YOMEDIA
ADSENSE
Điện lạnh cơ bản 2
1.098
lượt xem 314
download
lượt xem 314
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu Điện lạnh cơ bản 2 trình bày các nội dung: Môi chất làm lạnh và chất tải lạnh, an toàn hệ thống lạnh, sử dụng máy thu hồi và nạp gas; phát hiện rò rỉ, xử lý bẩn hệ thống, dầu lạnh, máy nén lạnh,... Tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điện lạnh cơ bản 2
- ĐIỆN LẠNH CƠ BẢN 2 1. Môi chất làm lạnh và chất tải lạnh 1.1. Các yêu cầu với môi chầt lạnh (17 yêu cầu) Các yêu cầu về nhiệt động. 1) Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển phải thấp: tránh cho thiết bị bay hơi khỏi phải làm việc với áp suất chân không. 2) Ở nhiệt độ môi trường áp suất ngưng tụ phải thấp, song phải cao hơn áp suất khí quyển: giảm chiều dày các thiết bị, đường ống trong hệ thống lạnh. 3) Nhiệt độ tới hạn phải cao: tăng dải làm việc cho máy lạnh. 4) Nhiệt độ điểm 3 pha phải thấp: tăng dải làm việc cho máy lạnh. 5) Nhiệt ẩn hóa hơi lớn: lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống nhỏ. 6) Nhiệt dung riêng đẳng áp phải lớn: các đường đẳng áp càng nằm ngang thì chu trình càng gần về chu trình ngược Carnot. 7) Độ nhớt vừa phải: độ nhớt lớn làm tăng công tiêu tốn vô ích cho ma sát, độ nhớt nhỏ thì môi chất dễ rò rỉ qua khe hở. Các yêu cầu về hóa học. 8) Không gây cháy. 9) Không gây nổ. 10) Không phản ứng với dầu bôi trơn. 11) Không phản ứng hóa học, không ăn mòn kim loại của máy móc, đường ống hệ thống lạnh. 12) Hòa tan được nước: để tránh gây tắc van tiết lưu khi môi chất có lẫn nước. 13) Khi rò rỉ dễ phát hiện (bằng mùi, màu, các chỉ thị, độ dẫn điện). 14) Khi rò rỉ không làm hỏng các sản phẩm cần bảo quản lạnh. Các yêu cầu về sinh lý. 15) Không độc hại. Các yêu cầu về kinh tế. 16) Rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chế tạo. Các yêu cầu về môi trường. 17) Không gây ô nhiễm môi trường. Trong thực tế không có môi chất nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu kể trên. Vì vậy khi chọn môi chất phải dựa vaò các yêu cầu thực tế quan trọng nhất, bỏ qua các yêu cầu còn lại. 1
- Ngày nay các môi chất thông dụng nhất là amôniăc NH3 và các freon. 1.2. Các môi chất lạnh thông dụng 1.2.1. Các tính chất của amôniăc (NH3 R717): Amôniăc là môi chất có độ hoàn thiện nhiệt động cao nhất so với tất cả các môi chất được sử dụng trong kỹ thuật lạnh: trong cùng điều kiện làm việc thì NH3 có hệ số làm lạnh cao nhất. Do đó NH3 được sử dụng rộng rãi trong máy nén lạnh 1 và 2 cấp. Các tính chất về nhiệt động. 1) Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển thấp: p = 1 kgf/cm2; t = 33,4oC. 2) Ở nhiệt độ môi trường áp suất ngưng tụ vừa phải: t = 40oC; p = 16 at. 3) Nhiệt độ tới hạn tương đối cao: tth = 132,4oC; pth = 115,2 at. 4) Nhiệt độ đông đặc điểm 3 pha thấp: tđđ = 77,7oC. 5) Nhiệt ẩn hóa hơi lớn, lớn nhất trong các môi chất lạnh. 6) Nhiệt dung riêng đẳng áp vừa phải. 7) Độ nhớt vừa phải, lớn hơn độ nhớt của nước. Các tính chất về hóa học. 8) Gây cháy trong không khí, ngọn lửa có màu vàng. 9) Gây nổ ở nồng độ 16 25% trong không khí khi có mồi lửa. 10) Dầu bôi trơn chuyên dụng; khối lượng riêng của dầu cao hơn khối lượng riêng của lỏng amôniăc, không hoà tan dầu bôi trơn. 11) Không ăn mòn kim loại đen; ăn mòn kim loại màu khi có nước, đặc biệt là nhôm và đồng, ngoại trừ hợp kim đồng có chứa phốt pho và một số hợp kim nhôm đặc biệt. 12) Hòa tan được nước với mọi tỷ lệ, ở cả 3 pha, do đó chỉ có thể tách nước ra khỏi amôniăc bằng các biện pháp đặc biệt. 13) Khi rò rỉ dễ phát hiện: có mùi khai đặc biệt. 14) Khi rò rỉ làm hỏng các sản phẩm cần bảo quản lạnh. Các tính chất về sinh lý. 15) Độc hại bảng 2 (bảng 1 là SO2, HCl, HF, NO2... không khí thuộc bảng 6); ở nồng độ 1% trong không khí gây ngất sau 1 phút. Các tính chất về kinh tế. 16) Rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chế tạo. 2
