Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum
lượt xem 1
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum
- TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TỔ LÝ – CÔNG NGHỆ MÔN: VẬT LÝ 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút(không kể thời gian phát đề) (Đề có 3 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 102 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1. Một vật vó khối lượng m = 2kg được treo trên một sợi dây không dãn khối lượng không đáng kể ở nơi có g = 10m/s2. Khi vật ở trạng thái cân bằng, khẳng định nào dưới đây về lực căng tác dụng lên vật là sai? A. Có phương thẳng đứng chiều hướng lên. B. Lực căng trên dây chỉ xuất hiện ở đầu dây gắn với vật treo. C. Độ lớn lực căng là 20N. D. Cùng giá với trọng lực tác dụng lên vật. Câu 2. Hiện tượng nào sau đây không thể hiện tính chất quán tính? A. Một người đứng trên xe buýt, xe hãm phanh đột ngột, người ngồi trên xe ngả về phía trước. B. Ô tô đang chuyển động thì tắt máy, xe vẫn chạy thêm một đoạn nữa rồi mới dừng lại. C. Viên bi có khối lượng lớn lăn xuống máng nghiêng nhanh hơn viên bi có khối lượng nhỏ. D. Khi bút máy bị tắc mực người ta vẫy bút để mực văng ra. Câu 3. Nhận xét nào sau đây đúng về phương pháp tổng hợp lực? A. Tổng hợp lực là thay thế một lực thành hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt. B. Tổng hợp lực là thay thế hai hay nhiều lực thành một lực có tác dụng giống hệt như lực đó. C. Độ lớn lực tổng hợp bằng hiệu độ lớn các lực thành phần. D. Độ lớn lực tổng hợp bằng tổng độ lớn các lực thành phần. Câu 4. Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt tiếp xúc là µt, áp lực của vật lên mặt tiếp xúc là N. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật là Fmst. Hệ thức nào sau đây là đúng? N A. Fmst = µt .N . B. Fmst = µt .N . C. Fmst = . D. Fmst = µt .N . 2 2 µt Câu 5. Một vận động viên sút một quả bóng bầu dục ba lần theo các quỹ đạo a, b và c như Hình 9.1. Quỹ đạo nào tương ứng với thời gian chuyển động của quả bóng là lâu nhất nếu bỏ qua mọi lực cản? A. (c). B. Cả ba trường hợp có thời gian chuyển động như nhau. C. (a). D. (b). Câu 6. Một vật được ném ngang ở độ cao 20 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là A. 2 s. B. 4 s. C. 3 s. D. 9 s. Câu 7. Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển d, vận tốc v và gia tốc a của chuyển động thẳng biến đổi đều là A. v0 − v = 2ad . B. v − v0 = 2ad . C. v − v0 = ad . D. v − v0 = 2ad . 2 2 2 2 2 2 Câu 8. Rơi tự do có quỹ đạo là một đường A. tròn. B. thẳng. C. parabol. D. cong. Câu 9. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía Đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 8 km về phía Bắc. Độ dịch chuyển tổng hợp của người này là A. d = 10 km. B. d = 2 km. C. d = 0 km. D. d = 14 km. Câu 10. Trong bộ dụng cụ đo tốc độ ở hình bên, để đo thời gian chuyển động của vật ta dùng dụng cụ số A. 2. B. 3. C. 7. D. 1. Mã đề 102 Trang 1/3
- Câu 11. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là A. sự hình thành và phát triển của các tầng lớp trong xã hội. B. năng lượng điện và ứng dụng của năng lượng điện vào đời sống. C. các dạng vận động của vật chất, năng lượng. D. sự trao đổi chất trong cơ thể con người. Câu 12. Trong các cách sử dụng thiết bị thí nghiệm, cách nào sau đây đảm bảo an toàn khi sử dụng? A. Nhìn trực tiếp vào tia laser. B. Rút phích điện khi tay còn ướt. C. Tiếp xúc với dây điện bị sờn. D. Sử dụng thiết bị thí nghiệm đúng thang đo. Câu 13. Đại lượng vật lí nào dưới đây đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc? A. Gia tốc. B. Độ dịch chuyển. C. Vận tốc. D. Đường đi. Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phương, chiều của trọng lực? A. Trọng lực có phương nằm ngang và có chiều hướng về phía tâm Trái Đất. B. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía tâm Trái Đất. C. Trọng lực có phương nằm ngang và có chiều hướng ra xa Trái Đất. D. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng ra xa Trái Đất. Câu 15. Thủ môn bắt dính bóng là nhờ A. lực ma trượt. B. lực ma sát trượt và lực ma sát lăn. C. lực ma sát nghỉ. D. lực ma sát lăn. Câu 16. Trong luật giao thông đường bộ, tốc độ giới hạn quy định cho xe có khối lượng lớn thường nhỏ hơn xe có khối lượng nhỏ (như hình bên) vì so với xe có khối lượng nhỏ thì xe khối lượng lớn hơn có A. quán tính lớn hơn. B. mức quán tính nhỏ hơn. C. mức quán tính lớn hơn. D. quán tính nhỏ hơn. Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không phải của hai lực cân bằng? A. cùng hướng. B. cùng độ lớn. C. cùng giá. D. cùng điểm đặt. Câu 18. Một vật chuyển động trên đường thẳng với đồ thị độ dịch chuyển - thời gian như hình vẽ. Vật này chuyển động A. thẳng đều. B. có vận tốc biến đổi. C. chậm dần đều. D. nhanh dần đều. Câu 19. Trong đồ thị vận tốc- thời gian của một chuyển động như hình vẽ, đoạn nào ứng với chuyển động thẳng chậm dần đều? A. AB, CD. B. BC, FG. C. CD, EF. D. AB, EF. Câu 20. Một người đi chợ dùng lực kế kiểm tra khối lượng của một gói hàng. Người đó treo gói hàng vào lực kế và đọc số chỉ của lực kế là 4,9N. Khối lượng của túi hàng là giá trị nào sau đây? A. 50 kg. B. 5kg. C. 0, 5 kg. D. 2kg. Câu 21. Một vật được ném ngang từ độ cao cách mặt đất một đoạn h với vận tốc v 0. Bỏ qua sức cản của không khí. Thời gian vật rơi đến mặt đất t bằng h g 2h h A. . B. . C. . D. . g h g 2g Câu 22. Hệ thức của định luật 2 Newton là r F r r r r F A. a = . B. F = m.a . C. F = − ma . D. a = . m m 2 Câu 23. Một vật có khối lượng m = 800g, chuyển động với gia tốc a = 5m/s . Lực tác dụng vào vật gây ra gia tốc này là A. 40 N. B. 400 N. C. 4 N. D. 4000 N. Mã đề 102 Trang 2/3
- Câu 24. Đại lượng xác định độ nhanh chậm của chuyển động theo một hướng xác định là A. quãng đường. B. tốc độ. C. vận tốc. D. độ dịch chuyển. Câu 25. Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do? A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao. B. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi. C. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc. D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang. Câu 26. Vận tốc trung bình trên một độ dịch chuyển được xác định bởi công thức: u r r ur r d d A. v = d .t . B. v = . C. v = d .t . D. v = . t t Câu 27. Một chất điểm chịu tác dụng bởi hai lực có độ lớn lần lượt là 10N và 16N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể nhận giá trị nào dưới đây? A. 36N. B. 26N. C. 10N. D. 20N. Câu 28. Hình nào dưới đây minh họa cho định luật III Niutơn? A. Hình D. B. Hình A. C. Hình B. D. Hình C. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Bài 1: (1,0 điểm) Thả rơi không vận tốc ban đầu một hòn đá từ độ cao h xuống đất tại nơi có gia tốc rơi tụ do g = 9,8m/s2. Hòn đá rơi trong 1s. Bỏ qua sức cản không khí. a. Tính vận tốc của hòn đá khi bắt đầu chạm đất. b. Nếu thả rơi không vận tốc ban đầu hòn đá đó từ độ cao 4h xuống đất thì hòn đá sẽ rơi trong bao lâu? Bài 2: ( 1,5 điểm) Một người dùng dây kéo chiếc xe trượt tuyết có khối lượng tổng cộng m = 30kg chuyển động không vận tốc đầu trên mặt đường ngang như hình bên. Biết lực kéo không đổi làm với phương ngang một góc α (cosα = 0,8) có độ lớn 80 N, hệ số ma sát giữa xe với mặt đường là 0,1. Lấy gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2. a. Xác định các thành phần lực nằm ngang, thẳng đứng của lực kéo. b. Xác định áp lực của xe lên mặt phẳng ngang và độ lớn của lực ma sát. c. Sau bao lâu kể từ khi kéo xe dịch chuyển được 10m? Bài 3: (0,5 điểm) Sườn đồi có thể coi là mặt phẳng nghiêng α = 300 so với mặt phẳng ngang. Từ điểm O trên đỉnh đồi người ta ném một gói hàng cứu trợ với tốc độ ban đầu v 0 theo phương ngang. Ngôi làng ở chân đồi B cách O một khoảng OB = 15m. Lấy g = 10 m/s2. Để gói hàng rơi trúng làng (quá chân đồi) thì giá trị nhỏ nhất của v0 phải bằng bao nhiêu? ------ HẾT ------ Mã đề 102 Trang 3/3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 640 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 249 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 319 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 378 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 225 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 229 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 205 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 158 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p | 134 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn