
Mã đề 000 Trang 1/4
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
ĐỀ THI THAM KHẢO
(Đề thi có 04 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN: VẬT LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh: ……………………………………
Số báo danh: ……………………………………….
Phần I - CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Ở điều kiện thường, iodine là chất rắn dạng tinh thể màu tím thẫm. Khi được đun nóng,
iodine có sự thăng hoa. Sự thăng hoa của iodine là sự chuyển thể từ thể
A. rắn sang lỏng. B. lỏng sang rắn.
C. khí sang rắn. D. rắn sang khí.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chất lỏng?
A. Chất lỏng không có thể tích riêng xác định.
B. Các nguyên tử, phân tử cũng dao động quanh các vị trí cân bằng xác, nhưng những vị trí cân
bằng này không cố định mà di chuyển.
C. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các nguyên
tử, phân tử chất khí.
D. Chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của bình chứa nó.
Câu 3. Người ta thực hiện truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100 J. Khí giãn nở ra và thực
hiện công 60 J đẩy pit – tông lên. Độ biến thiên nội năng của khí bên trong xilanh là
A. 20 J. B. 30 J. C. 40 J. D. 50 J.
Câu 4: Người ta thả cục nước đá ở 0 oC vào chiếc cốc bằng đồng khối lượng 0,2 kg đặt ở trong
một nhiệt lượng kế, trong cốc đồng đựng 0,7 kg nước ở 25 oC. Khi cục đá vừa tan hết thì trước
trong cốc đồng có nhiệt độ 15,2 oC và khối lượng của nước là 0,775 kg. Biết nhiệt dung riêng của
đồng là 380 J/kg.K, của nước là 4180 J/kg.K và bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra bên ngoài.
Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá xấp xỉ
A. 2,9.103 J/kg. B. 3,3.105 J/kg. C. 2,9.105 J/kg. D. 3,3.104 J/kg.
Câu 5: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, mật độ phân tử khí trong một đơn
vị thể tích
A. luôn không đổi. B. tỉ lệ thuận với áp suất.
C. tỉ lệ nghịch với áp suất. D. không phụ thuộc vào áp suất.
Câu 6: Người ta coi nhiệt độ là đại lượng đặc trưng cho động năng trung bình của chuyển động
nhiệt của phân tử. Động năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì
A. thể tích của vật càng bé. B. thể tích của vật càng lớn.
C. nhiệt độ của vật càng thấp. D. nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 7: Đẩy pit-tông của một xilanh đủ chậm để nén khí trong xilanh sao cho thể tích của lượng
khí này giảm đi 2 lần. Coi nhiệt độ của khối khí không đổi. Khi đó áp suất của khí trong xilanh
A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần.
C. tăng thêm 4 lần. D. không thay đổi.
Câu 8: Một người đang dùng điện thoại di động để thực hiện cuộc gọi. Lúc này điện thoại đang
phát ra
A. bức xạ gamma. B. tia tử ngoại. C. tia Rơn-ghen. D. sóng vô tuyến.