intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hướng Hoá, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

7
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hướng Hoá, Quảng Trị" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hướng Hoá, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA MÔN: Vật lí Khối 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề có 2 trang) (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên:………………..............................…….MÃLớp ĐỀ:...................... 104 SBD:...............…... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu: 7 điểm) Câu 1: Quy tắc nào sau đây không phải là quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí? A. Tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao. B. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện. C. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm. D. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng. Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực về phản lực. Lực và phản lực A. luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B. luôn cùng hướng với nhau. C. không thể cân bằng nhau. D. bao giờ cũng cùng loại. Câu 3: Thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy gọi là A. tổng hợp lực. B. phân tích lực. C. trừ các lực. D. cộng các lực. Câu 4: Một vật ném xiên có quỹ đạo như hình vẽ. Tầm cao của vật ném xiên là đoạn A. OI. B. IK. C. OH. ur rD. OK. Câu 5: Gọi F là lực tác dụng vào vật, m là khối lượng của vật, a là gia tốc của vật. Biểu thức của định luật II Newton là r r r r r r A. F ma . B. F ma . C. F ma . D. F ma . Câu 6: Hệ số ma sát trượt A. phụ thuộc diện tích bề mặt tiếp xúc của vật. B. phụ thuộc vào tốc độ của vật. C. tỉ lệ thuận với lực ma sát trượt và tỉ lệ nghịch với áp lực. D. phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. Câu 7: Lĩnh vực nào sau đây là lĩnh vực nghiên cứu của vật lí? A. Lập trình. B. Tế bào. C. Điện học D. Xã hội. Câu 8: Đại lượng nào sau đây được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển? A. Vận tốc trung bình. B. Vận tốc tức thời. C. Tốc độ tức thời. D. Tốc độ trung bình. Câu 9: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của vật chuyển động thẳng đều có dạng A. một đoạn parabol. B. một cung tròn. C. một đường cong. D. một đoạn thẳng. Câu 10: Trọng lượng của một vật là A. phương của trọng lực tác dụng lên vật đó. B. độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật đó. C. chiều của trọng lực tác dụng lên vật đó. D. đơn vị của trọng lực tác dụng lên vật đó. Câu 11: Phát biểu nào sau đây về lực cản của chất lưu là đúng? A. Lực cản của chất lưu không phụ thuộc vào hình dạng của vật. B. Lực cản của chất lưu ngược hướng với chuyển động của vật. C. Lực cản của chất lưu không phụ thuộc vào tốc độ của vật. D. Lực cản của chất lưu cùng hướng với chuyển động của vật. Câu 12: Sai số nào sau đây là sai số dụng cụ ? A. Sai số do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài. B. Sai số do thao tác không chuẩn của người đo. C. Sai số do điểm 0 ban đầu của dụng cụ đo bị lệch. D. Sai số do đặc điểm và cấu tạo dụng cụ gây ra. Câu 13: Rơi tự do có quỹ đạo là một đường A. elip. B. tròn. C. thẳng. D. parabol. Câu 14: Độ dịch chuyển là: A. quãng đường mà vật đi được. B. một vec tơ nối điểm đầu và điểm cuối của chuyển động. C. vị trí của vật. D. một vec tơ nối điểm cuối và điểm đầu của chuyển động. Câu 15: Một vật chuyển động thẳng, trong khoảng thời gian t thì vận tốc biến thiên một khoảng là v. Gia tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian t đó là Δv . Δv . 2 Δt . A. a = B. a = C. a = Δt . D. a = Δt 2 Δt Δv Δv Câu 16: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vận tốc có độ lớn A. tăng đều theo thời gian. B. tăng nhanh theo thời gian. Trang 1/2 - Mã đề 104
