intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD&DT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút, (không kể thời gian phát đề) ĐỀ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình dị hóa? A. Tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản. B. Tổng hợp chất khí. C. Phân giải chất hữu cơ thành các chất tương đồng nhau. D. Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng. [] Câu 2: Khi nói đến vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chúng cung cấp O2 II. Chúng cung cấp thức ăn, nơi ở. III. Chúng cung cấp hoạt động sống của sinh vật. IV. Điều hòa khí hậu, tạo nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. [] Câu 3: Cây ngô, hút nước chủ yếu qua bộ phận nào? A. Mạch gỗ. B. Mạch rây. C. Lông hút. D. Tế bào biểu bì. [] Câu 4: Rễ hấp thụ các nguyên tố khoáng dưới dạng nào? A. Ion B. Chất hữu cơ. C. Hợp chất vô cơ. D. Xác hữu cơ. [] Câu 5: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu: A. Nước và các ion khoáng B. Amit và hooc môn C. Axitamin và vitamin D. Xitôkimin và ancaloit [] Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự thoát hơi nước ở thực vật? I. Hai con đường thoát hơi nước qua lá là qua bề mặt lá (cutin) và thoát hơi nước qua lỗ khí khổng. II. Thoát hơi nước ở lá tạo lực hút kéo nước và các chất hòa tan đi theo một chiều từ rễ lên lá III. Thoát hơi nước làm khí khổng mở ra tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. IV. Làm tăng nhiệt độ bề mặt của lá, khi nhiệt môi trường thay đổi. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. [] Câu 7: Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng khi: A. đưa cây ra ngoài sáng B. tưới nước cho cây C. bón phân cho cây D. đưa cây vào trong tối [] Câu 8: Bào quan nào của tế bào thực vật thực hiện chức năng quang hợp? A. Ribôxôm. B. Ti thể. C. Lục lạp. D. Không bào [] Câu 9: Trong lục lạp không có loại sắc tố quang hợp nào? A. Chlorophyll a. B. Chlorophyll b. C. Diệp lục c. D. Carotene. [] Câu 10: Vì sao lá cây có màu xanh lục? A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  2. C. Vì nhóm sắc tố phụ (carotenoid) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. D. Vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ. [] Câu 11: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Calvin là: A. khử PGA thành G3P → cố định CO2→ tái sinh RuBP B. cố định CO2→ tái sinh RuBP → khử PGA thành G3P C. khử PGA thành G3P → tái sinh RuBP → cố định CO2. D. cố định CO2 → khử PGA thành G3P → tái sinh RuBP. [] Câu 12: Giai đoạn chung của quá trình lên men và hô hấp hiếu khí là: A. chuối truyền electron. B. chương trình Krebs . C. đường phân. D. tổng hợp Acetyl – CoA [] Câu 13: Khi tìm hiểu hô hấp ở thực vật. Có bao nhiêu giải thích sau đây đúng? I. Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp. II. Hô hấp là quá trình tổng các hợp chất hữu cơ phức tạp. III. Hô hấp là tạo ra ATP và nhiệt. IV. Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất phổ biến là cellulose. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. [] Câu 14: Khi nói về quá trình hô hấp kị khí ở tế nào nhân thực nhận định nào dưới đây đúng? A. Nơi diễn ra ở tế bào chất và ti thể. B. Sản phẩm là hợp chất hữu cơ, O2 và H2O. C. Gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men. D. Là quá trình chuyển hoá kị khí diễn ra trong ti thể. [] Câu 15: Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn. B. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn. C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn. D. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn. [] Câu 16. Tôm và Cua trao đổi khí với môi trường nhờ : A. da. B. ống khí. C. mang. D. phế nang. [] Câu 17: Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật. B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng. C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng. D. Điều hòa không khí. [] Câu 18: Bệnh nào sau đây có liên quan đến đường hô hấp? A. Lao phổi B. Viêm gan C. Hở van tim D. Loét dạ dày [] Câu 19: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất? A. phổi của bò sát. B. phổi của chim. C. phổi và da của ếch nhái. D. da của giun đất. [] Câu 20: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào? A. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. B. Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. C. Máu và dịch mô. D. Tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn. [] Câu 21: Mao mạch không xuất hiện ở hệ tuần hoàn nào sau đây? A. Hệ tuần hoàn hở. B. Hệ tuần hoàn kép.
  3. C. Hệ tuần hoàn đơn. D. Hệ tuần hoàn kín. [] Câu 22: Động vật nào chưa có hệ tuần hoàn? A. Động vật đơn bào. B. Lớp cá. C. Lớp bò sát. D. Lớp chim. [] Câu 23: Trong chu kì tim, các pha hoạt động lần lượt như thế nào? A. Pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha dãn chung. B. Pha co tâm nhĩ → pha dãn chung → pha co tâm thất. C. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung. D. Pha dãn chung → pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất. [] Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai? A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim dãn, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim co. B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm và yếu làm huyết áp hạ. C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm. D. Ở người, huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài, đó là chứng huyết áp cao. [] Câu 25: Miễn dịch không đòi hỏi cơ thể phải tiếp xúc trước với kháng nguyên gọi là gì? A. Miễn dịch thể dịch. B. Miễn dịch tế bào. C. Miễn dịch đặc hiệu. D. Miễn dịch không đặc hiệu. [] Câu 26: Miễn dịch đặc hiệu bao gồm những loại nào? A. Miễn dịch tế bào, miễn dịch thể dịch. B. Miễn dịch cơ thể, miễn dịch thể dịch. C. Miễn dịch tế bào, miễn dịch cơ thể. D. Miễn dịch tế bào, miễn dịch cơ quan, miễn dịch cơ thể. [] Câu 27: Nguyên tắc hoạt động của kháng nguyên và kháng thể là gì? A. Tất cả kháng thể đều chống lại được kháng nguyên lạ. B. Khi có kháng nguyên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên đó. C. Kháng nguyên sẽ phản ứng với mọi loại kháng thể trong cơ thể. D. Kháng thể có tính vạn năng, nghĩa là nó tiêu diệt mọi chất lạ xâm nhập vào cơ thể. [] Câu 28: Khi nói đến miễn dịch, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? A. Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. B. Miễn dịch là bảo vệ của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể khoẻ mạnh, không mắc bệnh. C. Miễn dịch được chia thành ba loại D. Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. [] PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (1,0 điểm). Giải thích câu nói: “Nhai kĩ no lâu” theo quan điểm sinh học Câu 2 (1,0 điểm). Giải thích vì sao sau cơn mưa lớn giun đất thường chui hết lên khỏi mặt đất. Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm? ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có 3 trang
  4. SỞ GD&DT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút, (không kể thời gian phát đề) ĐỀ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất Câu 1 Thứ tự các giai đoạn của quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới là: A. Tổng hợp → Phân giải → Huy động năng lượng. B. Tổng hợp → Huy động năng lượng → Phân giải . C. Phân giải → Tổng hợp → Huy động năng lượng. D. Huy động năng lượng → Phân giải → Tổng hợp. [] Câu 2: Khi nói đến vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chúng cung cấp CO2 II. Chúng cung cấp thức ăn, nơi ở. III. Chúng cung cấp hoạt động sống của sinh vật. IV. Điều hòa khí hậu, tạo nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. [] Câu 3: Cây ngô, hút nước chủ yếu qua bộ phận nào? A. Mạch gỗ. B. Mạch rây. C. Lông hút. D. Tế bào biểu bì. [] Câu 4: Ion khoáng từ môi trường đất được hấp thụ vào cây theo mấy cơ chế? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. [] Câu 5: Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là A. fructôzơ. B. glucôzơ. C. saccarôzơ. D. ion khoáng. [] Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự thoát hơi nước ở thực vật? I. Con đường thoát hơi nước qua lá chủ yếu là qua bề mặt lá (cutin). II. Thoát hơi nước ở lá tạo lực hút kéo nước và các chất hòa tan đi theo một chiều từ rễ lên lá III. Thoát hơi nước làm khí khổng mở ra tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. IV. Làm tăng nhiệt độ bề mặt của lá, khi nhiệt môi trường thay đổi. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. [] Câu 7: NH+ trong đất chuyển hoá thành NO3 là do nhóm vi sinh vật nào? 4 - A. Vi khuẩn cố định nitrogen. B. Vi khuẩn Nitrate hoá. C. Vi khuẩn kí sinh. D. Vi khuẩn phản nitrate. [] Câu 8: Trong pha sáng quang hợp, sản phẩm nào sau đây được giải phóng ra môi trường? A. H2O. B. CO2. C. ATP. D. O2. [] Câu 9: Trong lục lạp không có loại sắc tố quang hợp nào? A. Chlorophyll a. B. Chlorophyll b. C. Diệp lục c. D. Carotene. [] Câu 10: Vì sao lá cây có màu xanh lục? A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. C. Vì nhóm sắc tố phụ (carotenoid) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  5. D. Vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ. [] Câu 11: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Calvin là: A. khử PGA thành G3P → cố định CO2→ tái sinh RuBP B. cố định CO2→ tái sinh RuBP → khử PGA thành G3P C. khử PGA thành G3P → tái sinh RuBP → cố định CO2. D. cố định CO2 → khử PGA thành G3P → tái sinh RuBP. [] Câu 12: Giai đoạn chung của quá trình lên men và hô hấp hiếu khí là: A. chuối truyền electron. B. chương trình Krebs . C. đường phân. D. tổng hợp Acetyl – CoA [] Câu 13: Khi tìm hiểu hô hấp ở thực vật. Có bao nhiêu giải thích sau đây đúng? I. Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp. II. Hô hấp là quá trình tổng các hợp chất hữu cơ phức tạp. III. Hô hấp là tạo ra khí O2. IV. Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất phổ biến là cellulose. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. [] Câu 14: Khi nói về quá trình hô hấp kị khí ở tế nào nhân thực nhận định nào dưới đây đúng? A. Nơi diễn ra ở tế bào chất và ti thể. B. Sản phẩm là hợp chất hữu cơ, O2 và H2O. C. Gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men. D. Là quá trình chuyển hoá kị khí diễn ra trong ti thể. [] Câu 15: Các bộ phận nào của ống tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học? A. Miệng, dạ dày, ruột non. B. Dạ dày, ruột non, ruột già. C. Miệng, thực quản, dạ dày. D. Thực quản, dạ dày, ruột non. [] Câu 16. Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật. B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng. C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng. D. Điều hòa không khí. [] Câu 17: Giun dẹp trao đổi khí bằng hình thức nào? A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua hệ thống ống khí. C. Qua mang. D. Qua phổi. [] Câu 18: Bệnh nào sau đây có liên quan đến đường hô hấp? A. Lao phổi B. Viêm gan C. Hở van tim D. Loét dạ dày [] Câu 19: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất? A. phổi của bò sát. B. phổi của chim. C. phổi và da của ếch nhái. D. da của giun đất. [] Câu 20: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào? A. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. B. Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. C. Máu và dịch mô. D. Tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn. [] Câu 21: Mao mạch không xuất hiện ở hệ tuần hoàn nào sau đây?
  6. A. Hệ tuần hoàn hở. B. Hệ tuần hoàn kép. C. Hệ tuần hoàn đơn. D. Hệ tuần hoàn kín. [] Câu 22: Động vật nào chưa có hệ tuần hoàn? A. Động vật đơn bào. B. Lớp cá. C. Lớp bò sát. D. Lớp chim. [] Câu 23: Trong chu kì tim, pha co âm nhĩ hoạt động với thời gian bao nhiêu? A. 0,3s B. 0,4s C. 0,1s D. 0,8s [] Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai? A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim dãn, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim co. B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm và yếu làm huyết áp hạ. C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm. D. Ở người, huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài, đó là chứng huyết áp cao. [] Câu 25: Miễn dịch không đòi hỏi cơ thể phải tiếp xúc trước với kháng nguyên gọi là gì? A. Miễn dịch thể dịch. B. Miễn dịch tế bào. C. Miễn dịch đặc hiệu. D. Miễn dịch không đặc hiệu. [] Câu 26: Miễn dịch đặc hiệu bao gồm những loại nào? A. Miễn dịch tế bào, miễn dịch thể dịch. B. Miễn dịch cơ thể, miễn dịch thể dịch. C. Miễn dịch tế bào, miễn dịch cơ thể. D. Miễn dịch tế bào, miễn dịch cơ quan, miễn dịch cơ thể. [] Câu 27: Nguyên tắc hoạt động của kháng nguyên và kháng thể là gì? A. Tất cả kháng thể đều chống lại được kháng nguyên lạ. B. Khi có kháng nguyên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên đó. C. Kháng nguyên sẽ phản ứng với mọi loại kháng thể trong cơ thể. D. Kháng thể có tính vạn năng, nghĩa là nó tiêu diệt mọi chất lạ xâm nhập vào cơ thể. [] Câu 28: Khi nói đến miễn dịch, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? A. Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. B. Miễn dịch là bảo vệ của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể khoẻ mạnh, không mắc bệnh. C. Miễn dịch được chia thành ba loại D. Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. [] PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1: Giải thích câu nói: “Nhai kĩ no lâu” theo quan điểm sinh học Câu 2: Giải thích vì sao sau cơn mưa lớn giun đất thường chui hết lên khỏi mặt đất. Câu 3: Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm? ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có 3 trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2