Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9
lượt xem 41
download
Hãy tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 11 để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn: Ngữ Văn (Thời gian làm bài 180 phút) Đề bài: Câu 1 (3 điểm): Hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp trong câu ca dao sau: Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc áng trăng vàng đổ đi Câu 2 (7 điểm): Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương trong truyện “Người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) Câu 3 (10 điểm): Trong bài Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã khẳng định: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ trên? Lấy hình tượng người phụ nữ trong một số tác phẩm văn học cổ đã học để làm sáng tỏ. ==== Hết ====
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn: Ngữ Văn (Thời gian làm bài 180 phút) (Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang) I. Yêu cầu Câu 1 (4 điểm): 1. Yêu cầu chung: Viết thành một bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Thấy được vẻ đẹp của các hình ảnh: + Hình ảnh trăng, nước hoà quyện tạo nên một khung cảnh trữ tình thơ mộng + Hình ảnh cô gái tát nước bên đàng gợi sự khoẻ khoắn nhưng không kém phần tình tứ, làm cho khung cảnh đêm trăng càng trở nên thơ mộng. - Thấy được cái hay trong cấu tứ của câu ca dao: mượn cái đẹp của thiên nhiên để làm quen. Ngôn ngữ của chàng trai (nhân vật trữ tình) vô cùng tinh tế và ý nhị. Nghe qua chỉ là câu hỏi nhưng dường như chứa đựng sự trách móc và cả cảm giác nuối tiếc và ước mong vĩnh hằng hoá cái đẹp. Đây là cách làm quen rất phổ biến của các chàng trai trong ca dao: tinh tế, ý nhị nhưng vẫn không kém phần tình tứ. Câu 2 (7 điểm): 1. Yêu cầu chung: Viết thành một bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. 2. Yêu cầu về kiến thức - Thấy được vị trí của chi tiết cái chết biểu hiện cho cao trào trong diễn biến cốt truyện. (chỉ sau cái chết câu chuyện mới thực sự được mở nút) - Thấy được cái chết của Vũ Nương là điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Thân phận hèn kém, đáng thương không làm chủ được số phân của mình.
- - Cái chết ở đây còn là chi tiết bộc lộ ý thức về phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam: Vũ Nương có thể vò võ nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng, nhưng trước sự xúc phạm đến nhân phẩm thì nàng không chấp nhận. - “Tam tòng, tứ đức” đã làm triệt tiêu ý thức phản kháng của người phụ nữ. Cái chết là sự phản kháng gần như duy nhất khi sự chịu đựng của họ đã đi đến giới hạn cuối cùng. - Cái chết của Vũ Nương còn như một sự chối bỏ thực tại bất công để tìm đến một sự giải thoát… Câu 3 (10 điểm): 1. Yêu cầu chung: Viết thành một bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Có kĩ năng phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề. 2. Yêu cầu về kiến thức Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh trong hai câu thơ - Ý nghĩa thực: bánh dù nguyên vẹn hay nát do bàn tay người nặn nhưng nhân bánh vẫn hồng sắc đỏ. - Nghĩa ẩn dụ: + “Rắn nát mặc dầu”: thân phận hèn kém, không làm chủ được số phận của người phụ nữ xưa. + Tay kẻ nặn: Những yếu tố khách quan tác động đến cuộc đời gieo khổ đau cho người phụ nữ (những lề thói của xã hội nam quyền, đạo đức cứng nhắc, giả dối ) + Vẫn giữ tấm lòng son: Sự kiên trinh, trong trắng và ý thức về phẩm giá của người phụ nữ => Hai câu thơ vừa là lời oán trách xã hội phong kiến bất công, vừa là lời khẳng định phẩm giá tốt đep của người phụ nữ. - Tìm dẫn chứng trong các tác phẩm đã học để minh hoạ:
