SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẮK
LẮK
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
TỔ: SỬ, ĐỊA, GDKT&PL
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 4 trang)
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỒI KÌ 2
NĂM HỌC 2024 - 2025
Môn GIÁO DỤC KT VÀ PL 12
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Họ tên thí sinh: ……………………………………Số báo danh: …………….. Mã đề thi 125
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi
câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Đâu không phải nguyên tắc của WTO?
A. Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
B. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế.
C. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng.
D. Nguyên tắc tự do hoá thương mại.
Câu 2: Pháp luật quốc tế có quy định nào sau đây nhằm duy trì hoà bình?
A. Kêu gọi tăng cường quân sự.
B. Bảo vệ quyền của các lực lượng vũ trang.
C. Cấm chiến tranh.
D. Khuyến khích sử dụng vũ lực.
Câu 3: Pháp luật quốc tế là cơ sở để?
A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. B. Áp đặt ý chí của nước lớn.
C. Tạo ra một chính phủ toàn cầu. D. Xóa bỏ chủ quyền quốc gia.
Câu 4: Pháp luật quốc tế được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào sau đây?
A. Sự áp đặt của các cường quốc.
B. Tự nguyện và bình đẳng giữa các quốc gia.
C. Ép buộc các quốc gia tuân theo.
D. Chỉ dựa trên quyết định của các tổ chức quốc tế.
Câu 5: Cạnh gia đình nơi ông S đang sinh sống xưởng sản xuất gỗ do ông T làm chủ đang
hoạt động. Gần đây tiếng ồn lớn từ máy cưa, máy dục máy bào của xưởng gỗ đã ảnh
hưởng đến giấc ngủ của người dân. Dù ông T đã sử dụng một số phương tiện phục vụ việc che
chắn nhưng mùi sơn và bụi gỗ của xưởng vẫn phát tán ra không khí xung quanh. Mặc dù, ông
S các hộ gia đình đã ý kiến phản hồi nhưng ông T vẫn tiếp tục để xưởng gỗ hoạt động
bình thường. Chủ thể nào trong tình huống trên vi phạm quyền nghĩa vụ của công dân
trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Ông S. B. Ông T.
C. Ông S và ông T. D. Không có chủ thể nào.
Câu 6: Việc bảo vệ di sản văn hóa không nhằm mục đích?
A. Hạn chế sự phát triển của văn hóa hiện đại.
B. Góp phần sáng tạo các giá trị văn hóa mới.
C. Giữ gìn bản sắc dân tộc.
D. Phát huy giá trị di sản văn hóa.
Câu 7: Hợp đồng thương mại quốc tế không được giao kết theo nguyên tắc nào?
A. Thiện chí, trung thực. B. Tự do giao kết hợp đồng.
C. Tuân thủ hợp đồng đã kí kết. D. Tự do hoá thương mại.
Câu 8: Quyền được tiếp cận di sản văn hóa của công dân không bao gồm?
A. Hưởng thụ giá trị di sản văn hóa.
B. Tự ý thay đổi hiện trạng di sản văn hóa.
C. Tham quan di tích lịch sử - văn hóa.
D. Nghiên cứu di sản văn hóa.
Mã đề thi 125 - Trang 1/ 4
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Vùng nước là toàn bộ phần nước nằm phía trong đường biên giới của quốc gia trên biển.
B. Vùng đất bao gồm đất lục địa và đất của lãnh hải trên đất liền.
C. Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất, vùng nước của quốc gia
D. Vùng lòng đất là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốc gia
Câu 10: Khi tham gia Công ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam cần làm gì?
A. Áp dụng các quy định công ước một cách tùy ý.
B. Điều chỉnh pháp luật trong nước để bảo đảm quyền con người.
C. Phớt lờ các quy định của công ước.
D. Chỉ thực hiện các cam kết khi có tranh chấp quốc tế.
Câu 11: Công ty B của Việt Nam ký hợp đồng mua dây chuyền công nghệ chưng cất nước tinh
khiết đã qua sử dụng với chất lượng còn lại 80% của công ty E (Nhật Bản), trong đó thỏa
thuận giao hàng tại cảng Hải Phòng. Đúng hạn, người vận tải đã giao hàng cho công ty B,
nhưng qua kết qu giám định của quan giám định hàng hoá Việt Nam, chất ợng còn lại
của dây chuyền công nghệ chỉ đạt 50% do hàng được sản xuất từ năm 1985, không phải
năm 2005 như nội dung hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận. Trong trường hợp này, công ty E
đã vi phạm nguyên tắc nào của hợp đồng thương mại quốc tế?
A. Nguyên tắc thiện chí, trung thực và tuân thủ hợp đồng.
B. Nguyên tắc tự do giao kết thương mại.
C. Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
D. Nguyên tắc tự do hoá thương mại.
Câu 12: Câu nào sau đây đúng khi nói về biên giới trên biển?
A. Được xác định theo công ước Luật Biển 1982.
B. Được pháp luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế.
C. Được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống cột mốc quốc gia.
D. Được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ.
Câu 13: Vùng tiếp giáp lãnh hải là?
A. Vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáp bờ biển.
B. Vùng nằm giữa lãnh hải các vùng biển thuộc chủ quyền quyền tài phán của quốc gia
ven biển.
C. Vùng biển tiếp liền nằm ngoài lãnh hải, chiều rộng 12 hải tính từ ranh giới ngoài của
lãnh hải
D. Vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải.
Câu 14: Lãnh thổ quốc gia bao gồm?
A. Vùng đất, vùng trời, vùng nước. B. Vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất.
C. Vùng đất, vùng nước. D. Vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất.
Câu 15: Pháp luật quốc tế có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản?
A. Có 5 nguyên tắc cơ bản. B. Có 6 nguyên tắc cơ bản.
C. Có 7 nguyên tắc cơ bản. D. Có 8 nguyên tắc cơ bản.
Câu 16: Nguyên tắc cho phép các quốc gia thành viên được tự do cạnh tranh trong những
điều kiện bình đẳng như nhau, thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng, hạn chế tác động của
biện pháp bán phá giá, cấm vận, hạn ngạch là đề cập đến nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc minh bạch. B. Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
C. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng. D. Nguyên tắc tự do hoá thương mại.
Câu 17: Văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia chủ thể khác của pháp luật quốc tế
thoả thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể đó là…?
A. Công ước quốc tế. B. Thoả thuận quốc tế.
C. Hiệp định quốc tế. D. Điều ước quốc tế.
Câu 18: Căn cứ để xác định công dân của một nước?
A. Quê quán. B. Nơi cư trú. C. Quốc tịch. D. Nơi làm việc.
Câu 19: Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia nhằm giữ gìn hoà bình, an ninh sự phát
triển của thế giới thuộc nội dung nào dưới đây của pháp luật quốc tế?
A. Khái niệm. B. Vai trò. C. Nguyên tắc. D. Tiêu chuẩn.
Mã đề thi 125 - Trang 2/ 4
Câu 20: Di sản văn hóa bao gồm?
A. Di sản văn hóa hỗn hợp và di sản thiên nhiên.
B. Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
C. Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
D. Di sản văn hóa tinh thần và di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 21: Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế có thể là?
A. Thương nhân hoặc các tổ chức kinh tế. B. Thương nhân hoặc quốc gia.
C. Quốc gia hoặc Công ty đa quốc gia. D. Thương nhân, quốc gia hoặc các tổ chức kinh tế.
Câu 22: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của pháp luật quốc tế?
A. Bảo vệ quyền con người.
B. Khuyến khích sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia.
C. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
D. Thúc đẩy các quốc gia cạnh tranh trong phát triển quân sự.
Câu 23: Pháp luật quốc tế điều chỉnh?
A. Các quan hệ quốc tế có tính chất liên quốc gia, liên chính phủ.
B. Các quan hệ quốc tế phi chính phủ.
C. Các quan hệ giữa thể nhân, pháp nhân của các nước.
D. Các quan hệ giữa các công ty trong một quốc gia.
Câu 24: Chính sách ngoại giao của Việt Nam thể hiện nguyên tắc nào trong pháp luật quốc
tế?
A. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.
B. Nguyên tắc không can thiệp.
C. Nguyên tắc hợp tác giữa các quốc gia.
D. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c),
d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Đọc đoạn thông tin sau:
Nhằm bảo tồn phát huy giá trị của các di sản văn hoá, anh K đã dày công tìm hiểu số
hoá các di sản văn hoá Việt Nam. D án của anh K đã góp phần giúp cho công chúng thể
tiếp cận dễ dàng với các di sản bằng việc trải nghiệm qua hình 2D 3D qua đó cũng góp
phần giúp anh K được một phần thu nhập từ việc quảng các di sản này. Nhờ đó, giúp
mọi người hiểu rõ và có ý thức hơn trong việc bảo vệ các di sản văn hoá của Việt Nam.
a) Việc tìm hiểu các di sản văn hóa Việt Nam của anh K phù hợp với quyền của công dân
trong việc tiếp cận di sản văn hóa.
b) Q trình số hóa các di sản văn hóa Việt Nam để mọi người thể tiếp cận của anh K phù
hợp với trách nhiệm của công dân trong bảo vệ di sản.
c) Hoạt động thu phí từ việc quảng bá di sản của anh K là vi phạm Luật di sản văn hóa.
d) Bản quyền số hóa các di sản văn hóa này thuộc quyền sở hữu của anh K.
Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau:
Trong hai ngày 1 2/11/2023, tại trụ sở liên hợp quốc New York. Đại hội đồng Liên hợp
quốc khóa 78 đã thảo luận ra Nghị quyết về “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế,
thương mại tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba”. Tại cuộc họp này, đông đảo các nước
chia sẻ với những khó khăn mà nhân dân Cuba phải gánh chịu do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài
của lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt suốt 60 năm qua. Đồng thời, các nước kêu gọi Mỹ chấm dứt
ngay lệnh cấm vận đối với Cuba.
a) Nghị quyết của Liên hợp quốc về “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại tài
chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba” là văn kiện mang tính pháp luật quốc tế.
b) Việc Mỹ áp đặt cấm vận đối với Cuba vi phạm nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ
của nước khác.
c) Mỹ đã vi phạm nguyên tắc về quyền bình đẳng tự quyết của các dân tộc thông qua hình
thức cấm vận đối với Cu ba.
d) Cu ba có quyền dùng vũ lực để xóa bỏ sự cấm vận của Mỹ là phù hợp với luật pháp quốc tế.
Mã đề thi 125 - Trang 3/ 4
Câu 3: Đọc đoạn thông tin sau:
Hai nước Australia Timor Lester mâu thuẫn, bất đồng trong việc phân định biển.
Năm 2016, Timor Lester nước đầu tiên trên thế giới căn cứ vào thủ tục hoà giải bắt buộc
quy định trong các Điều 297 298 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, yêu
cầu Australia thực hiện thủ tục hoà giải để phân định ranh giới biển giữa hai nước theo quy
định của Luật Biển quốc tế. Dựa trên các nguyên tắc bản của pháp luật quốc tế Công
ước Luật Biển 1982, sau hai năm đàm phán hai nước đã đạt được thoả thuận phân định ranh
giới biển cuối cùng vào ngày 06/3/2018.
a) Luật Biển năm 1982 là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia.
b) Hai nước Australia Timor Lester sau hai năm đàm phán đã đạt được thoả thuận phân định
ranh giới biển là thể hiện nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
c) Hai nước Australia Timor Lester đạt được thỏa thuận chung dựa trên Luật biển quốc tế
thể hiện vai trò của pháp luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp.
d) Hai nước Australia Timor Lester cùng thực hiện tốt nguyên tắc tận tâm, thiện chí trong
việc thực hiện các điều ước quốc tế.
Câu 4: Đọc đoạn thông tin sau:
Hầu hết các làng ngh đang hoạt động hiện nay đều những ảnh hưởng trực tiếp hoặc
giản tiếp tới môi trường không khí. Trong số đó, ba nhóm làng nghề: tái chế (kim loại, giấy,
nhựa,...), vật liệu xây dựng dựng chế biến nông sản, thực phẩm những nhóm làng nghề
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí cao. Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không
khí tại các làng nghề chủ yếu từ việc s dụng than làm nhiên liệu, s dụng hóa chất, phụ gia
trong quá trình sản xuất. Trong đó, nhóm làng nghề thải lượng ô nhiễm lớn nhất tái chế
(kim loại, giấy, nhựa quá trình tái chế gia công, xử bề mặt, phun sơn, đánh bông bề mặt
sản phẩm, nung, sấy, tẩy trắng, khi thải rèn.... làm phát sinh bụi các khí thải như SO
NO₂, hơi axit và kiềm.
a) Làng nghề hiện nay là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường cho cộng đồng dân cư.
b) Theo quy định của pháp luật hiện hành, một số hộ gia đình đã làm nghề truyền thống thì
không cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh.
c) Việc quản lý hoạt động của các làng nghề này là trách nhiệm của chính quyền địa phương.
d) Học sinh sống trong khu vực làng nghề này có quyền thực hiện quyền tố cáo tới cơ quan chức
năng nếu phát hiện hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường.
-------------- HẾT ---------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Mã đề thi 125 - Trang 4/ 4