intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: SINH HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đã kiểm tra) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Bộ nhiễm sắc thể (NST) bình thường chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST A. đơn bội. B. lưỡng bội. C. tam bội. D. tứ bội. Câu 2. Loài nào sau đây có bộ nhiễm sắc thể bình thường chứa 48 chiếc? A. Người. B. Ruồi giấm. C. Tinh tinh. D. Đậu Hà Lan. Câu 3. Bậc cấu trúc nào của prôtêin gồm nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau? A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2. C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4. Câu 4. ADN được cấu tạo chủ yếu từ những nguyên tố hóa học nào sau đây? A. C,H,O,N. B. C,H,O,N,P. C. C,H,O,P,S. D. C,H,O,N,P,S. Câu 5. Có mấy nuclêôtit liền nhau ở chuỗi mARN quy định một axit amin? A. 1 nuclêôtit. B. 2 nuclêôtit. C. 3 nuclêôtit. D. 4 nuclêôtit. Câu 6. Loại nuclêôtit nào sau đây không có trong cấu tạo của phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 7. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cơ chế nhân đôi ADN? A. A liên kết T, G liên kết X và ngược lại. B. A liên kết X, G liên kết U và ngược lại. C. A liên kết G, T liên kết X và ngược lại. D. A liên kết G, U liên kết X và ngược lại. Câu 8. Loại chất hữu cơ nào sau đây có bản chất hóa học là prôtêin? A. Histôn. B. Glicôgen. C. Lipit. D. Gluxit. Câu 9. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu trong tế bào? A. Ribôxôm. B. Bộ máy Gôngi. C. Màng sinh chất. D. Nhân tế bào. Câu 10. Thể 1 nhiễm có bộ NST trong tế bào là A. 2n + 1. B. 2n + 2. C. 2n - 1. D. 2n - 2. Câu 11. Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể thay đổi như thế nào?
  2. A. Mất một đoạn NST nào đó. B. Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit C. Có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n. D. Thay đổi số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST. Câu 12. Thường biến có tính chất nào sau đây? A. Biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen. B. Biến đổi trong vật chất di truyền. C. Xuất hiện một cách ngẫu nhiên, riêng lẻ. D. Luôn có hại cho bản thân sinh vật. Xét các đoạn gen I, II, III sau: 3’ –AGTTGA- -AGXTGA- -GAGXTGA- 5’ –TXAAXT- → -TXGAXT- → -XTXGAXT- I II III Sử dụng dữ liệu trên, trả lời các câu 13 đến 15. Câu 13. Từ gen I sang gen II là dạng đột biến gì? A. Thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp X-G. B. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. C. Thay 1 cặp X-G bằng 1 cặp T-A. D. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp X-G. Câu 14. Từ gen II sang gen III là dạng đột biến nào? A. Mất 2 cặp nucleotit. B. Thêm 1 cặp nucleotit. C. Thay thế 2 cặp nucleotit. D. Đảo vị trí của 2 cặp nucleotit. Câu 15. Hậu quả của đột biến từ gen I sang gen II là làm thay đổi A. 2 axit amin B. 1 axit amin. C. một số axit amin. D. tất cả các axit amin.. II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Cho một gen có trình tự các nucleotic ở Mạch 1 như sau: Mạch 1: A-T-X-X-G-A-X-G-G-X-A-T- G- A-A a/ Hãy viết mạch còn lại của đoạn gen trên? b/ Tính phần trăm số nucleotic của mỗi loại. c/ Viết đoạn phân tử mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen trên. Câu 2 (1.0 điểm)Giải thích vì sao bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể? Câu 3 (1.0 điểm)Giải thích tại sao tỉ lệ nam: nữ lại xấp xỉ 1:1 ?
  3. Câu 4 (1.0 điểm) Bệnh nhân Đao thuộc dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể nào? Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Đao. ----------- HẾT --------- PHÒNG GD VÀ ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: SINH HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đã kiểm tra) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Bộ nhiễm sắc thể (NST) bình thường chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng gọi là A. bộ NST đơn bội. B. bộ NST lưỡng bội. C. bộ NST tam bội. D. bộ NST tứ bội. Câu 2. Loài nào sau đây có bộ nhiễm sắc thể bình thường chứa 14 chiếc? A. Người. B. Ruồi giấm. C. Tinh tinh. D. Đậu Hà Lan. Câu 3. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin? A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2. C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4 Câu 4. ARN được cấu tạo chủ yếu từ những nguyên tố hóa học nào sau đây? A. C,H,O,N. B. C,H,O,N,P. C. C,H,O,P,S. D. C,H,O,N,P,S. Câu 5. Cấu trúc trung gian truyền đạt thông tin di truyền từ gen ra tế bào chất để tổng hợp prôtêin là A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. Gen cấu trúc. Câu 6. Loại nuclêôtit nào sau đây không có trong cấu tạo của phân tử ARN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 7. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế tổng hợp prôtêin là A. A liên kết T, G liên kết X và ngược lại. B. A liên kết U, G liên kết X và ngược lại. C. A liên kết G, T liên kết X và ngược lại. D. A liên kết G, U liên kết X và ngược lại.
  4. Câu 8. Loại chất hữu cơ nào dưới đây không có bản chất hóa học là prôtêin? A. Insulin. B. Côlagen. C. Gluxit. D. Histôn. Câu 9. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra ở đâu trong tế bào? A. Ribôxôm. B. Bộ máy Gôngi. C. Màng sinh chất. D. Nhân tế bào. Câu 10. Thể 3 nhiễm có bộ NST trong tế bào là A. 2n + 1. B. 2n - 1. C. 2n + 2. D. 2n - 2. Câu 11. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể A. thay đổi về cấu trúc. B. thiếu một NST. C. thừa một NST. D. tăng theo bội số n, lớn hơn 2n. Câu 12. Thường biến có tính chất nào sau đây? A. Luôn có hại cho bản thân sinh vật. B. Di truyền được cho thế hệ sau. C. Biến đổi kiểu hình và biến đổi kiểu gen. D. Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định. Xét các đoạn gen I, II, III sau: 3’ –AGTTGA- -AGXTGA- -GAGXTGA- 5’ –TXAAXT- → -TXGAXT- → -XTXGAXT- I II III Sử dụng dữ liệu trên, trả lời các câu 13 đến 15. Câu 13. Hậu quả của đột biến từ gen II sang gen III là A. làm thay đổi 2 axit amin. B. làm thay đổi 1 axit amin. C. làm thay đổi một số axit amin. D. làm thay đổi tất cả các axit amin. Câu 14. Đột biến từ gen I sang gen III là A. Thêm 1 cặp nucleotit G-X và thay 1 cặp nucleotit. B. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X và mất 1 cặp nucleotit. C. Thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp X-G và mất 1 cặp nucleotit. D. Thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp X-G và thêm 1 cặp nucleotit. Câu 15. Từ gen I sang gen II là dạng đột biến gì? A. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.. B. Thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp X-G C. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp X-G. D. Thay 1 cặp X-G bằng 1 cặp T-A. II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm)
  5. Câu 1 (2.0 điểm)Cho một gen có trình tự các nucleotic ở Mạch 1 như sau: Mạch 2: X-T-X-A-G-X-T-G-X-X-A-T- G- X-A a/ Hãy viết mạch còn lại của đoạn gen trên? b/ Tính phần trăm số nucleotic của mỗi loại. c/Viết đoạn phân tử mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen trên. Câu 2 (1.0 điểm) Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào? Câu 3(1.0 điểm) Giải thích cơ chế sinh con trai, con gái ? Câu 4 (1.0 điểm) Bệnh nhân Đao thuộc dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể nào? Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Đao. ----------- HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2