  2. C. giảm đều theo thời gian. D. giảm nhanh theo thời gian. Câu 17: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào không thể là độ lớn của hợp lực? A. 25N B. 20N C. 3N D. 15N Câu 18: Một ô tô đi tới điểm O của một ngã tư có 4 hướng như hình vẽ. Nếu ô tô đi từ O đến A thì vectơ độ dịch chuyển của nó có hướng A. Tây B. Bắc C. Đông D. Nam Câu 19: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách sẽ A. chúi người về phía trước B. dừng lại ngay. C. ngả người sang bên cạnh. D. ngả người về phía sau. Câu 20: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy C. Ma sát làm mòn lốp xe D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. Câu 21: Một vật chuyển động có đồ thị độ dịch chuyển – thời gian như hình vẽ. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 3s vật A. chuyển động thẳng chậm dần đều. B. chuyển động thẳng nhanh dần đều. C. chuyển động thẳng đều. D. đứng yên. Câu 22: Một xe máy đang chuyển động với vận tốc v = 10 m/s thì tăng tốc, Biết rằng sau 5 s kể từ khi tăng tốc thì vận tốc của xe là 12 m/s. Gia tốc của xe có độ lớn là A. 2,4 m/s2 B. 2,0 m/s2 C. 4,5 m/s2 D. 0,4 m/s2 Câu 23: Chuyển động nào sau đây không phải là ứng dụng lực nâng của không khí? A. Khinh khí cầu được bay lên. B. Cánh diều bay lên trong không khí. C. Máy bay phản lực bay lên trong không khí. D. Vận động viên nhảy dù bung dù để giảm tốc độ rơi. Câu 24: Bạn A đi bộ thẳng từ nhà bến xe cách nhà 7km, sau đó quay ngược trở về 1km rồi dừng lại nghĩ. Độ lớn độ dịch chuyển của bạn A là A. 6km. B. 8km. C. 4km D. 7km. Câu 25: Biết khối lượng của một vật là 10 kg, gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s 2. Lực hút của hòn đá lên Trái Đất có độ lớn là A. 9,8 N. B. 1,02N. C. 10 N. D. 98 N. Câu 26: Một vật ở độ cao 125m được ném theo phương ngang. Lấy g = 10m/s2. Thời gian rơi của vật là A. 3 s. B. 2 s. C. 5 s. D. 4 s. Câu 27: Người ta thả một vật rơi tự do từ một tòa tháp cao 45m cho g = 10m/s 2. Vận tốc khi chạm đất là A. 30m/s B. 40m/s C. 45m/s D. 9m/s Câu 28: Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian chuyển động của một ô tô đồ chơi có điều khiển từ xa. Gia tốc của ô tô trong khoảng thời gian từ 0 đến 20 giây là A. 0,5 m / s 2 . B. 1 m / s 2 . C. 1,5 m / s 2 . D. 2 m / s 2 . II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu: 3 điểm) Câu 1 (1 điểm): Một vật được ném ngang từ độ cao H với vận tốc đầu có độ lớn 72km/h, 3 giây sau khi ném vật chạm đất. Tính tầm xa của vật và độ cao H? Câu 2 (1 điểm): Một vật có khối lượng m = 15kg được kéo trượt trên mặt phẳng nằm ngang bằng lực kéo F = 45N theo phương ngang kể từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua ma sát. a) Tính gia tốc của vật? b) Thực tế lực ma sát giữa vật và mặt ngang là 15N, hỏi phải giảm bớt khối lượng của vật bao nhiêu để gia tốc không đổi? Câu 3 (0,5 điểm): Một xe ô tô có khối lượng 1 tấn đang chạy thì phanh gấp và dừng lại. Người ta nhận thấy rằng trong 2 giây cuối cùng trước khi dừng lại xe đi được quãng đường 12m. Tính gia tốc của xe và độ lớn của lực hãm gây ra gia tốc này? Câu 4 (0,5 điểm): Một người đang đưa một thùng hàng khối lượng m = 50kg từ mặt đất lên một thùng xe tải cao 1m bằng một mặt phẳng nghiêng dài 2m. Người này dùng một dây nhẹ kéo song song với mặt phẳng nghiêng cho thùng lên đều. Biết hệ số ma sát giữa thùng hàng và mặt nghiêng là µ = 0,2; lấy g = 9,8m/s 2. Tính lực kéo của người này? ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 104
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2