intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Việt Hồng

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

178
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Việt Hồng. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 11. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Việt Hồng

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT HỒNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ NGỮ VĂN – GDCD NĂM HỌC 2020 - 2021 (ĐỀ CHÍNH THỨC) MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau: [...]“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn. Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui. Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại. Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao. Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp. Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao. Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ. Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay. May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may. Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều - những điều có nghĩa của trái tim. Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.”[…] (Trích “Gửi con”, Bùi Nguyễn Trường Kiên, Ru cho một thuở, NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2015) Và trả lời các câu hỏi: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2. Anh/chị hãy tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ. Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.” Câu 3. Theo anh/chị, thông điệp người cha muốn nhắn gửi đến con mình trong hai câu thơ sau là gì? Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp. Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao. II. LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1. Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về lời dạy của cha. “Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.” Câu 2. Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo khi bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. ----- HẾT ----- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 1
  2. TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT HỒNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ NGỮ VĂN – GDCD NĂM HỌC 2020 - 2021 (ĐỀ CHÍNH THỨC) MÔN: NGỮ VĂN 11 (Đáp án – thang điểm gồm có 03 trang) Phần Câu Đáp án Điểm I Đọc 3,0đ hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5đ - HS trình bày được một trong hai biện pháp tu từ sau: 0,5đ + Điệp ngữ: “Nhưng đừng”. + Liệt kê: “quên quá khứ”, “buông xuôi hôm nay”. - Tác dụng: 0,5đ 2 + Về nội dung: nhấn mạnh lời nhắn nhủ của người cha dành cho con: hãy trân quý những điều đã diễn ra ở quá khứ và đừng bao giờ bỏ cuộc ở thời điểm hôm nay. + Về hình thức: giúp đoạn thơ giàu cảm xúc, sinh động, người đọc dễ nhớ, dễ cảm. HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Con đừng nên quá tự cao tự đại. 1,5đ 3 - Khi con giỏi sẽ có người giỏi hơn, nhưng khi nhìn xuống con vẫn chưa thực sự giỏi. - Con phải biết tự đánh giá mình và nhận ra đúng tài năng, vị trí xã hội của mình. II Làm 7,0đ văn Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn 2,0đ (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về lời dạy của cha: “Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công. 1 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, xác định đúng vấn đề nghị luận: Sống 0,25đ phải biết cống hiến và hy sinh. b. Nắm được bố cục của một đoạn văn nghị luận (Mở đoạn, Triển khai 0,25đ đoạn, Kết đoạn). c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập 1,0đ luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: -Giải thích vấn đề: Những lời dạy của cha đi thật xa – trải nghiệm, tìm 2
  3. tòi, những hạt giống mới,… – sự sáng tạo, tự nguyện dâng hiến cho đời => sống là phải biết cống hiến, biết hy sinh. - Phân tích: + Đây là đức tính cần thiết của con người + Sống không chỉ đòi hỏi mà còn phải biết cống hiến, biết hy sinh cho người khác. +Khi biết vì người khác mà hy sinh, cống hiến chúng ta sẽ được xã hội tôn trọng, được mọi người yêu quý. - Bàn luận: Phê phán những người nhỏ nhen, ích kỷ, chỉ sống vì bản thân. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy ngĩ mới mẻ, 0,5đ phù hợp với vấn đề nghị luận; Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp; Vận dụng những kiến thức, kĩ năng để lập dàn bài (tìm luận điểm, luận cứ). Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo 5,0đ khi bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: diễn biến tâm lí của nhân vật Chí 0,5đ Phèo khi bị cự tuyệt quyền làm người. b. Đảm bảo được bố cục 3 phần: nhiệm vụ của từng phần (Mở bài, 0,5đ Thân bài, Kết bài). c. Triển khai các vấn đề thành các luận điểm nghị luận: Vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. Có thể viết bài văn theo định hướng sau: - Giới thiệu khái quát về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo . 0,5đ - Giới thiệu nhân vật Chí Phèo và dẫn đề. - Khái quát về cuộc đời của Chí Phèo trước khi bị cự tuyệt: 0,5đ + Chí Phèo là một thanh niên lao động bình thường, có tuổi thơ bất 2 hạnh, có lòng tự trọng và có ước mơ. + Vì ghen tuông vô cớ, Lí Kiến đã đẩy Chí vào tù 7 - 8 năm. Sau khi ra tù, Chí đã bị biến đổi về cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. + Trong một đêm trăng, khi Chí Phèo gặp Thị Nở - người đàn bà xấu xí, dở hơi, Chí đã thức tỉnh về nhân tính. Chính tình yêu thương của Thị và bát cháo hành, Chí Phèo đã cởi bỏ lớp vỏ của con quỷ dữ để trở thành người lương thiện. + Thế nhưng Chí Phèo lại tuyệt vọng khi bị Thị khước từ tình cảm. Vì bà cô Thị cấm cản, không cho Thị lấy “cái thằng không cha”, là “kẻ 3
  4. chuyên rạch mặt ăn vạ”. Và rồi Chí tiếp tục rơi vào bi kịch - bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. - Diễn biến tâm lí của Chí Phèo khi bị cự tuyệt quyền làm người: 1,5đ + Chí Phèo thất vọng và đau đớn:  Thị đã trút cơn tức giận lên Chí, hắn ngồi ngẩn mặt, sửng sốt và đuổi theo Thị. Thế nhưng Thị đã gạt tay hắn ra giúi thêm cho hắn một cái. Chính thái độ của Thị đã khiến hắn từ hy vọng rơi xuống vực thẳm của sự thất vọng. (dẫn chứng và phân tích).  Chí cảm thấy đau đớn nên đã tìm đến rượu. (dẫn chứng và phân tích). + Chí Phèo phẫn uất và tuyệt vọng:  Trong cơn say, Chí xách dao đi đến nhà Thị Nở để trả thù (dẫn chứng và phân tích).  Nhưng Chí quên rẽ vào nhà Thị Nở, mà đến thẳng nhà Bá Kiến để đòi làm người lương thiện. (dẫn chứng và phân tích).  Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự sát, kết thúc cuộc đời đầy bi kịch. (dẫn chứng và phân tích). - Đánh giá chung: 0,5đ + Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. + Đặc sắc nghệ thuật: xây dựng nhân vật điển hình, kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ sinh động, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc,… d. Vận dụng những kiến thức, kĩ năng để lập dàn bài (tìm luận điểm, 1,0đ luận cứ) TỔNG I + II.1 + II.2 10đ * Lưu ý chung: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống hướng dẫn chấm, có những ý ngoài hướng dẫn chấm, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu nghị luận văn học chỉ viết một đoạn văn. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2