- Các tính chất về môi trường. 17) Không gây ô nhiễm môi trường, khi rò rỉ chỉ gây hại tức thì, về lâu dài chính là phân đạm cho cây. 1.2.2. Đại cương về môi chất lạnh freon. Freon là các sản phẩm hình thành từ dãy hydro carbon no CnH2n+2 bằng cách thay thế các nguyên tử hydro bằng các nguyên tử flo F, clo Cl, brom Br. Mã hóa các freon như sau: CnHmFpClqBrk R(n1)(m+1)pBrk (số nguyên tử Cl được tính theo công thức: q= (2n+2)(m+p+k). khi n=1 thì n1=0 trong ký hiệu người ta bỏ số 0 đi, chỉ còn R(m+1)pBrk. Ví dụ: R12 CF2Cl2 R22 CHF2Cl; R142 C2H3F2Cl; Ký hiệu R4xy là hỗn hợp không đồng sôi; ví dụ R404a (R125/143a/134a Tỷ lệ 44/52/4). Ký hiệu R5xy làhỗn hợp đồng sôi; ví dụ R507 (R125/R143a Tỷ lệ 50/50). Ký hiệu R7xy là môi chất vô cơ, xy là phân tử lượng của môi chất; ví dụ NH 3 có phân tử lượng là 17 ký hiệu R717, CO2 có phân tử lượng 44 ký hiệu R744 1.2.3. Các tính chất của R12. (CF2Cl2 Diclodiflometan) R12 là môi chất có độ hoàn thiện nhiệt động cao, thua kém NH3 một ít, từng dùng rộng rãi cho máy lạnh 1 cấp, nay bị hạn chế và tiến tới cấm sử dụng do trong thành phần hóa học có Cl phá hủy tầng ozon khi rò rỉ. Các tính chất về nhiệt động. 1) Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển thấp: p = 1 kgf/cm2; t = 29,8oC. 2) Ở nhiệt độ môi trường áp suất ngưng tụ vừa phải: t = 40oC; p = 9,5 at. 3) Nhiệt độ tới hạn tương đối cao: tth = 112,04oC; pth = 41,96 at.. 4) Nhiệt độ đông đặc điểm 3 pha thấp: tđđ = 155oC. 5) Nhiệt ẩn hóa hơi tương đối lớn. 6) Nhiệt dung riêng đẳng áp vừa phải. 7) Độ nhớt rất nhỏ, nhỏ hơn không khí nên R12 có thể rò rỉ qua các khe hở mà không khí 3
- không đi qua được, độ nhớt R12 lớn hơn nitơ một chút nên thử kín phải dùng nitơ khô. Các tính chất về hóa học. 8) Không gây cháy. 9) Không gây nổ; tuy nhiên ở nhiệt độ t > 450oC R12 phân hủy thành các chất cực kỳ độc hại như HCl, HF (độc hại bảng 1). Do đó nghiêm cấm các vật có nhiệt độ bề mặt trên 400 oC trong phòng máy. 10) Dầu bôi trơn chuyên dụng; khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của lỏng R12, độ hòa tan dầu bôi trơn phụ thuộc vào nhiệt độ bão hòa của môi chất R12: ở nhiệt độ t
- 6) Nhiệt dung riêng đẳng áp vừa phải. 7) Độ nhớt rất nhỏ, nhỏ hơn không khí nên R22 có thể rò rỉ qua các khe hở mà không khí không đi qua được, độ nhớt R22 lớn hơn nitơ một chút nên thử kín phải dùng nitơ khô. Các tính chất về hóa học. 8) Không gây cháy. 9) Không gây nổ; tuy nhiên ở nhiệt độ t>450oC R22 phân hủy thành các chất cực kỳ độc hại như HCl, HF (độc hại bảng 1). Do đó nghiêm cấm các vật có nhiệt độ bề mặt trên 400 oC trong phòng máy. 10) Dầu bôi trơn chuyên dụng; khối lượng riêng ( của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của lỏng R22, độ hòa tan dầu bôi trơn phụ thuộc vào nhiệt độ bão hòa của môi chất R22: ở nhiệt độ t
- 4) Nhiệt độ đông đặc điểm 3 pha thấp. 5) Nhiệt ẩn hóa hơi tương đối lớn r = 269,2 kJ/kg tại 15oC. 6) Nhiệt dung riêng đẳng áp vừa phải. 7) Độ nhớt rất nhỏ, nhỏ hơn không khí nên R134a có thể rò rỉ qua các khe hở mà không khí không đi qua được, độ nhớt R134a lớn hơn nitơ một chút nên thử kín phải dùng nitơ khô. Các tính chất về hóa học. 8) Không gây cháy. 9) Không gây nổ; tuy nhiên ở nhiệt độ cao R134a phân hủy thành chất cực kỳ độc hại như HF (độc hại bảng 1). Do đó nghiêm cấm các vật có nhiệt độ bề mặt cao trong phòng máy. 10) Dầu bôi trơn chuyên dụng; khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của lỏng R134a, độ hòa tan dầu bôi trơn phụ thuộc vào loại dầu, thường dùng dầu polyolester POE, polyalkylenglycol PAG hoặc polygycol PG để có thể hòa tan dầu. 11) Không ăn mòn kim loại; R134a là môi chất bền vững về mặt hóa học. 12) Không hòa tan được nước; do đó có thể tách nước ra khỏi R134a bằng các chất hút ẩm thông dụng. 13) Khi rò rỉ khó phát hiện: R134a không màu, không mùi, không vị. 14) Khi rò rỉ không làm hỏng các sản phẩm cần bảo quản lạnh. Các tính chất về sinh lý. 15) Độc hại bảng 5. Các tính chất về kinh tế. 16) Hiện tại còn đắt tiền, dễ kiếm. Các tính chất về môi trường. 17) Là môi chất thân thiện với môi trường. 1.3. Các yêu cầu với chất tải lạnh, phân loại. Trong một số trường hợp người ta không thể đưa trực tiết môi chất lạnh đến vật cần làm lạnh được mà phải truyền lạnh từ môi chất đến vật cần làm lạnh gián tiếp thông qua môi chất trung gian được gọi là môi chất tải lạnh. Ví dụ: các bể sản xuất nước đá cây dùng nước muối, các kho trữ đông dùng không khí làm môi chất tải lạnh. Các yêu cầu về nhiệt động. 1) Nhiệt độ đóng băng phải thấp. 6
- 2) Nhiệt dung riêng phải lớn để giảm lưu lượng và các tổn thất không thuận nghịch. 3) Độ nhớt phải bé để giảm tổn thất thủy lực. Các yêu cầu về hóa lý. 4) Không làm hỏng các sản phẩm cần làm lạnh. 5) Không tác dụng hóa học, không ăn mòn kim loại của hệ thống lưu chuyển môi chất tải lạnh. 6) Bền vững hóa học trong giải nhiệt độ làm việc. 7) Không gây cháy. 8) Không gây nổ. Các yêu cầu về sinh lý. 9) Không độc hại. Các yêu cầu về kinh tế. 10) Rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chế tạo. Các yêu cầu về môi trường. 11) Không gây ô nhiễm môi trường. * Phân loại. Môi chất tải lạnh thông dụng gồm có không khí và dãy các chất lỏng. Các chất lỏng được chia làm 4 nhóm: 1) Nước H2O, dung dịch nước muối NaCl, CaCl2. 2) Dung dịch nước với rượu etylen glycol C2H4(OH)2; propylen glycol C3H6(OH)2 ở các nồng độ khác nhau. 3) Môi chất tải lạnh nhiệt độ thấp như R30 (CH2Cl2); R11 (CFCl3); rượu etyl C2H5OH; rượu metyl CH3OH. 4) Môi chất tải lạnh đặc biệt như các sản phẩm của dầu mỏ, các loại dầu tổng hợp. 1.4. Các chất tải lạnh thông dụng 1.4.1. Môi chất tải lạnh là không khí Các yêu cầu về nhiệt động. 1) Nhiệt độ hóa lỏng rất thấp: chừng 200oC 2) Nhiệt dung riêng nhỏ: cv = 0,72kJ/(kg.K) nên lưu lượng tuần hoàn lớn. 7
- 3) Độ nhớt bé, tổn thất thủy lực nhỏ. Các yêu cầu về hóa lý. 4) Không làm hỏng các sản phẩm cần làm lạnh. 5) Không tác dụng hóa học, không ăn mòn kim loại của hệ thống lưu chuyển môi chất tải lạnh. 6) Bền vững hóa học trong giải nhiệt độ làm việc. 7) Không gây cháy. 8) Không gây nổ. Các yêu cầu về sinh lý. 9) Không độc hại. Các yêu cầu về kinh tế. 10) Có sẵn mọi nơi. Các yêu cầu về môi trường. 11) Không gây ô nhiễm môi trường. 1.4.2. Môi chất tải lạnh là nước muối NAClH2O. Các yêu cầu về nhiệt động. 0 t( C) -5 -10 -15 -21,2 -25 (%) 5 10 15 23,1 30 Hình 2.1: Nhiệt độ đóng băng của nước muối NaCl theo nồng độ. 1) Nhiệt độ đóng băng phụ thuộc vào nồng độ muối trong dung dịch. Nhiệt độ thấp nhất mà dung dịch đạt được tđb = 21,2oC, nồng độ dung dịch = 23,1%. 2) Nhiệt dung riêng lớn. 3) Độ nhớt vừa phải. Các yêu cầu về hóa lý. 8
- 4) Không làm hỏng các sản phẩm cần làm lạnh, khi rò rỉ vào sản phẩm chỉ làm mặn sản phẩm. 5) Có tác dụng hóa học, ăn mòn kim loại của hệ thống lưu chuyển môi chất tải lạnh. 6) Bền vững hóa học trong giải nhiệt độ làm việc. 7) Không gây cháy. 8) Không gây nổ. Các yêu cầu về sinh lý. 9) Không độc hại. Các yêu cầu về kinh tế. 10) Rẻ tiền, dễ tìm. Các yêu cầu về môi trường. 11) Không gây ô nhiễm môi trường. 1.4.3. Môi chất tải lạnh là nước muối CACl2H2O. Các yêu cầu về nhiệt động. 1) Nhiệt độ đóng băng phụ thuộc vào nồng độ muối trong dung dịch. Nhiệt độ thấp nhất mà dung dịch đạt được tđb = 55oC, nồng độ dung dịch = 29,9%. 2) Nhiệt dung riêng lớn. 3) Độ nhớt vừa phải. Các yêu cầu về hóa lý. 4) Không làm hỏng các sản phẩm cần làm lạnh, khi rò rỉ vào sản phẩm chỉ làm mặn sản phẩm. 5) Có tác dụng hóa học, ăn mòn kim loại của hệ thống lưu chuyển môi chất tải lạnh. 6) Bền vững hóa học trong giải nhiệt độ làm việc. 7) Không gây cháy. 8) Không gây nổ. Các yêu cầu về sinh lý. 9) Không độc hại. Các yêu cầu về kinh tế. 10) Rẻ tiền, dễ tìm. Các yêu cầu về môi trường. 9
- 11) Không gây ô nhiễm môi trường. 1.4.4 Môi chất tải lạnh là hỗn hợp nước ETYLENGLYCOL (C2H2(OH)2). Etylenglycol CH2OHCH2OH là chất lỏng không màu, không mùi, có vị ngọt và có tính nhờn. Glycol dùng làm chất tải lạnh và chất tải nhiệt. Hình 2.3: Nhiệt độ đóng băng của một số dung dịch các chất hữu cơ với nước theo nồng độ. Các yêu cầu về nhiệt động. 1) Nhiệt độ đóng băng phụ thuộc vào nồng độ muối trong dung dịch. Nhiệt độ thấp nhất mà dung dịch đạt được khoảng tđb 50oC, nồng độ dung dịch khoảng 58%. 2) Nhiệt dung riêng lớn. 3) Độ nhớt vừa phải. Các yêu cầu về hóa lý. 4) Không làm hỏng các sản phẩm cần làm lạnh. 5) Không ăn mòn kim loại của hệ thống lưu chuyển môi chất tải lạnh. 6) Bền vững hóa học trong giải nhiệt độ làm việc. 7) Gây cháy. 8) Gây nổ. Các yêu cầu về sinh lý. 10
- 9) Không độc hại. Các yêu cầu về kinh tế. 10) Đắt tiền, dễ tìm. Các yêu cầu về môi trường. 11) Không gây ô nhiễm môi trường. 2. An toàn hệ thống lạnh 2.1 An toàn đối với môi chất lạnh An toàn môi chất lạnh nói riêng và hệ thống lạnh nói chung là những đòi hỏI về thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành bảo đảm an toàn cho máy, thiết bị và hệ thống lạnh nhằm giảm đến mức thấp nhất những nguy hiểm đối với người và tài sản. những nguy hiểm đó gây ra chủ yếu từ các đặc tính lý hóa của môi chất lạnh, đặc biệt là áp suất và nhiệt độ của môi chất trong chu trình lạnh. cần phải quan tâm thích đáng đến các vấn đề đó như: Nổ vỡ thiết bị và nguy hiểm do các mảnh vỏ kim loại gây ra Rò rỉ môi chất lạnh do vết nứt vỡ hoặc do vận hành sai khi chạy, sửa chữa hoặc khi nạp gas Cháy nổ môi chất rò rỉ dẫn đến các tai nạn cháy nổ Về mặt an toàn môi chất lạnh đfược chia làm 3 nhóm theo tính độc hạI và 3 nhóm theo áp suất làm việc. * Theo nhóm độc hại: Nhóm 1: Là nhóm các môi chất lạnh không gây cháy nổ và không gây tổn hại đến sức khỏe con người. Nhóm 1 gồm các môi chất như R11, 12, 12B1, 13, 22, 23, 113, 114, 115, 500, 502 và 744 Nhóm 2: Gồm các môi chất lạnh có đặc tính cơ bản là độc hạI, một số môi chất trong nhóm này có tính cháy nổ nhưng giới hạn cháy nổ tương đối thấp, ở nồng độ thể tích trong không khí từ 3,5 % trở lên như R30, 40, 160, 611, NH3, SO2(764), dicloetylen(R1130). Môi chất được ứng dụng rộng rãi trong nhóm này thực tế chỉ có NH3. Nhóm 3: Gồm các môi chất có đặc tính cơ bản cháy nổ với giới hạn cháy thấp hơn 3,5% thể tích. Đại diện cho nhóm này gồm etan C 2H6, Propan C3H8… các môi chất này đang được nghiên cứu thay thế cho các chất CFC * Theo áp suất làm việc các môi chất lạnh cũng được chia làm 3 nhóm: Áp thấp R11, R113..; Áp trung bình R12, R22… và áp cao R13, R14, R23. Trong an toàn môi chất lạnh chnúg ta phảI chú ý đến các qui định về an toàn cho thiết kế và chế tạo thiết bị, an toàn lắp đặt điện, an toàn khi sử dụng lắp đặt hệ thống lạnh. Ngoài ra ta còn quan tâm đến một số thong số sau: 11
