
Đề thi học kì 2 học phần Văn hóa kinh doanh năm 2020-2021
lượt xem 0
download

"Đề thi học kì 2 học phần Văn hóa kinh doanh năm 2020-2021 - Trường ĐH Thương Mại" được sưu tầm nhằm hỗ trợ sinh viên trong giai đoạn ôn tập, giúp hệ thống lại kiến thức và nâng cao khả năng tư duy khi làm bài thi. Chúc các bạn ôn tập hiệu quả!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 học phần Văn hóa kinh doanh năm 2020-2021
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021 (Phần dành cho sinh viên/ học viên) Bài thi học phần: Văn hóa kinh doanh Mã sinh viên: 19D210105 Ngày thi: 01/07/2021 Lớp học phần: H2103BMGM1221 Họ và tên: Đỗ Thị Trang Nhung Điểm kết luận: GV chấm thi : Bài làm Câu 1: Phân tích yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh. Lấy ví dụ công ty bánh kẹo Kinh Đô - Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố: văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và một số yếu tố khác như triết lí kinh doanh, đạo đức kinh doanh,…. Văn hóa doanh nhân + Văn hóa doanh nhân là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp + Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân: Nhân tố văn hóa, kinh tế, chính trị và pháp luật,.. Trong đó, môi trường văn hóa là nhân tố quyết định tới sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của các doanh nhân. Nó là điều kiện để văn hóa doanh nhân tồn tại và phát triển đồng thời tạo ra nhu cầu văn hóa xã hội hình thành động lực thúc đẩy doanh nhân hoạt động kinh doanh. + Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân như năng lực, trình độ chuyên môn, thể lực, trí lực, tố chất, đạo đức, phong cách của doanh nhân. Ví dụ: Tố chất của CEO Kinh Đô Trần Lệ Nguyên: Những năm 90, ông chỉ là một thanh niên làm việc ở xí nghiệp chế biến thực phẩm quận I (TP HCM). Nhìn bánh kẹo từ Thái Lan và các nước khu vực tràn ngập thị trường nội địa, giá lại đắt đỏ, trong ông trỗi dậy ham muốn phát triển sự nghiệp ở ngành thực phẩm. Ông đã thuyết phục anh trai là Trần Kim Thành (hiện là Chủ tịch HĐQT KDC) cùng nhau dựng nghiệp riêng. Quyết tâm, đam mê nhưng vốn lại quá ít ỏi, hai anh em phải thế chấp toàn bộ nhà cửa để vay ngân hàng, cộng với vay thêm bà con để nhập máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Nhờ giá rẻ, khẩu vị gần gũi với người Việt, sản phẩm của Kinh Đô nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận và Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Trang Nhung - Mã LHP: H2103BMGM1221
- phát triển. Từ một người làm thuê trở thành lãnh đạo công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam, Trần Lệ Nguyên luôn tâm niệm phải luôn có tham vọng mới đạt được những hoài bão lớn. Văn hóa doanh nghiệp + Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng riêng cho mình một văn hóa doanh nghiệp tiếng mang đậm dấu ấn của mình. Văn hóa doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hóa doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. + Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp như người đứng đầu, lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, hình thức sở hữu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp, văn hóa vùng miền. + Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp - Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình bao gồm: kiến trúc, nghi lễ nghi thức, biểu tượng logo, đồng phục, ngôn ngữ khẩu hiệu,.. Ví dụ: Tên, logo biểu tượng và khẩu hiệu của Kinh Đô - Tên Kinh đô là mong muốn của doanh nghiệp có sự lớn mạnh vững vàng cao tầm vóc và uy tín của mình trên thị trường. - Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh nội địa với đầy đủ tâm huyết và lòng trung thành, tất cả vì sự nghiệp xây dựng và phát triển của Công ty .Hình Ellipse đại diện cho thị trường nội địa luôn tăng trưởng, sản phẩm Kinh đô luôn chiếm thị phần quan trọng và ổn định. Còn vương niệm đại diện cho thị trường xuất khẩu sản phẩm Kinh đô luôn hướng tới năm châu. - Khẩu hiệu “những sản phẩm cơ bản tạo nên giá trị phong cách sống”. Đây chính là thông điệp mà Kinh đô muốn chuyển những cái cơ bản nhất của con người. - Cấp độ thứ 2: Những giá trị được tuyên bố bao gồm chiến lược, mục tiêu, triết lý Ví dụ: Sứ mệnh của Kinh Đô là sử dụng các thành tựu nghiên cứu và phát triển mới nhất, những công nghệ hiện đại, nguồn nguyên liệu chất lượng, có xu hướng thân thiện với môi trường cùng với khả năng sáng tạo không ngừng, lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm của tập thể nhân viên và tận dụng các nguồn lực bên ngoài để sản xuất và cung cấp cho thị trường hàng loạt các loại thực Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Trang Nhung - Mã LHP: H2103BMGM1221
