intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC CHÂU ĐỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỔ BỘ MÔN NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 I/ VĂN HỌC 1/ Truyện và ký - Tôi đi học (Thanh Tịnh); - Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng); - Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố); - Lão Hạc (Nam Cao); - Cô bé bán diêm (An-đéc-xen). * Nhận biết tác giả, thể loại, cốt truyện, nhân vật, sự việc; * Hiểu, cảm nhận diễn biến tâm trạng nhân vật, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa giáo dục và những chi tiết đặc sắc trong các văn bản; * Biết liên hệ và rút ra bài học cho bản thân. 2/Thơ - Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh. * Nhận biết tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đoạn trích. * Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. II/ TIẾNG VIỆT - Trường từ vựng; - Từ tượng hình, từ tượng thanh; - Nói quá; Nói giảm, nói tránh - Câu ghép - Dấu ngoặc kép * Nắm vững khái niệm; xác định từ, các biện pháp tu từ và phân tích được giá trị của chúng có trong đoạn văn, đoạn thơ; biết cách sử dụng những đơn vị kiến thức đã học có hiệu quả trong văn cảnh cụ thể. * Xác định được, phân tích được cấu tạo câu ghép; Biết các quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép và sử dụng câu ghép có hiệu quả. * Nắm được công dụng, chức năng của dấu ngoặc kép và sử dụng một cách có hiệu quả trong việc tạo lập văn bản. III/ TẬP LÀM VĂN - Nắm vững kiến thức về: Chủ đề, bố cục, đoạn văn, liên kết các đoạn văn trong văn bản. - Tạo lập văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. -------HẾT------- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 NĂM HỌC: 2022 - 2023
  2. I/ MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: 1. KIẾN THỨC: Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 8 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. KĨ NĂNG VÀ NĂNG LỰC: - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản (viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm) 3. THÁI ĐỘ: - Chủ động tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận - Số câu: 6 - Thời gian: 90 phút - III/ MA TRẬN Mức độ cần đạt Tên chủ đề/ bài học Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng cao I/ĐỌC HIÊU Ngữ liệu: - Nhận biết - Hiểu được chủ - Từ nội Văn học tên những tác đề nội dung, nghệ dung ngữ -Tôi đi học (Thanh phẩm (đoạn thuật, ý nghĩa giáo liệu, học Tịnh); trích) tác giả, dục và những chi sinh trình -Trong lòng mẹ thể loại, cốt tiết đặc sắc trong bày quan (Nguyên Hồng); truyện, nhân văn bản; cảm điểm, suy - Tức nước vỡ bờ (Ngô vật, sự việc; nhận diễn biến nghĩ, rút Tất Tố); - Nhận biết tâm trạng nhân bài học của - Lão Hạc (Nam Cao); được ngôi kể, vật, bản thân - Cô bé bán diêm (An- người kể - Giải thích được về vấn đề đéc-xen). chuyện. một số hình ảnh, đặt ra - Đập đá ở Côn Lôn - Nhận diện chi tiết trong tác trong văn (Phan Châu Trinh) được hoàn phẩm; bản. cảnh của - Trình bày được nhân vật. tính cách nhân vật thể hiện qua hành động. Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1.0 1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% Tiếng Việt - Nắm được - Hiểu được giá trị - Trường từ vựng; khái niệm, sử dụng của - Từ tượng hình, từ đặc điểm, trường từ vựng, từ tượng thanh; công dụng; tượng hình , - Nói quá; Nói giảm, - Xác định tượng thanh, các nói tránh được các từ biện pháp tu từ,
  3. - Câu ghép cùng chung câu ghép và dấu - Dấu ngoặc kép trường từ ngoặc kép. vựng, từ - Giải thích được tượng hình, tác dụng, ý nghĩa tượng thanh, của việc dùng từ các biện pháp tượng hình, tượng tu từ và câu thanh, các biện ghép pháp tu từ, dấu ngoặc kép và câu ghép. Số câu: 1 1 2 Số điểm 1.0 1.0 2.0 Tỉ lệ % 10% 10% 20% II/ TẠO LẬP VĂN BẢN: Tạo lập một Tự sự kết hợp miêu tả văn bản tự và biểu cảm. sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. Số câu: 1 1 Số điểm 5.0 5.0 Tỉ lệ % 50% 50% Tổng số câu 2 2 1 1 6 Tổng số điểm 2.0 2.0 1.0 5.0 10 đ Tỉ lệ % 20% 20% 10% 50% 100% -------HẾT-------
  4. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới. “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại: - Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ. Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa...” Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Chỉ ra ngôi kể được sử dụng? Câu 2 (1,0 điểm) Xác định chủ đề của đoạn văn trên? Qua đoạn trích, em có cảm nhận gì về tình mẫu tử? Câu 3 (1,0 điểm) Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”. Câu 4 (1,0 điểm) Chỉ ra các câu ghép trong đoạn trích sau và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? “Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn. Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng.” (Cô bé bán diêm - An-đéc-xen) Câu 5 (1,0 điểm) Xác định và giải thích ý nghĩa của biện pháp tu từ nói quá trong phần trích sau: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên. (Hồ Chí Minh) II/ TẠO LẬP VĂN BẢN: (5,0 điểm) Tuổi học trò thường có nhiều kỉ niệm đẹp bên mái trường. Em hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô hoặc bạn bè. ……………… HẾT …………………
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: Ngữ văn 8 - NĂM HỌC: 2022 – 2023 Câu 1 (1,0 điểm): Học sinh trả lời được: - Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Trong lòng mẹ”(0,25 đ). - Tác giả: Nguyên Hồng. (0,25 đ). - Sử dụng ngôi kể thứ nhất- người kể chuyện xưng tôi (0,5 đ). Câu 2 (1,0 điểm): - Chủ đề của đoạn văn: Cảm giác sung sướng, hạnh phúc của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. (0,5 đ) - Học sinh trình bày được cảm nhận về tình mẫu tử. (0,5 đ) Câu 3 (1,0 điểm): Học sinh nêu được nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh): Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. Câu 4 (1,0 điểm): - Học sinh xác định đúng câu ghép: (0.5 đ) Câu 1: Em / vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa / vụt tắt, lò sưởi / biến mất. Câu 2: Em / ngồi đó, tay / cầm que diêm đã tàn hẳn. - Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế: Đồng thời. (0,5 đ) Câu 4 (1,0 điểm): - Biện pháp nói quá: Đào núi và lấp biển. (0,5đ) - Giải thích ý nghĩa: Chỉ công việc hết sức to lớn và rất khó khăn . (0,5đ) Câu 5 (5,0 điểm): a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả về dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh trình bày theo những gợi ý sau: * Mở bài: (0,5 đ) Giới thiệu chung về kỉ niệm đáng nhớ. (Kỉ niệm đó với ai? Khi nào?) * Thân bài: (4,0 đ) - Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra sự việc. - Kể chi tiết kỉ niệm. Kỉ niệm ấy có điều gì khiến em xúc động và nhớ mãi? Lưu ý: Trong khi kể kỉ niệm, học sinh cần kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn. * Kết bài: (0,5 đ) Nêu cảm nghĩ và ấn tượng của em về kỉ niệm đáng nhớ. Biểu điểm: - Điểm 5: đảm bảo các yêu cầu trên. - Điểm 4: đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên. - Điểm 3: đảm bảo các yêu cầu về kiến thức. Có vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm nhưng còn hạn chế; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Điểm 3: đảm bảo phần lớn các yêu cầu về kiến thức. Có vận dụng yếu tố miêu tả và
  6. biểu cảm nhưng còn hạn chế; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Điểm 2: bài viết sơ sài, nội dung kiến thức còn lan man. Vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa được phù hợp. Mắc khá nhiều lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Điểm 1: bài viết sơ sài, không vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm; hạn chế về diễn đạt, dùng từ … - Điểm 0: không đạt yêu cầu nào về các biểu điểm trên hoặc bài viết để giấy trắng. * Lưu ý: giáo viên trong quá trình chấm bài cần trân trọng sự sáng tạo và cảm xúc của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2