intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP Môn: SINH HỌC – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 402 (Đề gồm 03 trang) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ....................... I. Trắc nghiệm:(7,0 điểm) Câu 1. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi như thế nào? A. Biến đổi hóa học các chất trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. B. Biến đổi cơ học các chất trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào. C. Biến đổi cơ học các chất trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. D. Biến đổi cơ học và hóa học các chất trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Câu 2. Mực ống, bạch tuột, giun đốt và động vật có xương sống có hệ tuần hoàn nào sau đây? A. kín. B. kép. C. đơn. D. hở. Câu 3. Vi khuẩn gây bệnh cho động vật và người như thế nào? A. Lấy chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá của người và động vắt, làm suy yếu cơ thể, có thể gây tử vong. B. Xâm nhập vào tế bào và can thiệp vào hoạt động của tế bào để tạo ra các phần tử mới, gây suy yếu, huỷ hoại các tế bào cơ thể. C. Giải phóng độc tố, huỷ hoại các tế bào cơ thể. D. Xuyên thủng tế bào cơ thể, lấy chất dinh dưỡng từ tế bào, huỷ hoại các tế bào mà chúng kí sinh. Câu 4. Loài châu chấu có hình thức hô hấp nào sau đây? A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. C. Hô hấp bằng mang. D. Hô hấp bằng phổi. Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất ? A. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài. B. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn bé hơn bên ngoài. C. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2. D. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2. Câu 6. Quan sát hình bên, hãy cho biết đây là cấu tạo của cơ quan nào? A. Tuần hoàn kín. B. Hệ mạch máu. C. Hệ tuần hoàn kép. D. Hệ tuần hoàn đơn. ĐỀ 402 | 1
  2. Câu 7. Sản phẩm của pha tối là A. O2, ATP, NADPH B. H2O, O2, ATP C. H2O, ATP, NADPH D. chất hữu cơ, H2O, NADH + và ADP Câu 8. Chu kì hoạt động của tim bắt đầu bằng A. tâm nhĩ (phải và trái) co, đẩy máu từ tâm thất xuống tâm nhĩ. Tâm thất (phải và trái) tiếp đó co, đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ. B. tâm thất (phải và trái) co, đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm nhĩ (phải và trái) tiếp đó co, đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ. C. tâm thất (phải và trái) co, đẩy máu từ tâm thất xuống tâm nhĩ. Tâm nhĩ (phải và trái) tiếp đó co, đẩy máu từ tâm nhĩ vào động mạch phổi và động mạch chủ. D. tâm nhĩ (phải và trái) co, đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất (phải và trái) tiếp đó co, đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ. Câu 9. Hô hấp hiếu khí và lên men đều có chung giai đoạn nào? A. chuỗi truyền electeron. B. đường phân. C. chu trình Krebs. D. Tổng hợp acetyl-CoA. Câu 10. Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng của A. thực vật đối với trọng lực (lực hút trái đất). B. thực vật đối với ánh sáng. C. thực vật đối với tác động cơ học (tiếp xúc) đến từ một phía. D. cơ quan, bộ phận thực vật đối với các chất hóa học. Câu 11. Sự hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút theo cơ chế nào? A. Khuếch tán. B. Chủ động. C. Thụ động và chủ động. D. Thụ động. Câu 12. Nguồn cung cấp nitrogen tự nhiên chủ yếu cho cây là những nguồn nào? A. các phản ứng quang hóa và quá trình cố định đạm của vi khuẩn. B. quá trình phân giải xác sinh vật và quá trình cố định đạm của vi khuẩn. C. phân bón hóa học và quá trình có định đạm của vi khuẩn. D. vi khuẩn nitrate hóa và phản nitrate hóa. Câu 13. Đâu không phải là điểm khác nhau giữa miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu? A. Miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, còn miễn dịch không đặc hiệu không có khả năng trên. B. Miễn dịch đặc hiệu hình thành trong đời sống của từng cá thể, còn miễn dịch không đặc hiệu không có ngay từ khi sinh ra. C. Miễn dịch đặc hiệu có ở động vật không xương sống, còn miễn dịch không đặc hiệu có ở tất cả động vật. D. Miễn dịch đặc hiệu đáp ứng chậm, còn miễn dịch không đặc hiệu đáp ứng tức thời. Câu 14. Khi sống trong bóng tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng là do A. auxin phân bố đồng đều ở hai phía chồi đỉnh, tế bào phía tối dãn dài nhanh hơn phía sáng làm ngọn cây cong về phía ánh sáng. B. auxin phân bố đồng đều ở hai phía chồi đỉnh, tế bào phía sáng dãn dài nhanh hơn phía tối làm ngọn cây cong về phía ánh sáng. ĐỀ 402 | 2
  3. C. auxin phân bố không đều ở hai phía chồi đỉnh, tế bào phía tối dãn dài nhanh hơn phía sáng làm ngọn cây cong về phía ánh sáng. D. auxin phân bố không đều ở hai phía chồi đỉnh, tế bào phía sáng dãn dài nhanh hơn phía tối làm ngọn cây cong về phía ánh sáng. Câu 15. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự A. Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình Krebs → Đường phân. B. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi chuyền electron hô hấp. C. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp. D. Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình Krebs. Câu 16. Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường trong và ngoài, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống được gọi là A. phản ứng. B. trả lời. C. cảm ứng. D. thích ứng. Câu 17. Quá trình dinh dưỡng gồm có các giai đoạn A. Lấy nước, lấy thức ăn, hấp thụ nước và đồng hóa các chất. B. Tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất. C. Lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải. D. Lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất. Câu 18. Amino acid là nguyên liệu tổng hợp nên hợp chất hữu cơ nào sau đây? A. Protein. B. Lipid. C. Carbohydrate. D. Vitamin. Câu 19. Các sắc tố quang hợp của cây xanh bao gồm A. diệp lục a, xanthophyll và carotene. B. diệp lục a, diệp lục b, xanthophyll. C. diệp lục b, xanthophyll và carotene. D. diệp lục a, diệp lục b, xanthophyll và carotene. Câu 20. Phát biểu nào sai khi nói về cơ chế cảm ứng ở sinh vật? A. Cảm ứng ở thực vật, thông tin kích thích được truyền dưới dạng xung thần kinh. B. Ở động vật có hệ thần kinh, cảm ứng thực hiện qua cung phản xạ. C. Cảm ứng ở thực vật khởi đầu bằng thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận kích thích. D. Cả ba bộ phận tham gia vào cảm ứng ở thực vật đều là rễ, thận hoặc lá. Câu 21. Phát biểu nào sai khi nói về quá trình khử nitrate ở thực vật? A. Enzyme nitrate reductase xúc tác cho phản ứng chuyển NO3- thành NO2-. B. Quá trình chuyển nitrogen từ dạng NO3 - thành dạng NH4+ gọi là quá trình khử nitrate. C. Quá trình khử nitrate có sự tham gia của enzyme nitrite reductase. D. Amino acid là sản phẩm cuối cùng của quá trình khử nitrate. II. Tự luận:(3,0 điểm) Câu 1: Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn thường xuyên thì về già ít bị chứng căng mạch máu, điều này được giải thích như thế nào?(2,0 điểm) Câu 2: Tại sao trong quy trình làm rau mầm, người ta thường che tối khoảng 2 - 3 ngày đầu khi hạt mới nảy mầm?(1,0 điểm) ------------------------------------------------- HẾT ---------------------------------------------- ĐỀ 402 | 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2