- + Truyện Người con gái Nam Xương: Vũ Nương hết mực thuỷ chung, vò võ nưôi con, phụng dưỡng mẹ chồng; trước sự ghen tuông vô lối của Trương Sinh, nàng đã dùng cái chết để minh oan và cũng là để giữ gìn phẩm giá của mình. + Truyện Kiều: người con gái tài, sắc vẹn toàn chấp nhận hi sinh hạnh phúc và cuộc đời mình để cứu cha và em. Mặc dù số phận đưa đẩy nàng đến những nơi “bùn lầy, nước đọng” nhưng trong sâu thẳm tâm hồn và tình cảm của mình, nàng vẫn là một người con gái thanh cao, trong trắng… + Kiều Nguyệt Nga: Một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, một con người đằm thắm, ân tình, cư xử có trước, có sau: chịu ơn Vân Tiên cứu mạng nàng luôn canh cánh bên lòng tìm cách báo đáp. Khi bị ép uổng, nàng đã ôm hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn để giữ vẹn tình. - Qua đó nhận xét về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ dưới chế dộ phong kiến xưa. II. Thang điểm Câu 1: - 3 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả và dùng từ - 2 điểm: đảm bảo các ý cơ bản, bài viết có bố cục rõ ràng, còn mắc vài lỗi diễn đạt. - 1 điểm: bài viết đạt được không quá ½ ý, diễn đạt chưa mạch lạc, mắc nhiều lỗi chính tả và dùng từ. - Điểm 0: bài viết vô nghĩa hoặc sai lệch hoàn toàn. Câu 2: - 6 - 7 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Hệ thống luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiểu biểu và được phân tích nổi bật để làm rõ luận điểm. - 4 - 5 điểm: Đảm bảo các ý cơ bản, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối mạch lạc. Hệ thống luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiểu biểu nhưng đôi chỗ phân tích chưa rõ ràng. - 3 - 4 điểm:
- + Đảm bảo các ý cơ bản, bài viết có bố cục rõ ràng nhưng hệ thống luận điểm và dẫn chứng chưa hợp lí. + Hoặc đảm bảo ½ số ý, biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vẫn đề. - 1 - 2 điểm: Chưa đảm bảo được các ý cơ bản, chưa biết cách phân tích dẫn chứng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - 0 điểm: Bài viết vô nghĩa hoặc sai lệch hoàn toàn. Câu 3: - 10 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Hệ thống luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiểu biểu và được phân tích nổi bật để làm rõ luận điểm. - 8 - 9 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Hệ thống luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiểu biểu nhưng đôi chỗ phân tích chưa rõ ràng. - 6 - 7 điểm: + Đảm bảo các ý cơ bản, bài viết có bố cục rõ ràng nhưng hệ thống luận điểm và dẫn chứng chưa hợp lí. + Hoặc đảm bảo ½ số ý, biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vẫn đề. - 4-5 điểm: Chưa đảm bảo được các ý cơ bản, chưa biết cách phân tích dẫn chứng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - 1-3 điểm: Bài viết chưa rõ ý, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả và dùng từ. - 0 điểm: bài viết vo nghĩa hoặc sai lệch hoàn toàn. Lưu ý: Trên đây chỉ là một số gợi ý chung mang tính tham khảo. Người chấm cần linh hoạt, căn cứ vào bài làm của học sinh để cụ thể hoá thang điểm. Đánh giá cao những bài viết sáng tạo, có những kiến giải mới lạ, độc đáo. ==== Hết ====
- Phßng GD-§T §øc Thä Trêng THCS NguyÔn BiÓu KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP trêng NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): Đọc kỹ truyện dưới đây rồi thực hiện các yêu cầu sau đó: Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. ( Người ăn xin - Theo Tuốc-ghê-nhép) 1. (2,0 điểm): a ( 0,5 điểm): Chép ra từ ngữ xưng hô trong những lời thoại trên. b( 0,5 điểm): Dựa vào từ ngữ xưng hô, chỉ rõ vai xã hội của người tham gia hội thoại. c. (1,0điểm) Cho biết thái độ của các nhân vật được thể hiện qua từ ngữ xưng hô cùng với cử chỉ của họ. 2 ( 3.0 điểm): Với câu chuyện trên, không chỉ có nhân vật trong truyện mà người đọc ( người nghe) cũng đã " nhận được một cái gì đó". Ý kiến của em. Câu 2 ( 5,0 điểm): Bài thơ Nói với con (Y Phương) gợi cho em những suy nghĩ gì về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người? ......................................... Hết ........................................