- phẩm thông dụng, thiết yếu và các sản phẩm bổ sung. Sản phẩm của Kinh Đô an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi, độc đáo và phù hợp với nhu cầu của tất cả mọi người. Triết lý kinh doanh + Mỗi doanh nghiệp muốn kinh doanh bền vững phải bắt đầu từ yếu tố cơ bản nhất là quan niệm kinh doanh đúng đắn: tiến hành kinh doanh vì cái gì, như thế nào? Làm sao để có được quan niệm kinh doanh đúng đắn và phù hợp làm nền tảng cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp là điều không hề đơn giản, đòi hỏi tầm nhìn, cái tâm và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của chủ thể kinh doanh. Trên thực tế trong quá trình hoạt động kinh doanh, các chủ thể kinh doanh đúc kết những kinh nghiệm và suy ngẫm của bản thân để xây dựng và lựa chọn những tư tưởng mang tính triết học về kinh doanh làm kim chỉ nam hành động. + Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp thường gồm 3 nội dung chính : sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp và hệ thống các giá trị của doanh nghiệp. Ví dụ: Kinh Đô xác định con người - nhân lực là một trong những yếu tố cốt lõi cho sự thành công của doanh nghiệp”. -Triết lý trong hoạt động của Kinh Đô chính là “tính tiên phong”, tiên phong trong đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu và tiên phong trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực Đạo đức kinh doanh + Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. + Khi đánh giá đạo đức kinh doanh, người ta thường dựa vào các nguyên tắc và chuẩn mực về tính trung thực, tôn trọng con người, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội + Đạo đức kinh doanh giúp điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh, góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia. Ví dụ những hoạt động vì cộng đồng của Kinh Đô như Dịp Tết năm 2019, công ty dành gần 1,8 tỷ đồng cho hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo: tặng vé xe cho thanh niên công nhân; thăm và tặng quà Tết cho trẻ em và các gia đình khó khăn, triển khai dự án trách nhiệm xã hội đầy ý nghĩa mang tên “Vui Tới Trường”, nhằm thúc đẩy thói quen dinh dưỡng tốt và lối sống năng động để phát triển hiệu quả học tập và cuộc sống vui khỏe cho các em học sinh,…. Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Trang Nhung - Mã LHP: H2103BMGM1221
- Câu 2: - Trong bối cảnh hiện nay, để tận dụng được cơ hội và đối phó được với rủi ro, ngành du lịch Việt Nam phải cố gắng nâng cao năng lực cạnh trạnh của mình. Ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ thì xây dựng, phát triển văn hóa kinh doanh giữ vai trò rất quan trọng. - Doanh nghiệp du lịch cần định nghĩa cụ thể về xây dựng văn hóa kinh doanh, đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức kinh doanh và xây dựng văn hóa doanh nghiệp như: biết tuân thủ pháp luật, hướng tới mục tiêu cùng phát triển và sự đóng góp cho xã hội; cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng đạo đức kinh doanh; không lãng phí, không tiêu cực, hối lộ; không gây ảnh hưởng đến môi trường và làm tốt trách nhiệm xã hội, hướng tới giá trị nhân văn... - Những hành động nhỏ như: Nở nụ cười, cúi đầu xuống nhặt rác,.. thực chất lại rất có ý nghĩa. Đặc biệt trong ngành du lịch, việc xây dựng văn hóa kinh doanh sẽ giúp cho các công ty xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình, nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, từ đó xây dựng hình ảnh đất nước mình trong mắt bạn bè quốc tế. - Ngược lại, nếu vấn đề đạo đức kinh doanh không được xây dựng và chú trọng thì rất dễ xảy ra những hiện tượng, việc làm sai trái, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ cũng như hình ảnh đất nước mình. Có thể kể đến ví dụ như vụ việc công ty Công ty du lịch Travel Life bỏ rơi hơn 700 khách Việt ở Thái Lan. Không những bị dồn vào khách sạn tồi tàn, nhồi nhét trên các phương tiện vận chuyển, các khách hàng cho biết, họ còn phải tự túc tiền ăn, phương tiện đi lại trong nỗi lo sợ bị bỏ rơi không thể trở về Việt Nam được. Hay trong kinh doanh du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đón trước nhu cầu của đợt nghỉ dài ngày, các công ty, đơn vị làm du lịch đua nhau thiết kế, quảng bá tour nhưng trên thực tế lại tự ý cắt xén chương trình. Nhiều công ty du lịch cố tình thay đổi thực đơn, phòng khách sạn, cắt bỏ những điểm tham quan có thu phí, rồi “ép” khách du lịch vào hết điểm mua sắm này đến cửa hàng khác...Phòng nghỉ hạng trung bình ở các điểm đến đông khách đều tăng giá gấp đôi ngày thường, có nơi gấp 3, thậm chí gấp 4 lần. Các dịch vụ khác cũng tăng giá bừa bãi, và đáng buồn hơn là có nơi vẫn xảy ra tình trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch, nhất là người nước ngoài. Đối với các công ty, đơn vị làm du lịch, tổ chức sự kiện thì có tình trạng thiết kế tour giống nhau, sao chép của nhau, rồi tung tin nói xấu, bôi nhọ nhau. Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Trang Nhung - Mã LHP: H2103BMGM1221
- ➢ Qua đó, ta thấy nguyên nhân sâu xa dẫn tới vụ việc trên đó là sự xuống cấp trong đạo đức kinh doanh, hay nói cách khác là vắng bóng văn hóa trong kinh doanh của không ít công ty du lịch. Kinh doanh đương nhiên phải tính toán lợi nhuận, kinh doanh du lịch cũng vậy. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, kinh doanh du lịch có thể xem là một hoạt động văn hóa nên người làm kinh doanh du lịch trước hết phải là người có văn hóa. Cũng phải thấy rằng mỗi đồng tiền đều có sự tham gia vô hình của toàn xã hội, do vậy đồng tiền trong kinh doanh phải hướng tới những giá trị xã hội. Đồng tiền thu được của người kinh doanh phải là đồng tiền làm ra bởi sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin và nhu cầu thị trường, mà không phải là đồng tiền của sự chụp giật, lừa đảo, gian lận… - Kết hợp văn hóa với kinh doanh, làm cho cái lợi kinh tế gắn bó với những giá trị nhân văn là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Trong du lịch hay ngành nào cũng vậy, văn hóa kinh doanh thể hiện qua việc kiếm lời chân chính trên cơ sở tài năng, sức lực của người kinh doanh. Như vậy, kinh doanh có văn hóa là kinh doanh bằng tính trung thực, chữ tín, bằng việc đặt lợi ích cá nhân, doanh nghiệp trong lợi ích cộng đồng và xã hội… Còn những hành vi lừa đảo, chụp giật, "đánh quả" không phải là biểu hiện của hoạt động kinh doanh chân chính mà là hành vi vi phạm pháp luật. Không ít doanh nghiệp trong ngành du lịch và nhiều ngành kinh doanh khác đã thua vì không có văn hóa kinh doanh lành mạnh. Văn hóa kinh doanh là cái gốc để phát triển, các doanh nhân cần ý thức rõ điều này. ---Hết--- Họ tên SV/HV: Đỗ Thị Trang Nhung - Mã LHP: H2103BMGM1221

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì môn Quản trị kinh doanh quốc tế
4 p |
646 |
117
-
Đề cương ôn tập môn quản trị học - học kì 2
1 p |
413 |
68
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản trị tài chính năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
74 |
11
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản trị kinh doanh lữ hành năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
5 p |
62 |
10
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản lý lễ hội và sự kiện năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
40 |
7
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản trị học năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p |
32 |
5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản trị chiến lược năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p |
46 |
4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Hành vi tổ chức năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
38 |
4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản trị dự án năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
56 |
4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kinh doanh quốc tế năm 2020-2021 - Trường Đại học Kinh tế (Phần tự luận - Đề 2)
2 p |
27 |
3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kinh doanh quốc tế năm 2020-2021 - Trường Đại học Kinh tế (Phần trắc nghiệm)
5 p |
28 |
3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Hành vi tổ chức năm 2020-2021 - Trường Đại học Kinh tế
6 p |
26 |
3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Thống kê kinh doanh và kinh tế năm 2020-2021 - Trường Đại học Kinh tế
1 p |
25 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Lập kế hoạch sản xuất ngành may năm 2023-2024 có đáp án
3 p |
5 |
2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kinh doanh quốc tế năm 2020-2021 - Trường Đại học Kinh tế (Phần tự luận - Đề 1)
2 p |
27 |
1
-
Đề thi học kì 1 môn Quản trị vận hành năm 2020-2021 có đáp án (Đề 2)
5 p |
4 |
1
-
Đề thi học kì 2 môn Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng năm 2021-2022
1 p |
2 |
1
-
Đề thi học kì 2 môn Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng năm 2022-2023 (Đề số 01)
6 p |
3 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
