
Trang 1/11
SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT TÂY TRÀ
(ĐỀ MINH HỌA)
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT
Thời gian: 50 phút (không tính thời gian giao đề)
Họ, tên thí sinh:…………………………………...................................................................
Số báo danh:……………………………………....................................................................
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Sự phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm
từ người sản xuất đến người tiêu dùng là hoạt động
A. hoạt động sản xuất. B. hoạt động phân trao đổi. C. hoạt động tiêu dùng. D. hoạt động phân
phối.
NL: Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH; MĐTD: Biết; (Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể
của nền kinh tế - k10)
NL: TH1.1 Đáp án: D
Kiến thức: Bài 1: Các hoạt động KT cơ bản trong đời sống XH
Câu 2: Các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định là nội dung
khái niệm nào sau đây?
A. Quy phạm pháp luật. B. Chế định pháp luật.
C. Văn bản pháp luật. D. Thực hiện pháp luật.
(NL: Điều chỉnh hành vi; MĐTD: Nhận biết; Chủ đề 7: Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam - k10)
NL: ĐC 1.1 Đáp án: A
Kiến thức: Bài 13: thực hiện PL
Câu 3: Chỉ số phản ánh sự thay đổi mức giá trung bình của một số lượng cố định các loại hàng hóa,
dịch vụ được chọn đại diện cho tiêu dùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân mà một hộ
gia đình điển hình mua tại một thời điểm so với thời kì gốc là
A. chỉ số giá tiêu dùng. B. tỉ lệ lạm phát.
C. mức tiêu dùng. D. giá cả thị trường.
(NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT – XH: MĐTD: Hiểu; CĐ: Lạm phát, thất nghiệp lớp 11)
Đáp án A.
Kiến thức: Bài 3: Lạm phát- lớp 11
Câu 4: Việc người kinh doanh có ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và
dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị,
khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân là biểu hiện của năng lực nào sau đây của
người kinh doanh?
A. Năng lực kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc.
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo; có tầm nhìn chiến lược.
C. Năng lực thiết lập quan hệ, có năng lực chuyên môn.
D. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng phân tích, sáng tạo.
(NL: Năng lực Phát triển bản thân; MĐTD: Hiểu; CĐ 4: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng
lựccần thiết của người kinh doanh- K11). Đáp án : A
Kiến thức: Bài 6: ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh-k11