- Phßng GD-§T §øc Thä Trêng THCS NguyÔn BiÓu KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP trêng LỚP 9 Năm học 2012 – 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi ( kiến thức vững chắc, suy nghĩ sâu sắc, cảm thụ tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng …); đặc biệt khuyến khích những bài viết thể hiện được sự sáng tạo và phong cách cá nhân của người làm bài. - Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, tránh đếm ý cho điểm nhằm đánh giá một cách chính xác kiến thức và kỹ năng của thí sinh. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý chính và những thang điểm cơ bản; trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và bảo đảm tính hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác, khách quan, khoa học. - Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,25. B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: Câu 1 ( 1,5 điểm): 1 ( 2.0 điểm): a ( 0,5 điểm): Chép ra được từ ngữ xưng hô trong các lời thoại. Cụ thể: - Lời của nhân vật " tôi": " ông", "cháu" => 0.25 điểm - Lời của người ăn xin: " cháu", " lão" => 0.25 điểm b ( 0,5 điểm): Xác định được vai xã hội của người tham gia hội thoại: + Nhân vật " tôi": Vai dưới => 0.25 điểm. + Người ăn xin: Vai trên => 0.25 điểm. c ( 1,0 điểm): Thái độ của các nhân vật: Nhân vật " tôi": Quan tâm, tôn trọng và chân thành đối với người ăn xin => 0.5 điểm. Người ăn xin: Tôn trọng, chân thành trước những gì mà nhân vật " tôi" đã dành cho mình => 0.5 điểm. Lưu ý: Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, miễn là hợp lý. 2 ( 3.0 điểm): I. Đáp án: Đây là một đề bài mang tính chất mở nên có sự đòi hỏi cao về tính sáng tạo của người làm bài. Thí sinh có thể có rất nhiều cách trình bày khác nhau miễn là giải quyết được yêu cầu mà đề bài đặt ra. Hướng dẫn chấm chỉ định hướng một số yêu cầu cơ bản như sau:
- 1. Về kiến thức: - Trên cơ sở nắm diễn biến và quan hệ ý nghĩa giữa các sự việc, thí sinh cần xác định một cách cụ thể vấn đề mà đề bài đặt ra: không chỉ nhân vật trong truyện mà người đọc ( người nghe) cũng đã " nhận được một cái gì đó". Trên cơ sở đó, thí sinh triển khai vấn đề nghị luận bằng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: + Nhân vật trong truyện dù không nhận được ở nhau giá trị vật chất nhưng đã nhận được tình cảm của mỗi người dành cho nhau( nhân vật " tôi" đã dành cho nhân vật người ăn xin sự quan tâm, thái độ tôn trọng, cử chỉ, lời nói chân thành; còn nhân vật người ăn xin đã cảm kích trước tấm lòng của nhân vật " tôi" và cũng đáp lại tình cảm của " tôi" bằng một thái độ tôn trọng và tình cảm chân thành, sâu sắc). + Người đọc ( người nghe) nhận được một bài học có ý nghĩa sâu sắc từ nội dung câu chuyện. Đó là cách ứng xử giữa con người với con người được gợi lên từ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện. Cụ thể: - Biết quan tâm đến người khác và biết cách thể hiện sự quan tâm đó ( bằng lời nói, cử chỉ...). - Cần phải có thái độ tôn trọng người khác ( thái độ đó không bị chi phối bởi địa vị hay sự sang - hèn...). Và tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình. - Cần biết đón nhận và biết trân trọng, nâng niu tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình. - Khi con người biết dành cho nhau sự quan tâm, tôn trọng và sự chân thành thì sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. + Phương châm hành động của bản thân. 2. Về kỹ năng: + Có kỹ năng xác định vấn đề nghị luận. + Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận trong đó có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận… + Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. II. Biểu điểm: - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn chế về kỹ năng = > 2.0 điểm - Nội dung bài viết còn tính sơ sài.=> 1.0 điểm * Lưu ý: - Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. - Thí sinh có thể có nhiều cách lập luận khác nhau miễn là hợp lý. - Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận sắc sảo, mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khám phá mang tính chiều sâu. Câu 2 ( 5.0 điểm): Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau:
- * Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách lµm bµi nghÞ luËn th¬ rõ ràng mạch lạc, chặt chẽ, dung lượng khoảng 10- 15 câu. * Yêu cầu về nội dung: - Hình ảnh thơ: chọn lọc, đậm chất hiện thực, vừa cụ thể vừa có tính khái quát, biểu tượng. - Ngôn ngữ: mộc mạc giản dị mà trong sáng; hàm súc cô đọng ... - Hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ hình ảnh: thÓ hiÖn truyÒn thèng cña gia ®×nh, quª h¬ng thiêng liêng cao đẹp trong viÖc ph¸t triÓn nh©n c¸ch cña con góp phần thể hiện phong cách thơ Y Ph¬ng Yêu cầu chung: - Hiểu đúng yêu cầu của đề ra, biết cách làm bài văn nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Tạo lập được một văn bản có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng có cảm xúc, có giọng điệu riêng ... - Đề ra tương đối mở nhằm khuyến khích những suy nghĩ riêng, có tính sáng tạo của học sinh trên cơ sở cảm thụ sâu sắc tác phẩm. - Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là thuyết phục, thể hiện đúng yêu cầu đề ra. Dưới đây là một số gợi ý chính: a- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận ( 0,5) b- Cảm nhận khái quát về bài thơ: (1,5) - Nói với con là một bài thơ hay, có ý nghĩa triết lý sâu sắc: mượn lời người cha nói với con, nhà thơ ca ngợi tình cảm gia đình ấm cúng; tự hào về những vẻ đẹp của con người quê hương, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Từ đó, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống và ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Nội dung bài thơ được diễn tả bằng hình thức nghệ thuật độc đáo (thể thơ tự do, giọng thơ tâm tình, sâu lắng; hình ảnh thơ chân thực, mộc mạc, đậm đà màu sắc dân tộc; ngôn ngữ trong sáng, thể hiện cách diễn đạt, lối tư duy của người miền núi; sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp từ, đối lập ...) nên có sức thuyết phục, lay động sâu xa. c- Suy nghĩ về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người: ( 3,0) - Gia đình và quê hương là cội nguồn sinh dưỡng thiêng liêng của mỗi con người. - Mỗi người cần phải biết trân trọng, gìn giữ vun đắp tình cảm gia đình, tình yêu quê hương xứ sở. - Mở rộng liên hệ thực tế: + Phê phán những suy nghĩ, việc làm còn lệch lạc, hời hợt thậm chí sai trái đối với gia đình và quê hương. + Đề cao những việc làm, hành động, suy nghĩ đúng đắn. * Lưu ý: - Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. - Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý. - Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khám phá mang tính chiều sâu. ……………….Hết ………………
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 10 cấp tỉnh có đáp án
60 p | 427 | 38
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hà Nội
10 p | 42 | 4
-
Để thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 có đáp án - Trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa
7 p | 45 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 123 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
8 p | 56 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
6 p | 13 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 44 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội
2 p | 37 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Tiên Du số 1, Bắc Ninh
6 p | 44 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 29 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hưng Yên
2 p | 59 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hải Dương
8 p | 32 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Phước
10 p | 33 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 82 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Nội
8 p | 63 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
32 p | 32 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang
2 p | 53 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THCS chuyên Nguyễn Du, Đăk Lắk (Vòng 1)
1 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn