intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam". Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY Môn: Sinh học – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 401 Họ và tên: ………………………………………………… SBD:……………… Lớp:………….. A. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1: Khi nói về thông tin giữa các tế bào, phát biểu nào sau đây đúng? A. Là cơ chế tiếp nhận và xử lí thông tin giữa các cơ quan trong hệ cơ quan. B. Là cơ chế tiếp nhận, xử lí thông tin xảy ra ở các bào quan trong tế bào. C. Là quá trình cơ thể tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các cơ thể khác. D. Là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. Câu 2: Ở nhân tế bào của sinh vật nhân thực, thành phần cấu tạo của chất nhiễm sắc gồm: A. DNA và RN B. DNA và protein. C. Protein và lipid. D. RNA và protein. Câu 3: Khi nói đến các dạng năng lượng trong tế bào, những nhận định nào sau đây đúng? (1) Năng lượng hóa học là năng lượng dữ trữ trong các liên kết hóa học. (2) Quang năng là năng lượng chuyển hóa từ ánh sáng mặt trời vào tế bào. (3) Năng lượng cơ học, năng lượng điện liên quan đến sự chuyển động của các phân tử vật chất. (4) Nhiệt năng giữ nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể. A. 1, 2 và 4 B. 1, 2 và 3. C. 2, 3 và 4. D. 1, 3 và 4. Câu 4: Quan sát hình và cho biết đâu là hình chỉ bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho tế bào động vật? Hình 1 A. Hình 4. Hình 3 Hình 4 B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 1. Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây phản ánh đúng với đặc điểm “Hệ thống mở và tự điều chỉnh”? A. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên DNA từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. Thế giới sinh vật trên Trái Đất liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa. C. Sinh vật với môi trường luôn có tác động qua lại thông qua trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. D. Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những tổ tiên ban đầu nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung. Câu 6: Nguyên tố hóa học nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ? A. Nitrogen. B. Carbon. C. Oxygen. D. Hydrogen. Câu 7: Cho các ý sau, có bao nhiêu ý đúng khi nói về chức năng của Lipid? (1) Dự trữ năng lượng trong tế bào Trang 1/3 – Mã đề 401
  2. (2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất (3) Tham gia vào cấu trúc của hormone (4) Tham gia vào cấu trúc thành tế bào thực vật. (5) Tham gia cấu tạo vật chất di truyền. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 8: Trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào, phân tử tín hiệu làm biến đổi hình dạng của thụ thể ở giai đoạn nào? A. Dung hợp và tiếp nhận. B. Tiếp nhận và truyền tín hiệu. C. Truyền tín hiệu và đáp ứng. D. Dung hợp và đáp ứng. Câu 9: Trao đổi chất qua màng tế bào thực chất là A. quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào. B. quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua thành tế bào. C. quá trình vận chuyển các chất chỉ theo một chiều ra khỏi tế bào qua thành tế bào. D. quá trình vận chuyển các chất chỉ theo một chiều ra khỏi tế bào qua màng tế bào. Câu 10: Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây? A. Hệ thống nội màng. B. Bộ khung xương tế bào. C. Các bào quan có màng bao bọc. D. Ribosome và các hạt dự trữ. Câu 11: Tính phân cực của nước là do A. đôi electron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hydrogen. B. khối lượng phân tử của hydrogen lớn hơn khối lượng phân tử của oxygen. C. khối lượng phân tử của oxygen lớn hơn khối lượng phân tử của hydrogen. D. đôi electron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía oxygen. Câu 12: Những nguồn thực phẩm nào sau đây cung cấp carbohydrate cho cơ thể sinh vật? 1) Tinh bột 2) Thịt 3) Quả chín 4) Đường A. 2, 3 và 4. B. 1, 3 và 4. C. 1, 2 và 4. D. 1, 2 và 3. Câu 13: Những thành phần cấu tạo nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? (1) Lục lạp (2) Màng sinh chất (3) Thành tế bào (4) Trung thể. A. 2, 4. B. 2,3. C. 1, 4. D. 1,3. Câu 14: Quá trình chuyển đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác và luôn tuân theo các quy luật vật lí cơ bản về nhiệt động học gọi là quá trình gì? A. Quá trình chuyển hoá vật chất. B. Quá trình dị hoá. C. Quá trình chuyển hoá năng lượng. D. Quá trình đồng hoá. Câu 15: Quan sát vật nào dưới đây phải cần sử dụng kính hiển vi? A. Con kiến. B. Con ong. C. Tế bào vảy hành. D. Tép tỏi. Câu 16: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử A. protein xuyên màng. B. cholesteron. C. protein bám màng. D. phospholipid. Câu 17: Vì sao các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể? A. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy. B. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. C. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzym. D. Chiếm khối lượng nhỏ. Câu 18: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở vận chuyển chủ động mà không có ở vận chuyển thụ động? Trang 2/3 – Mã đề 401
  3. A. Những phân tử có thể đi qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất. B. Sự khuếch tán các chất diễn ra theo chiều gradient nồng độ. C. Nước thẩm thấu qua màng bán thấm ngăn cách giữa 2 vùng có nồng độ chất tan khác nhau. D. Sự vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ và thường tiêu tốn năng lượng. Câu 19: Các đơn phân cấu tạo nên protein khác nhau bởi thành phần nào sau đây? A. Gốc R. B. Nitrogenous base. C. Nhóm amino. D. Nhóm carboxyl. Câu 20: Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ loại phân tử nào? A. Protein. B. Peptidoglycan. C. Cellulose. D. Phospholipid. Câu 21: Đặc điểm nào sau đây là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ? A. Tế bào có kích thước lớn, trung bình khoảng 10-100 nm. B. Mỗi bào quan có cấu trúc đặc trưng và thực hiện chức năng nhất định. C. Các bào quan trong tế bào đều có màng bao bọc. D. Nhân có màng bọc, ngăn cách với tế bào chất bên ngoài. B. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1(1,0 điểm): Trong các tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây, tế bào nào có nhiều ti thể hơn, vì sao?. Câu 2 (1,0 điểm): Vì sao ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?. Câu 3 (1,0 điểm): Hiện tượng xâm nhập mặn có thể khiến hàng loạt cây trồng bị chết và không thể tiếp tục gieo trồng những loài cây đó trên vùng này nữa. Em hãy giải thích hiện tượng trên. ===== HẾT ===== Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3/3 – Mã đề 401
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2