- * Độc hại Hiệu ứng gây mê(Anesthetic Effect) Dùng đánh giá hiệu ứng này thông qua hàm lượng tối đa của chất đó có thể gây ra hiệu ứng buồn ngủ ứng với một khoảng thời gian qui định Nồng độ tử vong LC50(Lethal concentration) Dùn để đánh giá độc tính của các tác nhân lạnh Nồng độ làm rối loạn nhịp tim Chất nào có thông số này càng lớn thì chất đó càng ít độc * Tính chất bắt lửa: Ta chia tác nhân lạnh ra thành 02 nhóm A và B Nhóm A: Bao gồm các tác nhân lạnh không gây hạI cho sức khỏe của công nhân vận hành khi làm việc 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần trong không gian có chứa tác nhân đó với nồng độ nhiều hơn 400 ppm Nhóm B: Bao gồm các tác nhân lạnh gây hại trực tiếp đến sức khỏe của công nhân vận hành khi làm việc 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần trong không gian có chứa tác nhân lạnh đó với nồng độ nhỏ hơn 400 ppm. Ngoài ra để biết thêm một cách chi tiết ham khảo thêm TCVN 420686 22 2.2 Sơ cứu các chấn thương do chất làm lạnh gây ra Người bị ngạt phải đưa ra chỗ toháng, ẩm và sạch sẽ Phải nới quần áo co người bị ngạt thở được dễ dàng, thay quần áo bẩn và để nằmyên tỉnh. Cho thở bằng oxy trong 3045 phút và chườm cẩn thận, tránh va chạm vào các vết bỏng Khi thấy hiện tượng khó thở, phải kéo mũi và cho uống dung dịch xôđa 2% hay nước. Phải đưa người bị thương đến bệnh viện Nếu thấy ngạt mũi và ho thì đễ nằm hoặc chuyên chở cũng ở trạng thái nằm Khi bị môi chất lạnh bắn vào mắt phảidùng nước sạch rửa sau đó đưa đến bệnh viện Cấp cứu: cho đeo kính dâm, hoặc kính che bảo vệ, không được vạch mắt ra xem và không được xoa các thuóoc dau mắt vào mắt Khi môi chất lạnh bắn vào da gây nên bỏng, đầu tiên lấy nước sạch cọ rửa cẩn thận. Sau đó ngâm chỗ bị bỏng vào nước ấm khoảng 35 oC trong 5 hay 10 phút, nếu bị bắn vào nhiều chỗ thì phải ngâm người vào bể tắm với nước có nhiệt độ trên Sau khi tắm, lấy khăn thấm khô người, không được cọ, sau đó xoa mỡ, nếu không có mỡ bôi thì có thể dùng dầu hướng dương hay bơ(không muối xoa vào vùng da bị bắn môi chất lạnh. Khi da tạo thành bong bóng thì không được cạy hoặc chích mà cỉ nên xoa mở. 2.3 Qui định của Việt Nam về chất làm lạnh 12
- * Màu sơn cho đường ống dẫn các loại môi chất làm lạnh qui định như sau: + Đối với NH3: Ống đẩy: màu đỏ Ống hút: màu xanh da trời Ống dẫn lỏng: Màu vàng Ống dẫn nước muối: Màu xám Ống dẫn nước: màu xanh lá cây + Đối với freon Ống đẩy: màu đỏ Ống hút: màu xanh Ống dẫn lỏng: Màu nhôm Ống dẫn nước muối: Màu xám Ống dẫn nước: màu xanh da trời * Phải đánh dấu chiều chuyển động của môi chất làm lạnh, chất tải lạnh, nước…bằng mũi tên màu đen ở nơi dễ nhìn thấy. * những vật liệu sử dụng cho máy và thiết bị lạnh phải đảm bảo khong bị dầu bôi trơn, chất tải lạnh và môi chất làm lạnh ăn mòn. * Không được dùng chì cho máy và thiết bị lạnh có moi chất làm lạnh là flochỉ được phép dùng chì làm đệm kín * Đối với môi chất làm lạnhbthuộc nhóm 2,3 miệng gió phải đặt cao hơn 1 met so với mái nhà. Độ lớn của miệng gió thổi phải lớn hơn hoặc bằng độ lớn của ống hút * Ở mỗi phòng máy, thiết bị phải niêm yết sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh, sơ đồ đường ống dẫn môi chất làm lạnh, nước, dầu, qui trình vận hành một số thiết bị quan trọng và qui trình sử lý sự cố. * Khối lượng môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1 