Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Lương Văn Chánh
lượt xem 0
download
Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Lương Văn Chánh sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi cũng như kiến thức của mình trong môn học, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia 2020 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Lương Văn Chánh
- ĐỀ THAM KHẢO THI THPTQG 2020 ________________ MÔN GDCD Đơn vị: THPT chuyên Lương Văn Chánh - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Tổng số câu được phân công biên soạn: 24 câu, trong đó: nhận biết (09 câu), thông hiểu (07 câu), vận dụng (05 câu), vận dụng cao (03 câu). ____________ I. Mức độ nhận biết: (09 câu) Câu 1. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Quy định. B. Pháp luật. C. Đạo đức. D. Quy chế. [] Câu 2. Khẳng định nào dưới đây không thể hiện bản chất giai cấp của pháp luật? A. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp. B. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. C. Pháp luật đảm bảo sự phát triển của xã hội. D. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp. [] Câu 3. Pháp luật mang bản chất của A. giai cấp bị trị. B. giai cấp thống trị. C. giai cấp đa số.
- D. giai cấp thiểu số. [] Câu 4. Pháp luật gồm những đặc trưng nào? A. Tính quy phạm phổ biến, nhân đạo, quần chúng rộng rãi và tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung, tính khoa học, nhân đạo và quần chúng rộng rãi. D. Tính thực tiễn, tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung. [] Câu 5. Phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức xã hội là A. kinh tế. B. chính trị. C. pháp luật. D. văn hóa. [] Câu 6. Đối với nhà nước, pháp luật có vai trò A. là công cụ để quản lý xã hội. B. là công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền. C. là công cụ duy nhất để quản lý xã hội. D. là cách để thể hiện quyền lực của giai cấp cầm quyền. [] Câu 7. Vì sao nói pháp luật mang bản chất xã hội? A. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. B. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của tất cả mọi người. C. Pháp luật bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
- D. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. [] Câu 8. Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị A. xã hội giống nhau. B. chính trị giống nhau. C. đạo đức giống nhau. D. hành vi giống nhau. [] Câu 9. Đặc trưng nào sau đây phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính thực tiễn xã hội. [] II. Mức độ Thông hiểu: (07 câu) Câu 1. Pháp luật không những quy định quyền của công dân mà còn quy định rõ điều gì sau đây để công dân thực hiện các quyền đó? A. Trình tự. B. Cách thức. C. Phương tiện. D. Phương pháp. [] Câu 2. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, cụm từ “Mọi công dân” thề hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
- D. Tính thực tiễn xã hội. [] Câu 3 Để buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt việc làm trái pháp luật, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực A. có tính cưỡng chế. B. có tính giáo dục. C. để giáo dục họ và răn đe người khác. D. để họ chấm dứt việc vi phạm. [] Câu 4. Những người xử sự không đúng qui định của pháp luật sẽ bị A. các cơ quan có thẩm quyền xử phạt. B. công an bắt giam và phạt tiền. C. phạt tiền và cảnh cáo. D. cảnh cáo hoạc phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm. [] Câu 5. Các văn bản pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa là biểu hiện đặc trưng nào của pháp luật dưới đây? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính nêu gương, thuyết phục. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. [] Câu 6. Trường hợp nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ? A. Các quy phạm pháp luật là sự thể hiện các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. B. Các chuẩn mực đạo đức phải phù hợp với các quy phạm pháp luật. C. Các quy định của pháp luật ra đời từ các chuẩn mực đạo đức xã hội. D. Các chuẩn mực đạo đức mới ra đời dựa trên các quy định của pháp luật. []
- Câu 7. Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò là phương tiện để nhà nước A. bảo vệ công dân. B. bảo vệ lợi ích của mình. C. quản lý công dân. D. quản lý xã hội. [] III. Mức độ vận dụng: (05 câu) Câu 1. Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, đội trật tự của nhân dân phường X - Thành phố VT đã yêu cầu mọi ngựời không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là A. hình thức cưỡng chế người vi phạm, B. công cụ quản lý đô thị hiệu quả. C. phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. D. phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố. [] Câu 2. Nghỉ cuối tuần, L rủ H về nhà K chơi. Nhìn nhà K thì bé mà có khu vườn quá rộng, H hỏi K: Sao nhà bạn không làm nhà to ở cho thoải mái? K trả lời; Đất vườn không được làm nhà bạn ạ. Nghe vậy L thêm vào: Ừ, quê nhà tớ cũng vậy, hình như chỉ đất thổ cư mới được làm nhà, cậu tớ lấy vợ muốn ra ở riêng mà phải làm đơn đề nghị mãi mới được cho phép làm nhà ở khu vườn của ông bà. H chép miệng: Rắc rối nhỉ. Hỏi: Việc quy định không được làm nhà trên đất vườn trong câu chuyện trên, thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, D. Tính giai cấp và xã hội.
- [] Câu 3. Một số điều khoản trong Luật Hôn nhân và Gia đình của nước ta có quy định: trong gia đình các con luôn có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Điều này thể hiện A. pháp luật và đạo đức quan hệ chặt chẽ với nhau. B. pháp luật và đạo đức độc lập với nhau. C. pháp luật vào đạo đức phụ thuộc nhau. D. pháp luật và đạo đức gắn bó nhau. [] Câu 4. Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính thực tiễn xã hội. [] Câu 5. Hình phạt trong pháp luật hình sự của các nước thể hiện “hậu quả pháp lý” nặng nề nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thể hiện đặc trưng A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính chủ quan, quy phạm phổ biến. D. Tính ý chí. [] IV. Mức độ vận dụng cao: (03 câu) Câu 1. Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm
- trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây không vi phạm pháp luật? A. Anh N, anh T và anh H. B. Bà M và anh H. C. Anh N, anh T và anh K. D. Anh H và anh K. [] Câu 2. X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, ai không vi phạm pháp luật? A. Anh X. B. Chị Q. C. Bạn gái X, Chị Q. D. Anh X và bạn gái. [] Câu 3. Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là Trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là vi phạm pháp luật ? A. Chị T, ông K và anh P. B. Chị T, ông K, anh P và anh N. C. Chị T, ông K và anh N. D. Chị T và ông K. []
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2509 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 76 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 92 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn