intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi kết thúc học phần môn Chẩn đoán tâm lý 2 năm 2023-2024

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với Đề thi kết thúc học phần môn Chẩn đoán tâm lý 2 năm 2023-2024 được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi kết thúc học phần môn Chẩn đoán tâm lý 2 năm 2023-2024

  1. BM-006 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Học kỳ, năm học 2023 - 2024 Mã học phần: 71PSY240073 Tên học phần: Chẩn đoán tâm lý 2 Mã nhóm lớp học phần: 231_71PSY240073_01,02,03 Thời gian làm bài: 14 ngày Hình thức thi: Tiểu luận Cách thức nộp bài: - Sinh viên upload file bài làm (pdf) lên hệ thống thi của Nhà trường - Bản giấy Đề thi: Tình huống Thân chủ 19 tuổi, nữ, hiện là sinh viên năm I đại học. Trước đó, thân chủ và gia đình sinh sống tại Bình Thuận. Từ năm 2020, thân chủ cùng gia đình chuyển vào sống tại thành phố Hồ Chí Minh, thân chủ được chuyển trường học tập tốt và sinh hoạt bình thường, Bắt đầu thời gian đầu thân chủ hay buồn, hay khóc, hay nghĩ mọi người không thích mình, ghét mình. Hơn 1 tháng nay, thân chủ bắt đầu có biểu hiện khó ngủ, sáng dậy thường có vẻ mệt mỏi, lừ đừ, ở trường học thiếu tập trung, hay quên, hay nằm dài ra bàn, ở nhà thì thường vào phòng đóng cữa lại. Mẹ nhận thấy có lúc thân chủ ngồi cười nói chuyện một mình, nội dung khó hiểu, hỏi thì thân chủ giải thích mình nhớ lại những câu chuyện hài trước đó, thân chủ nói nghe tiếng người nói chuyện với mình, có lúc thân chủ tự nhận mình là người có 2,3 nhân cách. Trong lúc mẹ trò chuyện với tâm lý gia, thân chủ hay chen ngang, hoặc xin phép dừng để giải thích, đính chính lại sự việc. Thân chủ là người đề nghị với gia đình về việc đi gặp tâm lý gia. Với tình huống trên bạn sẽ sử dụng công cụ nào để đánh giá tình trạng của thân chủ? I. Yêu cầu: - Dựa trên tình huống đóng vai thu nhận những thông tin liên quan đến các biểu hiện triệu chứng của thân chủ. - Sử dụng ít nhất hai công cụ trắc nghiệm đã được học (trắc nghiệm đánh giá năng lực nhận thức và trắc nghiệm nhân cách) để lượng giá tình trạng của thân chủ (có thể sử dụng thêm các thang lượng giá nếu muốn) - Hoàn thành bài báo cáo tình huống
  2. BM-006 II. Cấu trúc tiểu luận: 1. Mở đầu 2. Nội dung: - Thông tin cá nhân (thông tin cá nhân, lý do đi thăm khám, tiền sử bản thân, tiền sử gia đình, tiền sử can thiệp) - Giới thiệu về công cụ đánh giá và nội dung đánh giá - Quan sát và ghi nhận trong quá trình tiếp nhận, thực hiện đánh giá 3. Phân tích diễn giải các thông số và kết quả đạt được 4. Kết luận 5. Khuyến nghị III. Hình thức trình bày: - Font chữ: Time New Roman - Size chữ: 13 - Cách dòng: 1.5 lines - Căn đều văn bản - Căn lề: Lề trên, lề dưới, lề phải 2cm, lề trái 3cm - Tối thiểu 10 trang IV. Thang điểm chấm Phần 1 (4 điểm) Sử dụng ít nhất hai loại trắc nghiệm đã được học (trắc nghiệm đánh giá năng lực nhận thức và trắc nghiệm nhân cách) để lượng giá tình trạng của thân chủ (có thể sử dụng thêm các thang lượng giá nếu muốn): 1. Cung cấp điểm số cụ thể (sau khi thực hiện trắc nghiệm trên thân chủ) (1điểm). 2. Xử lý điểm số và hoàn thiện đầy đủ điểm số vào bản trắc nghiệm (thể hiện qua bảng biểu) (2.5 điểm). 3. Vẽ biểu đồ (Profil) (0.5 điểm) Phần 2 (6 điểm) A. Dựa trên tình huống đóng vai thu nhận những thông tin liên quan đến các biểu hiện triệu chứng của thân chủ. (2 điểm) 1. Thông tin và tiền sử bản thân (thông tin cá nhân, học tập, công việc, mối quan hệ bạn bè, tiền sử bệnh lý, tiền sử can thiệp) (0.5 điểm)
  3. BM-006 2. Tiền sử gia đình (tiền sử gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình) (0.5 điểm) 3. Biểu hiện hiện tại của thân chủ (những biểu hiện hiện tại thân chủ gặp phải và ảnh hưởng của nó lên thân chủ) (1 điểm) B. Hoàn thành bài báo cáo (4 điểm) 1. Mục đích của việc làm trắc nghiệm (0.25 điểm) 2. Giới thiệu về trắc nghiệm (0.25 điểm) 3. Các yếu tố được ghi nhận trong quá trình làm trắc nghiệm (0.25 điểm) 4. Phân tích diễn giải số liệu (2 điểm) - Trắc nghiệm trí tuệ (Xác định điểm trung bình, Điểm IQ, mức ý nghĩa, điểm yếu, điểm mạnh, tần suất khác biệt) (1 điểm) - Trắc nghiệm nhân cách (Thang hiệu lực, thang lâm sàng) (1 điểm) 5. Kết luận (Kết luận cụ thể của trắc nghiệm đã sử dụng) (0.5 điểm) 6. Khuyến nghị (Đưa ra một số gợi ý giải pháp nguy cơ của thân chủ) (0.5 điểm) 7. Hình thức trình bày (đẹp, rõ ràng, sáng tạo) (0.25 điểm) Ngày biên soạn:05/12/2023 Giảng viên biên soạn đề thi: ThS. Nguyễn Thị Hồng Trâm Ngày kiểm duyệt: 07/12/2023 Trưởng (Phó) Khoa/Bộ môn kiểm duyệt đề thi: TS. Phạm Văn Tuân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2