cho phép nạp vào hệ thống lạnh phụ thuộc vào thể tích và nơi đặt hệ thống lạnh theo bảng 2 phụ lục 5 TCVN 420686 * Khối lượng môi chất làm lạnh thuộc nhóm 2 cho phép nạp vào hệ thống lạnh phụ thuộc vào thể tích và nơi đặt hệ thống lạnh theo bảng 3 phụ lục 2 TCVN 420686 * Khối lượng môi chất làm lạnh thuộc nhóm 3 cho phép nạp vào hệ thống lạnh phụ thuộc vào thể tích và nơi đặt hệ thống lạnh theo bảng 4 phụ lục 5 TCVN 420686 * Người thao tác nạp môi chất lạnh phải nắm vững hệ thống lạnh và qui trình nạp và được người phụ trách phân công mới được nạp. Nạp môi chất lạnh phảI có từ 2 người trở lên 13
- * Trước khi nạp môi chất lạnh phảI có đủ và kiểm tra lạI tất cả các đồ nghề, giá đỡ, bình chứa môi chất lạnh và các trang bị bảo hộ lao động và phương tiện phòng, chống cháy. 3. Sử dụng máy thu hồi và nạp gas 3.1 Giới thiệu cấu tạo máy a. Cấu tạo loại xách tay ( nạp gas bằng bộ phận xách tay ) Daây maøu xanh Daây maøu ñoû Cấu tạo của bộ van nạp xách tay Khi nạp gas vào hệ thống lạnh ta nối dây màu xanh vào phần thấp áp, màu đỏ vào phần cao áp, màu vàng vào chai gas. Nếu không thấy gas vào ta dốc chai gas thẳng đứng lên hoặc sấy hay gâm chai gas vào nước nóng b. Loại máy nạp gas có hút chân không Hệ thống nạp sách tay dùng để bảo dưỡng các hệ thống lạnh có công suất nhỏ. Kỹ thuật viên có sữa thể trực tiếp tại các chỗ hỏng. Hệ thống gồm một xe đẩy có gắn cc bánh xe cao su, trn đĩ cĩ: bơm chn khơng, 1 cylanh nạp, p kế đo p suất thấp, cc van cc ống dẫn, m ột gi đỡ chai khí gas lạnh. Bơm chân không hai cấp có áp suất 0.02mbar. Với mức chân không mức chn khơng ny, hơi ẩm bay thấp hơn nhiệt độ xung quanh do đĩ loại bơm ny rất ph hợp khi sử dụng trong các thiết bị làm lạnh gia đình. Động cơ điện v cơng tắc được bảo vệ quá tải 14
- 1. Đồng hồ đo áp suất thấp 2. Đồng hồ đo áp suất cao 3. Đồng hồ đo áp sấut trong xi lanh 4.Van áp suất thấp (VLP) 5. Van áp suất cao(VHP) 6. Van hút chân không(VAC) 7. Mắt gas 8. Van nạp gas vào xi lanh(REF) 9(T). Đường ống nối vào phần thấp áp 9(P). Đường ống nối vào phần cao áp 10. Bơm chân không 11.Xilanh 12. Vạch chia để đọc khối lượng gas 13. Van an toàn c. Máy thu hồi và nạp gas tự động Sơ đồ nguyên lý máy thụ hồi gas tự động 15
- Cấu tạo,hình dạng của máy nạp và thu hồi ga 3.2 Sử dụng máy * Máy nạp bằng tay 16
- Hệ thông nạp gas xách tay với bánh xe gắn vào khung, được trang bị bơm chân không và một xi lanh nạp. Xylanh nạp, nối với ống hiển thị vị trí của khí lảm lạnh. Phần trên của xi lanh được gắn với áp kế, áp suất bên trong của khí gas được hiển thị trên vùng riêng ớ phần trên của xilanh. Xylanh nạp có thể có độ chính xác lớn, tránh các lỗ gây ra sự biến đổi nhiệt (là nguyen nhân gây ra sự biến đổi dung tích của khí gas) Các áp kế đo áp suất cao và áp suất thấp có các than chia độ, dùng ước lượng cần lấy và phân phối lượng áp suất trong khi hệ thống vận hành * Máy thu hồi và nạp gas tự động Nguyn lý hoạt động: Gas lỏng từ hệ thống hay chai gas đi qua phin lọc rồi đến van tiết lưu, tiết lưu thành hơi bảo hoà ẩm rồi đi vào thiết bị trao đổi nhiệt (TĐN) nhận nhiệt từ lỏng cao áp đi vào từ thiết bị ngưng tụ (TBNT) tại đây hơi bảo hoà ẩm trở thành hơi bảo hoà khô, nếu còn một lượng ẩm nào đó sẽ được tách ẩm bởi phin lọc khô trước khi được hút về đầu hút máy nén tại đây môi chất được nén lên thành hơi quá nhiệt cao áp đi vào bình tách dầu rồi qua TBNT ngưng tụ thành lỏng cao áp và đi vào thiết bị TĐN trao đổi nhiệt trao đổi nhiệt với hơi bảo hoà ẩm sau tiết lưu rồi đi vào bình chứa cao áp ( xy lanh chứa gas của máy). Hướng dẫn sử dụng : Hướng dẫn sử dụng của máy nạp gas SPIN được in trên mặt trước của máy gồm 7 bước: Bước 1: Nạp gas vào bình chứa. Bước 2: Thu hồi gas Bước 3: Nạp dầu vào hệ thống. Bước 4: Hút chân không. Bước 5: Cho dầu vào bình đựng dầu. Bước 6: Nạp gas vào hệ thống Bước 7: Kiểm tra áp suất 4. Phát hiện rò rỉ. Rò rỉ môi chất là sự cố thường xuyên xảy ra trong hệ thống lạnh , khi môi chất bị rò rỉ, hệ thống thiếu môi chất sẽ không đảm bảo đủ công suất yêu cầu, việc phát hiện rò rỉ và khắc phục sự cố kịp thời sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cũng như đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của hệ thống. * Nguyên nhân xảy ra rò rỉ do. Chất lượng của đường ống. 17
- Chất lượng của các mối hàn. Chất lượng của các thiết bị sử dụng trong hệ thống. Chất lượng của các mối liên kết trong hệ thống. * Các phương pháp kiểm tra phát hiện rò rỉ: 4.1. Kiểm tra bằng xà phòng. Phương pháp này chỉ thực hiện ở những chỗ có áp suất dư. Dùng phương pháp này để kiểm tra những chỗ mà khả năng xảy ra rò rỉ cao, hoặc bất kì chỗ nào trên hệ thống có khả năng rò rỉ bằng cách dùng bọt xà phòng đắp vào những chỗ đó, nếu thấy bọt xà phòng phồng to lên bất thường thì chắc chắn rằng chỗ đó có rò rỉ. 4.2. Kiểm tra bằng ngâm nước. Phương pháp này cũng thực hiện ở áp suất dư. Đối với những chỗ xì hở cực nhỏ không thể phát hiện được bằng cách dùng xà phòng thì ta sử dụng phương pháp này. Khi sử dụng phương pháp này, việc chẩn đoán những chỗ có khả năng xì hở là rất quan trọng, bởi để sử dụng được phương pháp này ta phải cô lập những chỗ mà mà ta đã chẩn đoán, nén đến áp suất dư, sau đó ngâm vào trong nước, nếu có rò rỉ thì ta căn cứ vào những bọt khí xuất hiện để xác định. 4.3. Phương pháp kiểm tra bằngHalozen.(đèn khò) Ta có thể xác định môi chất Freon hoặc NH 3 rò rỉ bằng cách dùng đèn Halozen. Ngọn lửa của đèn được đốt cháy bằng cồn hoặc khí đốt, trong trường hợp bình thường ngọn lửa không màu. Ở phía dưới vòi xì lửa, có một ống dẫn không khí để bắt hơi môi chất lạnh, còn đầu khác của ống đặt gần vào chỗ khả nghi có rò rỉ môi chất (trong bộ đèn có một miếng đồng), nếu có rò rỉ thì môi chất lạnh sẽ tạo phản ứng với miếng đồng và tạo ra ngọn lửa có màu đặc trưng. Nếu ngọn lửa có màu vàng thì môi chất rò rỉ là NH3, nếu ngọn lửa có màu xanh thì môi chất rò rỉ là Freon. Phương pháp này chỉ có hiệu quả nếu nồng độ môi chất rò rỉ trong không khí lớn hơn 0.01%. 5. Xử lý bẩn hệ thống 5.1 Hiện tượng lọt ẩm vào hệ thống Ẩm gây ra nhiều tác hại cho hệ thống lạnh freon như: Đóng băng ở các cửa van tiết lưu, ống mao… gây tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn. Triệu chứng hệ thống bị tắc ẩm: Dàn lạnh kém lạnh dần, khi van tiết lưu hoặc ống mao bị tắc hoàn toàn, máy mất lạnh, máy nén chạy gần như không tải. Do dàn bị mất lạnh, van tiết lưu nóng lên, băng tan ra, van tiết lưu hết tắc, máy nén chạy bình thường và dàn lạnh lại có lạnh. Do có lạnh, nước lại dần dần đóng băng vào cửu thoát van tiết lưu và làm tắt van. 18
- Các quá trình đóng băng và tan băng cứ lặp đi lặp lại. Đối với các máy điều hòa, nhiệt độ sôi 5oC cao hơn nhiệt độ đóng băng nên không xảy ra hiện tượng tắc ẩm. Do nhiệt độ cao trong máy nén, ẩm có thể tác động với gas lạnh, dầu lạnh và chất bẩn trong hệ thống tạo axit, bùn gây ăn mòn và phá hoại hệ thống lạnh, làm hỏng lớp cách điện, chập điện, cháy động cơ. Máy nén làm việc hầu như liên tục vẫn kém lạnh, máy nén ăn dòng lúc cao lúc thấp, dàn ngưng lúc nóng nhiều lúc nóng ít. 5.2 Phương pháp xử lý hiện tượng lọt ẩm Hệ thống lạnh trước khi nạp gas cần được sấy khô và hút chân không cẩn thận. Dầu nhớt trước khi nạp vào máy cũng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, nếu có ẩm phải tiến hành quy trình tách ẩm cho dầu… Để kiểm trá độ ẩm trong hệ thống ta sử dụng mắt ga chỉ báo độ ẩm. Núm chỉ báo ẩm đặt ở tâm mắt ga(kính xem ga). Trong núm cho chứa một loại hóa chất , hóa chất này đổi màu theo hàm lượng ẩm trong ga lạnh. các màu so sánh được bố trí trên vành ngoài mắt ga. các màu thường là xanh lá cây để chỉ ga khô, màu vàng để chỉ có nguy cơ tắc ẩm và màu nâu chỉ để ga ướt + Ở điều kiện bình thường núm chỉ thị màu xanh lá cây. Đối với hàm lượng không an toàn, núm chỉ thị màu nâu, ẩm sẽ gây tắc van và hủy hoại hệ thống lạnh. Độ ẩm được coi là an toàn cho tất cả các ga lạnh là 5 ppm và đây cũng là độ ẩm của ga lạnh mà cách nhà sản xuất đảm bảo khi cung cấp cho khách hàng. Đối với R502 hàm lượng ẩm cho phép cao hơn và đối với R22 thì hàm lượng ẩm còn cao hơn nữa. Khi phát hiện ẩm cần phải tiến hành thay phin sấy lọc để đưa hàm lượng ẩm trở về hàm lượng an toàn. Nếu thay pin lọc một lần chưa đủ thì phải thay nhiều lần chop đến khi nào đạt độ ẩm an toàn thì mới thôi. Khi thay thế phin và các bọ phận trong hệ thống lạnh cầntranhs các chi tiết lạnh tiếp xúc với không khí vì ẩm trong không khí có xu hướng ngưng đọng vào bề mặt lạnh. Để đề phòng, trước khi tháo các bộ phận lạnh ra cần hơ nóng chúng lên cao hơn nhiệt độ không khí môi trường Cấu tạo phin sấy lọc 19
- 5.3 Hiện tượng cháy dầu và cách sử lý Động cơ nóng đối với block kín, máy nén nóng bất thường Thiết bị ngưng tụ nóng Ống đẩy nhiệt độ rất cao do dàn ngưng không đủ công suất dẫn đến dầu bị biến chất, bôi trơn kém, khả năng han gỉ các chi tiết cao, bẩn và bùn hình thành nhiều. Khi nhiệt độ đầu đảy cao đến 170 0C, dầu không còn khả năng bôi trơn, bạc biên, bạc chốt pittong, secmang sẽ bị cháy, gây bó máy nén và dẫn đến cháy động cơ. Xả hết dầu cũ và thay dầu mơi Khi thay dầu phải thay cả gas lạnh Khi mở máy thì đứng theo chiều gió tránh hít phải khi độc hại Điều kiện quan trọng để hạn chế nhiệt độ đầu đẩy là dàn ngưng phải đủ lớn và việc trao đổi nhiệt phải hiệu quả, tránh bí dàn, thiếu không khí lưu thông qua dàn hoặc gió quẩn. Yêu cầu khi nạp dầu cho block + Đúng chủng loại dầu, dầu có độ nhớt thích hợp + Dầu phải tinh khiết không lẫn cặn bẫn và hơi nước + Lượng dầu phải vừa đủ, nếu thiết ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn, nếu thừa dầu dễ sủi bọt và bị hút vào xilanh làm máy nén làm việc nặng nề, các dàn trao đổi nhiệt dễ bị ngập dầu. 5.4 Cặn bẩn thiết bị trao đổi nhiệt Đối với các thiết bị ngưng tụ: khi bề mặt bị bám dầu(về phía môi chất) hay bị bám cặn(về phía nước) phải xử lý bằng phương pháp cơ học và hóa học. sau khi làm sạch bình ngưng phải thử kín, thử bền. Ngoài ra chất bám bẩn còn bám vào bề mặt ngoài thiếtd bị ngưng tụ, khí không ngưng trong thiết bị ngưng tụ Bám dầu các bề mặt truyền nhiệt do đó phải định kì tháo dầu trong các tháp giải nhiêt: khi làm việc do nước bay hơi, nồng độ các chất khoáng trong nước tăng lên, thêm vào đó do tiếp xúc với không khí có chứa SO2, bụi bẩn, đất cát… nước làm mát ngày càng bẩn hơn. Do đó xảy ra hiện tượng kết tủa các muối không tan sẽ sớm xuất hiện ở những nơi có nhiệt độ cao tại các máy trao đổi nhiệt và hình thành lớp cáu cặn. Ca++ + 2HCO3 Ca(HCO3)2 (1) Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O (2) Phản ứng (2) xảy ra theo chiều sang phải khi khí CO2 bị giải phóng 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn