2. D. FeS. -----
  9. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG PHẦN 2. CÂU HỎI ĐÚNG/ SAI (2,0 điểm) Câu 1. H2SO4 là 1 acid mạnh được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá chất a. Sulfuric acid đặc có tính háo nước, gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da tay. b. Khi pha loãng sulfuric acid đặc cần cho từ từ nước vào acid, không làm ngược lại gây nguy hiểm. c. Khi bị bỏng sulfuric acid đặc, điều đầu tiên cần làm là xả nhanh chỗ bỏng với nước lạnh. d. Thuốc thử nhận biết sulfuric acid và muối sulfate là ion Ba2+ trong BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2. Câu 2. Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O, là một hợp chất dễ bay hơi. Cho phổ IR như sau: a) Do có peak 1720 cm-1 chứng tỏ Y có chứa liên kết C=O. b) Khối lượng phân tử của Y là 70 gam/mol. c) Trong công thức phân tử của Y có liên kết C - H. d) Y có chứa nhóm chức –CH=O. PHẦN 3. CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN(1,0 điểm) Câu 1. Cho phản ứng hoá học sau: PCl3 (g) + Cl2 (g) ⇄ PCl5 (g). Ở ToC, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau:  PCl5   0, 059 mol / L;  PCl3    Cl 2   0, 035 mol / L . Hằng số cân bằng (KC) của phản ứng tại ToC là bao nhiêu ? Câu 2. Cho từng chất: Fe, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hóa – khử là bao nhiêu? Câu 3. Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 3,7185 lít khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là bao nhiêu ? Câu 4. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X thu được như hình vẽ: Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là bao nhiêu?
  10. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG PHẦN 4 . TỰ LUẬN(3,0 điểm) Câu 1.(1,0 điểm) Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất X có pH = 4. Để thải ra ngoài môi trường theo đúng qui định thì cần phải điều chỉnh pH nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,5 nên nhà máy thường sử dụng vôi sống để xử lí. Hãy tính khối lượng vôi sống cần dùng cho 1m³ nước để nâng pH của nước thải từ 4 lên 7 (Giả thiết chỉ xảy ra phản ứng giữa ion H+ và OH– cũng như bỏ qua sự thủy phân của các muối nếu có) Câu 2. (1,0 điểm) Sulfuric acid được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc. a, Phương pháp này gồm bao nhiêu giai đoạn chính. b, Hãy cho biết giai đoạn nào trong quá trình sản xuất H2SO4 gây ra ô nhiễm môi trường. Giải thích. Câu 3. (1,0 điểm). Camphor (có trong cây long não) là một chất rắn kết tinh màu trắng hay trong suốt giống như sáp với mùi thơm đặc trưng, thường dùng trong y học. Phân tích nguyên tố của Camphor được kết quả phần trăm khối lượng các nguyên tố trong camphor như sau: % khối lượng %C %H %O Camphor 78,94% 10,53% 10,53% và phổ khối lượng của Camphor : a/ Cho biết phân tử khối của camphor. b/ Lập công thức phân tử của camphor. ……………HẾT…………… (Học sinh được sử dụng bảng HTTH các nguyên tố hóa học)
  11. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn:HOÁ HỌC- Lớp:11 Thời gian:45 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ GỐC 302 ( đề có 4 trang) PHẦN 1.TRẮC NGHIỆM 4 LỰA CHỌN (4,0 điểm) Câu 1: Cho các phương trình hoá học sau: (1) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O; (2) SO2 + Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4 Phát biểu nào sau đây đúng? A. SO2 chỉ thể hiện tính khử. B. SO2 chỉ thể hiện tính oxi hoá. C. SO2 không thể hiện tính khử và không thể hiện tính oxi hoá. D. SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử. Câu 2: Nhóm chức – COOH là của hợp chất nào sau đây? A. Alcohol. B. Ketone. C. Aldehyde. D. Carboxylic acid. Câu 3: Xét cân bằng hoá học diễn ra trong bình kín, ở nhiệt độ thường: 2NO2 (g) N2O4 (g)  r H298  58 kJ 0 (naâu ñoû) (khoângmaøu) Đem ngâm bình vào nước nóng (khoảng 60 ℃) một thời gian. Phát biểu nào sau đây đúng về thí nghiệm đang xét? A. vt > vn. B. Màu của khí đậm hơn. C. Phản ứng dừng lại. D. vt = vn. Câu 4: Nguyên tắc pha loãng acid H2SO4 đậm đặc là A. Đổ từ từ acid vào nước B. Đổ nước vào Acid C. Đổ từ từ nước vào Acid D. Đổ mạnh Acid vào nước Câu 5: Khi cho saccharose (C12H22O11) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc trong cốc thủy tinh thấy có bọt khí đẩy carbon trào lên khỏi cốc. Thí nghiệm trên chứng minh được tính chất nào sau đây của H2SO4 đặc? A. tính háo nước và tính oxi hóa mạnh. B. chỉ có tính oxi hóa mạnh. C. chỉ có tính háo nước. D. tính háo nước và tính khử mạnh. Câu 6: X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra khí mùi khai, tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thấy xuất hiện kết tủa trắng. X là muối nào trong số các muối sau? A. NH4Br. B. NaNO3. C. NH4NO3. D. NH4Cl. Câu 7: Để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn là phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp kết tinh. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp chưng cất. D. Sắc kí cột. Câu 8: Nitric acid (HNO3) thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào sau đây? A. Fe3O4. B. Na2O. C. Al2O3. D. CuO. Câu 9: Ở điều kiện thường, đơn chất sulfur có màu gì? A. Màu da cam. B. Màu đen. C. Màu đỏ. D. Màu vàng. Câu 10: Dung dịch nào dẫn điện được?
  12. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG A. C2H5OH B. NaCl C. HCHO D. C6H12O6 Câu 11: Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1 M) bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein. Tại thời điểm kết thúc chuẩn độ, hiện tượng quan sát được là : A. Chất lỏng trong dụng cụ ở vị trí (2) đã hết. B. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt bền. C. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ không màu sang màu hồng rồi lập tức mất màu. D. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ màu đỏ sang màu vàng. Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng về muối ammonium? A. Muối ammonium bền với nhiệt. B. Các muối ammonium đều tác dụng với dung dịch kiềm. C. Các muối ammonium đều bị thủy phân trong nước. D. Hầu hết các muối ammonium đều tan trong nước. Câu 13: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu A. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống. B. các hợp chất của carbon. C. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, muối carbonate, xyanide, carbide,…). D. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2). Câu 14: Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí A. CO. B. CO2. C. NO. D. SO2. Câu 15: Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là cân bằng A. bền. B. động. C. tĩnh. D. không bền. Câu 16: Phần lớn sulfur tồn tại ở dạng hợp chất trong thành phần của các khoáng vật, như quặng pyrite, thạch cao, barite,… Thành phần chính của quặng pyrite là A. BaSO4. B. CaSO4. C. FeS2. D. FeS. -----------------------------------------------
  13. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG PHẦN 2. CÂU HỎI ĐÚNG/ SAI (2,0 điểm) Câu 1: Sulfuric acid là hóa chất rất quan trọng, có hoạt tính hóa học rất mạnh a. Cho thanh Fe (iron) vào dung dịch H2SO4 loãng, iron tan ra, sủi bọt khí b. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4, xuất hiện kết tủa đen. c. Cho vụn đồng (copper) vào dung dịch sulfuric acid đặc nóng, không có xuất hiện khí mùi hắc. d. Cho từng giọt sulfuric acid đặc vào đường saccharose (C12H22O11) màu trắng, đường chuyển màu nâu → đen sau đó trào lên khỏi miệng cốc. Câu 2. Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O, là một hợp chất dễ bay hơi. Cho phổ IR như sau: a) Do có peak 1720 cm-1 chứng tỏ Y có chứa liên kết C=O. b) Khối lượng phân tử của Y là 70 gam/mol. c) Trong công thức phân tử của Y có liên kết C - H. d) Y có chứa nhóm chức –CH=O. PHẦN 3. CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN(1,0 điểm) Câu 1. Cho phản ứng sau : N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g). Ở T0C, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: [N2] = 0,01 M; [H2] = 2,0 M; [NH3] = 0,4 M. Hằng số cân bằng (KC) của phản ứng ứng tại ToC là bao nhiêu ? Câu 2. Cho từng chất: Cu, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hóa – khử là bao nhiêu? Câu 3. Cho m gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 2,9748 lít khí NO (đkc). Giá trị của m là bao nhiêu ? Câu 4. Cho phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A như hình vẽ: Giá trị m/z của mảnh ion phân tử là bao nhiêu ?
  14. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG PHẦN 4 . TỰ LUẬN(3,0 điểm) Câu 1.(1,0 điểm) Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất X có pH = 4. Để thải ra ngoài môi trường theo đúng qui định thì cần phải điều chỉnh pH nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,5 nên nhà máy thường sử dụng vôi sống để xử lí. Hãy tính khối lượng vôi sống cần dùng cho 2m³ nước để nâng pH của nước thải từ 4 lên 7 (Giả thiết chỉ xảy ra phản ứng giữa ion H+ và OH– cũng như bỏ qua sự thủy phân của các muối nếu có) Câu 2. (1,0 điểm) Sulfuric acid được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc. a) Phương pháp này gồm bao nhiêu giai đoạn chính? b) Hãy giải thích vì sao ở giai đoạn tạo ra SO3, người ta chọn điều kiện phản ứng ở nhiệt độ cao (450oC – 500oC). Câu 3. (1,0 điểm). Thuốc vitamin C (axit ascorbic) là một dạng vitamin có thể tan trong nước, tốt cho mạch máu, cơ bắp, mô liên kết và xương. Ngoài ra, sự có mặt của vitamin C còn giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, nhờ đó mà tăng tính thuận lợi cho quá trình sản xuất hồng cầu. Phân tích nguyên tố của Vitamin C được kết quả như sau: % khối lượng %C %H %O Vitamin C 40,92% 4,58% 54,50% và phổ khối lượng của Vitamin C: a/ Cho biết phân tử khối của ascorbic acid. b/ Lập công thức phân tử của ascorbic acid. ……………HẾT…………… (Học sinh được sử dụng bảng HTTH các nguyên tố hóa học)
  15. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2024-2025 Môn:HOÁ HỌC Lớp:11 MÃ ĐỀ GỐC 301 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ( đề có 4 trang) PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM(4,0 điểm) Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Câu 301 303 305 307 1 C C A B 2 D D B B 3 B B C A 4 B C A A 5 A A D D 6 B A D C 7 C A C B 8 A D B D 9 A B D D 10 C D A D 11 B A B C 12 D B C C 13 C C A A 14 A C C C 15 D B C A 16 C C D C PHẦN 2: CÂU HỎI ĐÚNG/SAI (2,0 điểm) Câu Lệnh hỏi Đáp án Đ/S a Đ 1 b S c Đ d Đ a Đ 2 b S c Đ d Đ PHẦN 3: CÂU HỎI TRẨ LỜI NGẮN(1,0 điểm) Câu Đáp án 1 48,2 2 6 3 4,05 4 78
  16. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG PHẦN 4: TỰ LUẬN(3,0 điểm) Câu Nội Dung Điểm + pH = 4 ⟶ [H ] = 10^-4 0,25 ⟶ nOH– = nH+ = 10^-4.1000 = 0,1 mol 0,25 Câu 1 (1điểm) 0,5 ⟶ nCaO = nCa(OH)2 = 0,05 ⟶ mCaO = 2,8 gam a, phương pháp gồm 3 giai đoạn chính 0,25 Câu 2 ( 1 điểm) b) Giai đoạn chuyển hóa SO2 thành SO3 ( giai đoạn 2) không thể đạt 0,75 100%. Khi đó lượng SO2 không chuyển hóa sẽ thải vào khí quyển gây ô nhiễm môi trường . Từ phổ khối lượng xác định được M của Camphor là 152 g/mol 0,25 Đặt CTTQ: CxHyOz ta có: 152 × 78,94 0,25 x= = 10 12 x100 152 × 10,53 0,25 Câu 3 ( 1 điểm) y= = 16 1x100 152 × 10,53 z= =1 16x100 0,25 Công thức phân tử của Camphor là C10H16O
  17. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2024-2025 Môn:HOÁ HỌC- Lớp:11 MÃ ĐỀ GỐC 302 Thời gian:45 phút (không kể thời gian phát đề) ( đề có 4 trang) PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM(4,0 điểm) Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Câu 302 304 306 308 1 D D A C 2 D A C B 3 B B B A 4 A B B B 5 A D B A 6 D D A C 7 C A C A 8 A A A C 9 D D C D 10 B C A C 11 B A D D 12 A C C A 13 C C D D 14 C C B B 15 B B D D 16 C B D B PHẦN 2: CÂU HỎI ĐÚNG/SAI (2,0 điểm) Câu Lệnh hỏi Đáp án Đ/S a Đ 1 b S c S d Đ a Đ 2 b S c Đ d Đ
  18. MẪU NỘP CHO TRƯỜNG PHẦN 3: CÂU HỎI TRẨ LỜI NGẮN(1,0 điểm) Câu Đáp án 1 2 2 7 3 6,72 4 142 PHẦN 4: TỰ LUẬN(3,0 điểm) Câu Nội Dung Điểm pH = 4 ⟶ [H+] = 10^-4 0,25 ⟶ nOH– = nH+ = 10^-4.2.1000 = 0,2 mol 0,25 Câu 1 (1điểm) 0,5 ⟶ nCaO = nCa(OH)2 = 0,1 ⟶ mCaO = 5,6 gam a, phương pháp gồm 3 giai đoạn chính 0,25 b, Tăng nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch, làm giảm hiệu suất phản ứng. Nhưng nếu nhiệt độ quá thấp thì phản ứng 0,75 khó xảy ra. Do đó, người ta chọn điều kiện phản ứng ở nhiệt độ Câu 2 ( 1 điểm) 450oC – 500 oC , chất xúc tác vanadium oxide để tối ưu hiệu suất phản ứng Từ phổ khối lượng xác định được M của Vitamin C 176 g/mol 0,25 Đặt CTTQ: CxHyOz ta có: 176 × 40,92 0,25 x= =6 12x 100 176 × 4,58 Câu 3 ( 1 điểm) y= =8 1x100 0,25 176 × 54,50 0,25 z= =6 16x100 Công thức phân tử của Vitamin C là C6 H8O6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
389=>2