
SỞ GD VÀ ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT PHAN ĐNH GIT
Đề chính thức
Có 01 trang
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI K I
Môn: Ngữ văn – Lớp 12
Năm học: 2022 – 2023
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Họ, tên thí sinh: ……..…....................... Số báo danh: ..........................................
ĐỀ CHẴN
I.ĐỌC-HIỂU (3.0 điểm )
Đọc văn bản sau:
Xin đừng gọi bằng ngôn từ hoa mỹ
Những sông dài biển rộng những tài nguyên
Tổ quốc tôi, vùng quê nghèo lặng lẽ
Trên bản đồ, không dấu chấm, không tên.
Ở nơi đó, đất khô cằn cháy bỏng
Tre còng lưng nhẫn nại đứng trưa hè
Đất khô nỏ chân chim mùa nắng hạn
Ngọn gió Lào héo hắt cỏ chân đê.
(...)
Ở nơi đó, tuổi thơ tôi đã sống
Tôi yêu thương bằng tất cả tâm hồn
Dẫu lưu lạc khắp chân trời góc bể
Giấc mơ nào cũng bóng dáng quê hương.
( Nguyễn Huy Hoàng,Văn nghệ quân đội,Nsố 39, 12/2010)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra hai từ ngữ trong đoạn trích miêu tả thiên nhiên khắc nghiệt.
Câu 3. Câu thơ Xin đừng gọi bằng ngôn từ hoa mỹcó ý nghĩa như thế nào?
Câu 4. Anh chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện trong
đoạn trích.
II.LÀM VĂN (7.0 điểm )
Câu 1 (2,0 điểm)
Dựa vào nội dung trong đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của quê hương trong đời sống mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm)
…“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn
hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói
núi Mèo đốt nương xuân. …Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà
không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín
đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất
mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
…Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông
này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô
non đầu mùa. Mà tịnh không bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một
đàn hươu thơ ngộ cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một
bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr191).
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà trong đoạn trich.
Từ đó nhận xét phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Tuân.
......................... HẾT ...........................