intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam

  1. Trang 3523/3 - Mã đề: 401 SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 – NĂM HỌC TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT 2023 - 2024 MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 10 (Đề có 2 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút; Họ tên : .......................................................... Số báo danh : ................ PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (7đ) Câu 1. Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây đúng? A. Lai 2 tế bào trần cùng loại tạo ra thể song nhị bội. B. Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trồng có kiểu gen đa dạng. C. Nuôi cấy và lưỡng bội hóa hạt phấn có thể tạo ra đời con có kiểu hình khác cây mẹ. D. Cấy truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng 1 cá thể cái để nuôi phôi. Câu 2. Đâu không phải thành tựu công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp? A. Sản xuất bánh mì, phomat, nước mắm. B. Tạo giống sạch bệnh. C. Sản xuất phân bón. D. Sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh vật. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? A. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép. B. Có sự phân chia của tế bào chất. C. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo. D. Có sự phân chia nhân. Câu 4. Trình tự nào là đúng qua hình ảnh tế bào tương ứng với kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối của tế bào rễ hành nguyên phân bên dưới? A. 1-2-3-4. B. 3-2-4-1. C. 3-4-2-1. D. 1-4-2-3. Câu 5. Cừu Đôly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với A. cừu mẹ B. cừu cho trứng. C. cừu cho nhân. D. cừu cho nhân và cho trứng . Câu 6. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là : A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng . B. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể . C. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín. D. Đều có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể . Câu 7. Đặc điểm nào sau đây là của vi sinh vật? I. Kích thước rất nhỏ II. Có mặt ở khắp nơi III. Khả năng sinh sản và sinh trưởng nhanh IV. Cấu tạo đơn bào V. Cấu tạo đa bào A. I, II, III, IV. B. I, II, III, V. C. I, III, IV, V. D. II, III, IV, V. Câu 8. Sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là thành tựu của công nghệ vi sinh trong A. sản xuất phân bón. B. y học. C. công nghiệp thực phẩm. D. nông nghiệp. Câu 9. Đâu không phải là thành tựu thực tiễn của công nghệ tế bào động vật? A. Liệu pháp tế bào gốc. B. Lai tế bào sinh dưỡng. C. Liệu pháp gene. D. Nhân bản vô tính vật nuôi.
  2. Trang 3523/3 - Mã đề: 401 Câu 10. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua A. sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể. B. sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể. C. sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể. D. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể. Câu 11. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO 2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là A. quang dị dưỡng B. hoá dị dưỡng C. quang tự dưỡng D. hoá tự dưỡng Câu 12. Kĩ thuật nào của công nghệ tế bào thường được áp dụng nhằm nhân nhanh số lượng lớn cây ở những loài quý hiếm, có thời gian sinh trưởng chậm? A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. C. Nhân bản vô tính. D. Nuôi cấy mô tế bào. Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình giảm phân? A. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú. B. Nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. C. Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản vô tính. D. Đảm bảo cho sinh vật thích nghi với điều kiện sống mới. Câu 14. Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về quy trình lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật? -Tế bào trần là tế bào sau khi được loại bỏ thành cellulose. -Kĩ thuật này giúp tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài. -Lai tế bào sinh dưỡng là kĩ thuật lai hai tế bào sinh dưỡng thuộc cùng một loài. -Cây lai khác loài được tạo thành mang bộ NST đơn bội của mỗi loài. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 15. Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số NST so với tế bào mẹ ban đầu là A. Giảm một nửa. B. Bằng. C. Ít hơn một vài cặp. D. Tăng gấp đôi. Câu 16. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ? A. Ánh sáng và chất vô cơ. B. Ánh sáng và chất hữu cơ. C. CO2 và ánh sáng. D. Chất vô cơ và CO2. Câu 17. Ngành nghề nào sau đây không liên quan đến công nghệ vi sinh vật? A. Kiến trúc sư. B. Công nghiệp dược phẩm. C. Kỹ sư môi trường. D. Công nghệ thực phẩm. Câu 18. Công nghệ tế bào là: A. quy trình sử dụng hoocmon điều khiển sự sinh sản của các tế bào. B. sử dụng các biện pháp kĩ thuật kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống. C. quy trình nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. D. quy trình sử dụng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào. Câu 19. Sơ đồ đúng về quá trình tổng hợp nên là nucleic axid là A. bazo nito + đường 5 cacbon + amino axit → gốc phosphate → nucleic axid. B. bazo nito + đường 5 cacbon + gốc phosphate → nucleotide → nucleic axid. C. 1 glixerol + 2 axit béo → nucleotide → nucleic axid. D. 1 glixerol + 3 axit béo → nucleotide → nucleic axid. Câu 20. Thực phẩm, đồ uống nào sau đây không phải là sản phẩm của công nghệ vi sinh? A. Nước mắm. B. Bia. C. Cá hộp. D. Bánh mì. Câu 21. Nói đến "biện pháp phòng tránh và chữa bệnh ung thư", có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Duy trì thói quen khám sức khỏe định kì. II. Không hút thuốc, hạn chế sử dụng bia rượu và chất kích thích.
  3. Trang 3523/3 - Mã đề: 401 III. Chế độ ăn uống phù hợp: ăn nhiều rau, củ quả, hạn chế chất béo, thịt đỏ, muối, thực phẩm mốc, thực phẩm nhiễm thuốc hóa học và chất tăng trọng. IV. Xây dựng chế độ luyện tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lí. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (3đ) Câu 1 (1đ). – Em hãy nhận xét về mật độ của quần thể vi khuẩn ở pha tiềm phát (pha lag) và pha luỹ thừa (pha log)? - Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha nào? Vì sao? Câu 2 (1đ). Một quần thể Vi khuẩn có số lượng ban đầu là 500, sau 2 giờ đồng hồ, số lượng tế bào trong quần thể đạt 4000 tế bào. Tính thời gian thế hệ của quần thể trên. Câu 3 (1đ). Người ta pha chế một dung dịch nuôi cấy vi sinh vật (môi trường D) gồm các thành phần sau: H2O, NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2. Tiến hành nuôi cấy các chủng vi khuẩn A, B, C trong các môi trường và điều kiện khác nhau, thu được kết quả như sau: Môi trường nuôi cấy Chủng A Chủng B Chủng C Môi trường D + 10g cao thịt bò, để Mọc Không mọc Không mọc trong bóng tối Môi trường D, để trong bóng tối có Không mọc Mọc Không mọc sục CO2 Môi trường D, chiếu sáng, có sục Không mọc Mọc Mọc CO2 Xác định kiểu dinh dưỡng của các chủng A và B? ------ HẾT ------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2