Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Võ Thị Sáu
lượt xem 0
download
Mời các em học sinh tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Võ Thị Sáu sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các em học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Võ Thị Sáu
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 TRƯỜNG THCS VÀ THPT VÕ THỊ SÁU Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ MINH HỌA Câu 1. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính phổ cập. C. Tính rộng rãi. D. Tính nhân văn. Câu 2. Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây? A. Pháp luật B. Giáo dục. C. Thuyết phục D. Tuyên truyền. Câu 3. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của phâp luật? A. Bản chất xã hội. B. Bản chất giai cấp. C. Bản chất nhân dân. D. Bản chất dân tộc. Câu 4. Pháp luật mang bản chất giai cấp, vì pháp luật do A. nhân dân ban hành. B. Nhà nước ban hành. C. chính quyền các cấp ban hành. D. các đoàn thể quần chúng ban hành.
- Câu 5. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về kinh doanh, ông A đã đăng ký mở cửa hàng thực phẩm và được chấp thuận. Việc làm của ông A thể hiện pháp luật là phương tiện như thế nào đối với công dân ? A. Để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh. B. Để công dân có quyền tự do hành nghề. C. Để công dân thực hiện quyền của mình. D. Để công dân thực hiện được ý định của mình. Câu 6. Hàng hóa có hai thuộc tính là A. Giá trị và giá cả B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng C. Giá cả và giá trị sử dụng D. Giá trị và giá trị sử dụng Câu 7. Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa? A. Điện B. Nước máy C. Không khí D. Rau trồng để bán Câu 8. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa Câu 9. Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? A. Cung-cầu, cạnh tranh B. Nhu cầu của người tiêu dùng
- C. Khả năng của người sản xuất D. Số lượng hàng hóa trên thị trường Câu 10. Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây? A. Quy luật cung cầu B. Quy luật cạnh tranh C. Quy luật lưu thông tiền tệ D. Quy luật giá trị Câu 11. Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là A. vi phạm hành chính. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm kinh tế. D. vi phạm quyền tác giả. Câu 12. Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm A. dân sự. B. trật tự xã hội. C. quan hệ kinh tế. D. hành chính. Câu 13. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây ? A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật. B. Xác định được người tốt và người xấu. C. Cách li người vi phạm với những người xung quanh. D. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật. Câu 14. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ?
- A. Từ đủ 12 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 15. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lý. B. quyền và nghĩa vụ. C. thực hiện pháp luật. D. trách nhiệm trước Tòa án. Câu 16. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây ? A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình. B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con. D. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển. Câu 17. Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động ? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Khách quan, công bẳng, dân chủ. C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. D. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Câu 18. Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây ? A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động. B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
- C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động. D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động. Câu 19. Ông A nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty kinh doanh thực phẩm, nhưng bị từ chối vì lý do ông không có quyền kinh doanh trong lĩnh vực này. Ông A có thể căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây để khẳng định mình có quyền này ? A. Công dân có quyền tự do tuyệt đối trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh. B. Mọi người có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào theo sở thích của mình. C. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. D. Kinh doanh ngành nghề nào là quyền của mỗi người. Câu 20. Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa ? A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình. B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. C. Các dân tộc có duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình. D. Các dân tộc không được duy trì những lễ hội riêng của dân tộc mình. Câu 21. Anh A và chị B thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị B là ông C không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị B theo đạo Thiên Chúa, còn anh A lại theo đạo Phật. Hành vi của ông C là biểu hiện A. lạm dụng quyền hạn. B. không thiện chí với các tôn giáo khác. C. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. D. không đoàn kết giữa các tôn giáo. Câu 22. Việc nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập. B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc kinh. C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.
- D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp. Câu 23. Xã A là một xã miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã A kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây ? A. Bình đẳng về chủ trương B. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh. C. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh. D. Bình đẳng về điều kiện kinh tế. Câu 24. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là quy định về quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền đảm bảo an toàn về thân thể. Câu 25. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể. D. Quyền được đảm bảo tự do. Câu 26. Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của ngưởi khác là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. C. Quyền bí mật đời tư.
- D. Quyền tự do cá nhân. Câu 27. Hai anh công an đang đuổi bắt một tên trộm xe máy. Nghi ngờ tên trộm xe máy chạy vào một nhà dân, hai anh cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để vừa có thể tìm bắt được kẻ trộm, vừa đảm bảo đúng pháp luật ? A. Chạy ngay vào nhà khám xét. B. Yêu cầu chủ nhà cho khám xét, nếu không đồng ý thì vẫn cứ khám. C. Đề nghị chủ nhà cho khám, nếu không đồng ý thì bỏ đi. D. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu đồng ý thì mới vào nhà khám. Câu 28. M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó, L – sinh viên ở cùng với M đã tự ý đọc email của M. Hành vi này của L đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của M ? A. Quyền tự do cá nhân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín. D. Quyền được đảm bảo bí mật về đời tư. Câu 29. Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ? A. Từ đủ 18 tuổi. B. Từ đủ 19 tuổi. C. Từ đủ 20 tuổi. D. Từ đủ 21 tuổi. Câu 30. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ? A. Đủ 21 tuổi. B. Đủ 20 tuổi. C. Đủ 19 tuổi. D. Đủ 18 tuổi. Câu 31. Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử ? A. Người đang phải cháp hành hình phạt tù.
- B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật. C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà. D. Người đang đi công tác xa nhà. Câu 32. Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây ? A. Không đồng ý với quyết định kỷ luật của giám đốc cơ quan. B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm. C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan. D. Phát hiện một ổ cờ bạc. Câu 33. Biết M hay tung tin nói xấu về mình với một số bạn trong lớp, H không biết xử sự như thế nào. Nếu là H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình ? A. Tố cáo M với cô giáo chủ nhiệm. B. Nói xấu lại M như M đã nói xấu mình. C. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. D. Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu M phải cải chính những điều đã nói xấu về mình. Câu 34. Anh Q và anh P bắt được kẻ đang bị truy nã vì tội trộm cắp tài sản của nhà dân. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật ? A. Đánh tên ăn trộm một trận cho sợ. B. Chửi tên ăn trộm một hồi cho hả giận. C. Lập biên bản rồi thả ra. D. Giải về cơ quan công an nơi gần nhất. Câu 35. Việc vận động người khác không bỏ phiếu cho một người là vi phạm quyền nào dưới đây ? A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử. C. Quyền tự do dân chủ.
- D. Quyền tự do cá nhân. Câu 36. Mỗi cử tri đều tự bỏ phiếu vào hòm phiếu kín là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ? A. Phổ thông. B. Bỏ phiếu kín. C. Gián tiếp. D. Tự nguyện. Câu 37. B phát hiện thấy người lấy trộm tài sản của cơ quan, B cần phải làm gì để thực hiện quyền của công dân ? A. Lờ đi coi như không biết. B. Truy bắt người ăn trộm. C. Báo cho cơ quan công an gần nhất. D. Báo cho bố mẹ và bạn bè biết. Câu 38. Vì cho rẳng quyết định của Giám đốc công ty kỷ luật chị X với hình thức “Hạ bậc lương” là không đúng pháp luật, chị X làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị X có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây ? A. Gửi đến Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. B. Gửi đến cơ quan công an. C. Gửi đến Giám đốc Công ty, người đã ký quyết định. D. Gửi đến Công đoàn của Công ty. Câu 39. H và T phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, H và T cần làm gì để thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Báo ngay cho cơ quan kiểm lâm, thực hiện quyền khiếu nại của công dân. B. Báo ngay cho các chú công an, thực hiện quyền tố cáo của công dân. C. Báo ngay cho Chủ tích Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện quyền tự do ngôn luận. D. Báo ngay cho cơ quan kiểm lâm, thực hiện quyền tố cáo của công dân.
- Câu 40. Thấy trong khu dân cư của mình có lò giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường, nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trên địa bàn khu dân cư mình ? A. Yêu cầu lò mổ gia cầm ngừng hoạt động. B. Đòi lò giết mổ gia cầm bồi thường vì để ô nhiễm. C. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân phường để ngừng hoạt động của cơ sở này. D. Đe dọa những người làm việc trong lò giết mổ gia cầm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 154 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
6 p | 152 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Sư Phạm
5 p | 132 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Hoàng Lệ Kha
4 p | 125 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
10 p | 61 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
8 p | 48 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
6 p | 64 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
5 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Phú Bình
5 p | 43 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
5 p | 127 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 79 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 109 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
7 p | 45 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Sơn La (Lần 2)
7 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
7 p | 121 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn