intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu trích ly và định lượng Charantin từ khổ qua rừng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

46
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án "Nghiên cứu trích ly và định lượng Charantin từ khổ qua rừng" nhằm giúp người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng loại thuốc vừa có khả năng làm giảm đường huyết vừa không có tác dụng phụ. Để tiềm hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết đồ án này!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu trích ly và định lượng Charantin từ khổ qua rừng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CNSH – TP - MT --------------------------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TRÍCH LY VÀ ĐỊNH LƯỢNG CHARANTIN TỪ KHỔ QUA RỪNG Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM GVHD:Th.S Bùi Đức Chí Thiện SVTH: Nguyễn Phương Thảo MSSV: 1211110150 LỚP: 12DTP01 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Thành công là thứ mà tất cả chúng ta đều muốn có. Nhưng nó không đến dễ dàng và chỉ trong một sớm một chiều. Nó đòi hỏi phải làm việc chăm chỉ, thời gian và sự kiên trì. Không chỉ thế, để đạt được sự thành công không chỉ nhờ vào nỗ lực của riêng bản thân mình. Mà còn có cả những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của những người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin cám ơn trường đại học Công nghệ Tp.HCM, quý thầy cô ngành Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường đã giảng dạy và trang bị kiến thức cho em suốt 4 năm đại học.Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Bùi Đức Chí Thiện, người thầy đáng kính đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình quan tâm và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong phòng thí nghiệm đã quan tâm giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, động viên em từ trước đến nay. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn. TPHCM, ngày 7 tháng 8 năm 2016 Nguyễn Phương Thảo
  3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ........................................................................................................................................... TPHCM, ngày 7 tháng 8 năm 2016 Bùi Đức Chí Thiện
  4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... TPHCM, ngày 7 tháng 8 năm 2016
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: ..................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 1 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................... 1 4. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2 7. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 CHƯƠNG I : .................................................................................................... 4 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU ................................................................ 4 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 4 1.1.1 Công trình nghiên cứu trong nước: ............................................... 4 1.1.2 Công trình nghiên cứu nước ngoài: ............................................... 6 1.2 Đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu................... 7 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................... 7 a. Giới thiệu chung ...................................................................... 7 b. Phân loại khoa học .................................................................. 8 c. Nguồn gốc và phân bố ............................................................. 9 e. Đặc điểm thực vật học:.......................................................... 10 f. Tính chất sinh vật học:.......................................................... 11 g. Thành phần hóa học: ............................................................ 12 1.2.1.1 Công dụng của khổ qua: ....................................................... 13 1.2.1.2 Các mặt có hại ....................................................................... 14
  6. 1.2.2 Khách thể nghiên cứu:.................................................................. 15 1.3 Cơ sở lý thuyết của các phương pháp ................................................ 17 1.3.1 Phương pháp trích ly .................................................................... 17 1.3.1.1 Phạm vi sử dụng .................................................................... 18 Trong công nghệ thực phẩm nhằm các mục đích sau: ...................... 18 1.3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình trích ly ........................ 18 a. Loại dung môi : ........................................................................ 18 b. Nồng độ dung môi chiết xuất................................................... 19 c. Kích thước vật liệu ................................................................... 19 d. Nhiệt độ trích ly ....................................................................... 19 e. Tỷ lệ giữa nguyên liệu và dung môi dùng trong trích ly ........ 20 f. Thời gian trích ly ..................................................................... 20 1.3.4 Phương pháp sắc ký lỏng cao áp ( HPLC)................................... 21 1.3.4.1 Định nghĩa ............................................................................. 21 1.3.4.2 Hệ thống HPLC ..................................................................... 22 1.3.4.3 Phân loại Dựa vào sự khác nhau về cơ chế tách chiết sử dụng trong HPLC, người ta chia HPLC thành 4 loại: ...................... 22 1.3.4.4 Chuẩn bị mẫu đo ................................................................... 23 1.3.4.5 Nguyên tắc hoạt động: .......................................................... 23 CHƯƠNG II ................................................................................................... 25 PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN LIỆU ......................................................... 25 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:..................................................... 25 2.3 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................. 27 2.4 Các thí nghiệm khảo sát ..................................................................... 27 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ....................................................................... 48
  7. PHỤ LỤC....................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 53
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Khổ qua rừng ................................................................................................ 7 Hình 2: Hoa mướp đắng .............................................................................................. 9 Hình 3: Quả mướp đắng .............................................................................................. 10 Hình 4: giây mướp đắng ............................................................................................ 10 Hình 5: Quả mướp đắng .............................................................................................. 11 Hình 6: β-Sitosterol-3-O-β-glycoside ........................................................................ 11 Hình 7: 3-O-β-D-Glucosylstigmasta-5,25(27)-diene ................................................ 11 Hình 13: Máy HPLC .................................................................................................. 24
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: thành phần hóa học trên 100g một trái mướp đắng ..................................... 12 Bảng 2: Kết quả màu dịch chiết thay đổi theo thời gian ............................................ 33 Bảng 3: Sự biến đổi màu sắc dịch trích ở những loại dung môi khác nhau .............. 36 Bảng 4: Kết quả màu dịch trích ................................................................................. 39 Bảng 5: Màu sắc của dịch trích biến đổi theo từng tỉ lệ ............................................. 42 Bảng 6: Màu của dung dịch thay đổi theo nhiệt độ ................................................... 45
  10. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Thảo 1211110150 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã có rất nhiều loại thuốc kháng sinh được sản xuất để điều trị bệnh tiểu đường như Cadirogyn, Metformin, .... song những thuốc ấy đều có những mặt hạn chế nhất định đôi khi có ảnh hưởng không tốt đối với bệnh nhân như làm hạ đường huyết, dị ứng thuốc, gây rối loạn tiêu hóa, tác dụng phụ lên gan thận, giữ nước và có thể có tác động xấu đối với bệnh nhân bị bệnh tim. Do vậy việc quay về sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên vừa có khả năng chữa bệnh vừa có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng là vấn đề được quan tâm. Trong đó khổ qua rừng hay còn gọi là Momordica L có chứa hoạt chất Charantin có khả năng hạ đường huyết đã được báo cáo trong động vật thực nghiệm (Grover và Yadav, 2004; Krawinkel và Keding, 2006)1. Bên cạnh đó Charantin còn là một hợp chất từ tự nhiên có khả năng điều trị bệnh đái tháo đường căn bệnh được quan tâm nhiều hiện nay Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trích ly charantin từ trái khổ qua rừng song vẫn còn nhiều mặt hạn chế về dung môi còn nhiều điểm chưa thích hợp. Các công trình nghiên cứu trước đây sử dụng các loại dung môi trích ly là chloromethane và chlorofom là 2 loại dung môi tách chiết Charantin tốt song đây là 2 loại dung môi độc hại không tốt đối với việc sử dụng để trích ly chất làm thuốc chữa bệnh. Do đó đề tài của tôi nghiên cứu cải thiện nhược điểm này là sử dụng loại dung môi vừa lành tính không độc hại đối với cở thể người và vừa có khả năng trích ly Charantin tốt hơn 2 loại dung môi cũ, những điều ấy đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu trích ly và định lượng charantin từ khổ qua rừng (mướp đắng)” 2. Mục đích nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nhằm giúp người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng loại thuốc vừa có khả năng làm giảm đường huyết vừa không có tác dụng phụ, 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu 1 Motonobu Goto, Mitsuru Sasaki, New approach for extraction of charantin from Momordica charantia with pressurized liquid extraction, January 2007 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Thảo 1211110150 Đề tài này tôi sẽ nghiên cứu về việc trích ly hợp chất Charantin từ khổ qua rừng là một hợp chất có khả năng làm giảm lượng đường huyết đối với người tiểu đường túyp 2. b. Khách thể nghiên cứu Những người bị bệnh đái tháo đường túyp 2 luôn phải ăn kiêng các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột như cơm,... vì khi tinh bột vào cơ thể enzyme amylase trong cơ thể sẽ thủy phân tinh bột tạo thành đường glucose hấp thụ vào máu và điều này là không tốt đối với người bị tiểu đường. Việc nghiên cứu ra phương pháp giúp cơ thể giảm tốc độ thủy phân tinh bột thành đường, nhằm giúp người bị bệnh đái tháo đường có thể sử dụng được tinh bột, ăn các sản phẩm có tinh bột một cách bình thường là hết sức cần thiết. 4. Giả thuyết nghiên cứu Việc nghiên cứu này sẽ có thể giúp cho việc trích ly Charantin từ khổ qua rừng trở nên dễ dàng hơn . Ngoài ra còn có thể tạo điều kiện có lợi cho việc điều chế và tinh sạch charantin để chế tạo thành loại thuốc hạ đường huyết dành cho người tiểu đường từ thiên nhiên thay thế cho isullin. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm nghiên cứu trích ly Charantin từ khổ qua rừng với dung môi lành tính không gây độc hại đối với sức khỏe con người và việc trích ly cho năng suất cao hơn với nhiệt độ và thời gian phù hợp để dung môi đạt được hiệu suất trích ly tốt nhất. Sử dụng loại dung môi lành tính hơn chloromethane và chlorofom đó là ethanol được đề xuất2. Sử dụng Ethanol là cách trích ly hiệu quả các hợp chất. Việc sử dụng dung môi ethanol để trích ly bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố xung quanh như nhiệt độ, thời gian, tỉ lệ dung môi trích ly... Để có sự trích ly hợp chất Charantin tốt nhất cần phải làm các thí nghiệm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng nêu trên. Bước trích ly này là quan trọng và có ảnh hưởng đến việc tinh sạch charantin sau này. 6. Phương pháp nghiên cứu Ở đây tôi sử dụng các phương pháp: – Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu – Phương pháp quan sát 2 Motonobu Goto, Mitsuru Sasaki, New approach for extraction of charantin from Momordica charantia with pressurized liquid extraction, January 2007 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Thảo 1211110150 – Phương pháp trích ly – Phương pháp sắc ký lỏng cao áp ( HPLC) ( để định lượng) – Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ( đối với phần định tính charantin và dử dụng loại dung môi trích ly) 7. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là khổ qua rừng loại trái còn tươi. Khảo sát các ảnh hưởng tới việc trích ly về dung môi , thời gian, nhiệt độ và tỷ lệ dung môi xác định để trích ly được charantin tốt nhất. 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Thảo 1211110150 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Công trình nghiên cứu trong nước: Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng khổ qua để làm giảm hàm lượng đường trong máu trên động vật và một số ở người. Theo đó biểu hiện lượng đường máu giảm được ghi nhận sau khi uống 30 phút, đạt cực đại sau 4 giờ và kéo dài 12h. Một thí nghiệm tiêm dịch chiết mướp đắng trên các bệnh nhân đái đường Type 1 (injections of bitter melon extract). Kết quả cho thấy sau tiêm 30-60 phút hàm lượng đường glucose trong máu giảm 21,5%, 4-12 giờ giảm 28% so với hàm lượng đường cơ sở trong máu (Baldwa, V, 1977) Một thử nghiệm ở những người đái đường type 2 trong 3 tuần với hai chế độ điều trị như sau: Trường hợp 1: Dùng 100g khổ qua thái nhỏ, đung sôi trong 200 ml nước và lấy cạn đến 100ml. Mỗi ngày uống một lần. Trường hợp 2: 5g bột trái cây sấy khô uống 3 lần/ngày. Sau 21 ngày kết quả cho thấy trường hợp dùng bột trái, hàm lượng đường giảm 25%, còn nhóm uống dịch chiết hàm lượng đường giam đến 54% và nồng độ HbA1c ( phức hợp hemoglubin với đường glucose hay glycosylated hemoglobin) giảm từ 8,37 xuống đến 6,95. Đây là những kết quả đầy hứa hẹn đối với những bệnh nhân đái đường. (Srivastava,Y ., và cs, 1993) Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy dịch chiết khổ qua gây ức chế sự xâm nhập tế bào của virus HIV, giảm sự lây nhiễm của tế bào lympho T với virus này. Đồng thời dịch chiết mướp đắng cũng gây ức chế sự phát triển của một số chủng loại virus khác, (Wang, Y., và cs, 1999; Baby Josephvà D Jini , 2004) Khổ qua có chứa một loạt hóa chất hoạt tính sinh học bao gồm triterpenes, protein, và steroid. Trong đó một số hoạt chất đã được kiễm chứng lâm sàng có khả năng ức chế các menguanylate cyclase mà được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến và cũng cần thiết cho sự phát triển của bệnh bạch cầu và ung thư tế bào. Ngoài ra, một loại protein được tìm thấy trong mướp đắng, cũng đã được kiễm chứng lâm sàng có hoạt tính chống u lympho Hodgkin ở động vật. 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Thảo 1211110150 Các protein khác trong khổ qua như alpha và beta-momorcharin và cucurbitacin B được thử nghiệm và đều cho thấy có khả năng chống khối u . Các protein của khổ qua đã được chiết xuất và đặt tên là "MAP-30”, sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế. MAP-30 có thể ức chế sự phát triển khối u tuyến tiền liệt. Hai trong số các protein alpha-và beta-momorcharin có khả năng ức chế virus HIV. Nghiên cứu trong ống nghiệm với tế bào nhiễm HIV được điều trị bằng alpha và beta-momorcharin cho thấy kháng nguyên của virus bị bất hoạt hoàn toàn, trong khi các tế bào khỏe mạnh không bị ảnh hưởng từ đó các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận là sản phẩm MAP-30 hữu ích cho việc điều trị khối u và nhiễm HIV.... (Fan, J., và cs, 2009; Jiratchariyakul, W., và cs, 2001) Tác giả Phạm Văn Thanh cùng cộng sự của viện Dược liệu đã thống kê và khảo sát sơ bộ các nhóm hoạt chất chính của cây khổ qua. Tuy nhiên, các tác giả này chưa cô lập được các hợp chất có hoạt tính dưới dạng chất tinh khiết cũng như chưa xác định được cấu trúc của các hợp chất này, mà chỉ định lượng theo chất G6, một aglycon của nhóm glycoside. Các tác giả Nguyễn Minh Đức và Trần Thị Vy Cầm đã chiết tách và phân lập được 4 hợp chất Mc1, Mc2, Mc3, Mc4, từ cao MeOH của hạt mướp đắng. Trong đó Mc1 được xác định là Momordicoside A (1) và Mc2 đã được sơ bộ dự kiến cấu trúc. Các tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung ở Viện công nghệ hóa học và Võ Hồng Thái – trường đại học Cần Thơ đã cô lập và nhận danh được hai chất từ hạt: Momordicoside A (1) và Momordicoside B (2) và bốn hợp chất từ trái: Momordicoside K (10), Momordicoside L (11), 3-O-glucopyranosylstigmasta- 5,25(27)-diene và 23-O-β-D-allopyranosyl 5β,19-epoxycucurbita-6,24-diene- 3β,22,23ξ-triol 3-O-β-D-allopyranoside. Theo tạp chí Dược liệu, tập 6, số 2 + 3/2001, nhóm tác giả Phạm Văn Thanh, Phạm Kim Mãn, ðoàn Thị Nhu, Nguyễn Thượng Dong, Vũ Kim Thu, Nguyễn Kim Phượng, Lê Minh Phương đã Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ qua. Nhóm này chứng minh tác dụng hạ ñường huyết của cây khổ qua trên thỏ gây gây đái tháo ñường là do sự hiện diện của các glucosid có trong trái khổ qua. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về mặt thực vật của cây khổ qua trồng ở Việt Nam của nhóm tác giả Phạm Văn Thanh, Nguyễn Tập. 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Thảo 1211110150 1.1.2 Công trình nghiên cứu nước ngoài: Trên thế giới có nhiều cuộc nghiên cứu trích ly charantin từ khổ qua bằng nhiều loại dung môi khác nhau như: chloromethane , chlorofom ,ceton và ethanol. Charantin được Lotlikar và Rao trích ly lần đầu tiên vào năm 1962 với hàm lượng khoảng 0,01%. Đến năm 1965, Sucrow đã xác định đây là một hỗn hợp của hai steroid glycoside có tỉ lệ khối lượng 1:1 là 3-O-[-D-glucopyranosyl]-stigmasta-5,25(27)-diene và -sitosterol-3-O--D-glucoside. Với trọng lượng phân tử 9,7kDa và khối lượng phân tử là 578,494. Charantin trong được xem là thành phần chính trong khổ qua có khả năng ổn định đường huyết. Nghiên cứu trích ly charantin từ khổ qua sử dụng ethanol với nguyên liệu khô xem xét 2 yếu tố: Nhiệt độ (50 -150oC) Các điều kiện khai thác tối ưu được tìm thấy có nồng độ cồn ethanol 50% và nhiệt độ trích ly 150 ° C. Theo các điều kiện tối ưu, giá trị năng suất glycoside steroid thực nghiệm là 10,23 mg / 50 g khổ qua, khá gần với giá trị dự đoán (12.03mg.50 g khô mướp đắng). 3 Nghiên cứu trích ly charantin từ khổ qua trái khô: Trộn bột nghiền từ trái khô với Pet.ether (bp. "-80'C 60) và hồi lưu (6) giờ và sau đó được lọc. Các bã được trộn lăp lại một lần nữa với Petether trong (6) giờ và lọc. Các bã được trộn với 80% cồn và chiết xuất ở nhiệt độ hồi lưu bằng tháp chưng cất trong (6) giờ và sau đó được đem đi lọc. Dịch lọc được bazo hóa với dung dịch KOH đến pHIO và giữ cho (48) giờ. Dung dịch thu được pha loãng với nước và chiết xuất với diethyl ether. Phần diethyl ether được rửa bằng nước, và sau đó pha loãng với axit hydrochloric pha loãng, và một lần nữa với nước. Natri sulfat khan đã được thêm vào phần diethyl ether và giữ qua đêm. Các ether được lọc và tập trung để có được cặn (dầu thô charantin). Dư lượng được hòa tan trong số tiền tối thiểu của rượu và giữ trong tủ lạnh. Các tinh thể được lọc, và các tinh thể đã được kết tinh với rượu etylic.4 Người ta đã tìm thấy khoảng hơn 200 hợp chất có trong cây khổ qua và được thống kê sơ bộ thành các nhóm chính như sau: – Triterpene 3 Extraction of steroidal glycoside from small-typed bitter gourd (Momordica charantia L.) 4 Phytoehemical Studies OH Momordica spp. Linn, and Extraction and Isolation of Charantin from the fruit of M.charantia L. 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Thảo 1211110150 – Sterol – Carotenoid Trong nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh được rằng có ít nhất ba nhóm hợp chất có tác dụng làm giảm lượng đường huyết hoặc có hoạt tính kháng đái tháo đường. Đó là hỗn hợp của hai steroid gọi là charantin các peptide giống insulin (p-insulin) và alkaloid. Các hợp chất này chủ yếu tập trung ở quả khổ qua. Theo Yumiko Kimura, Toshihidro Akihisa, Motohiko Ukiya của trường đại học Nihon Nhật Bản đã nghiên cứu Dịch chiết của trái khổ qua từ metanol và xác định dựa trên cơ sở phương pháp phổ. Theo nhóm nghiên cứu của trường đại học Deakin ở Australia Phân tích thành phần hóa học của quả khổ qua cho thấy dịch chiết của quả khổ qua trong CHCl3 - Metanol có chứa lipid, axit béo, amino axit, protein, chất khoáng. Theo ông Hikaru Okabe và các cộng sự của ông đã Cô lập và nhận danh được một số triterpen glycoside từ quả và hạt của cây khổ qua. 1.2 Đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Hình 1: Khổ qua rừng a. Giới thiệu chung Tên gọi khác: Ổ qua rừng, mướp đắng rừng, lương qua, cẩm lệ chi Tên tiếng Anh: wild bitter melon, wild bitter gourd, wild bitter squash. Tên khoa học: Momordica charantia L., 1753 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Thảo 1211110150 Mướp đắng tồn tại ở hai dạng quần thể: mọc hoang và được trồng trọt. Loại trồng trọt rất phong phú về giống nhưng đều được xếp chung vào chi khổ qua Momordica charantia L Khổ qua rừng có vị đắng hơn, trái, lá và hoa đều nhỏ hơn so vơi khổ qua đã được lai tạo và trồng phổ biến hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng các chất được liệu có trong khổ qua rừng cao hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam thì cả mướp đắng thông thường và khổ qua rừng đều được sử dụng như là món rau ăn hàng ngày đặc biệt là quả của chúng. Chỉ một số ít người xem khổ qua rừng là một dược liệu thiên nhiên có tác dụng rất lớn cho sức khỏe. So với khổ qua nhà thì mướp đắng rừng rất giàu khoáng chất bao gồm kali, canxi, kẽm, magiê, phốt pho và sắt, một lượng cao vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B1, B2 và B3, cũng như vitamin B9 và là một nguồn chất xơ (dưa đắng "chuyên khảo", 2008). Giá trị chữa bệnh của khổ qua rừng đã được xem là nhờ tính chống oxy hóa cao và một phần do phenol, flavonoid, isoflavones, tecpen, anthroquinones, và glucosinolates, tất cả các chất đó tạo nên vị đắng đặc trưng cho khổ qua (Snee,LS., va cs, 2010; Bakare, RI., và cs, 2010 ) Có nhiều hợp chất có dược tính tìm thấy trong khổ qua như: Alkaloid, charantin, charine, cryptoxanthin, cucurbitins, cucurbitacins, cucurbitanes, cycloartenols, diosgenin, axit elaeostearic, axit lauric, axit linoleicid acid linolenic,momordenol,momordicilin,momordicins,momordicinin,momordicosides,mo mordin, multiflorenol, acid myristic, nerolidol, acid oleanolic, axit oleic, axit oxalic, pentadecans, peptide, axit petroselinic, polypeptide, protein ribosome khử hoạt tính protein, acid rosmarinic, rubixanthin, spinasterol, glycosides steroid, stigmasta-diol, stigmasterol, taraxerol, trehalose, chất ức chế trypsin, uracil, vacine, v-insulin, verbascoside, vicine, zeatin, riboside zeatin, zeaxanthin, và zeinoxanthin. Trong đó những hoạt chất làm giảm lượng đường trong máu bao gồm hỗn hợp các saponin steroid được biết đến như charantins, peptide insulin, và ancaloit. b. Phân loại khoa học – Bộ (ordor) : bầu bí ( cucurbitales) – Họ (familia) : bầu bí ( cucurbitaceae) – Chi ( genus) : mướp đắng (momordica) 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Thảo 1211110150 – Loài ( species): momordica charantin c. Nguồn gốc và phân bố Các nhà phân loại thực vật học cho rằng mướp đắng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông nam Á. Ngoài ra còn có thể từ vùng châu Phi và châu Mỹ. Khổ qua là loại rau rất phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước Châu Á khác như Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Úc, châu Phi, Tây Á, Mỹ La Tinh và vùng Caribê . Loại cây này được coi là đã được thuần hoá ở châu Á như ở Bắc Ấn Độ hoặc Nam Trung Quốc bởi vì ở những vùng giáp ranh người ta đã tìm thấy quần thể hoang dại hay quần thể tự nhiên của mướp đắng. Sau này mướp đắng được giới thiệu sang Tân thế giới (Nam Mỹ) thông qua việc buôn bán nô lệ và do sự phân tán hạt khổ qua của các loài chim, sau đó phát triển rộng rãi trên khắp các lục địa. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Braxil đến Đông Nam nước Mỹ mướp đắng cũng rất phát triển. Ở Việt Nam, khổ qua được trồng khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, chỉ ở một số vùng núi cao và lạnh như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng (Hà Giang)…thì mới không thấy có mướp đắng d. Phân loại theo giống: Hiện nay. Cây khổ qua vẫn còn tồn tại ở hai quần thể: mọc hoang và được trồng trọt. Loại trồng trọt rất phong phú về giống nhưng đều được xếp chung vào chi mướp đắng ( Momordica charantin L) . Tuy nhiên căn cứ vào kích thước, hình dạng, màu sắc của quả mà chia khổ qua thành hai chủng loại: – Momordica charantin L var charantin L, trái to ( đường kính > 5cm), màu xanh nhạt, gai tù, ít đắng. Hinh 2 : trái khổ qua 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Thảo 1211110150 – Momordica charantin L var abbreviata, trái nhỏ ( đường kính < 5cm), màu xanh đậm, gai nhọn, vị rất đắng. Hình 3: trái khổ qua Loại mọc hoang dại còn được gọi là mướp đắng rừng trái rất nhỏ ( đường kính < 3cm), dài 2-5 cm màu xanh, gai nhọn, vị rất đắng. Hình 4: trái khổ qua e. Đặc điểm thực vật học: Cây khổ qua là cây dây leo, có đời sống một năm. Cây được trồng bằng hạt . Đường kính dây 5-10mm, dây bò dài 5-7m ,thân màu xanh nhạt có góc cạnh, leo được do có nhiều tua cuốn, ở ngọn có lông tơ. Lá đơn nhám mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá mỏng chia thành 5-7 thùy hình trứng, mép có răng cưa đều,mặt dưới lá có màu xanh nhạt hơn mặt trên lá, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, phiến lá có lông ngắn. Hoa màu vàng. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Hoa đực và hoa cái cùng gốc, có cuống dài. Hoa đực có đài và ống rất ngắn, tràng gồm năm cánh mỏng hình bầu dục, nhụy 5 rời nhau. Hoa cái có đài và tràng hoa giống hoa đực. Tràng hoa màu vàng nhạt, đường kính khoảng 2 cm. 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Phương Thảo 1211110150 Quả hình thoi , gốc và đầu thuôn nhọn, có u sần sùi, tùy theo giống mà quả có chiều dài ngắn khác nhau, có vị đắng. Khi quả chín quả có vị đắng hơn và khó ăn hơn. Quả khi chưa chín có màu xanh hoặc vàng xanh nhạt, khi chín có màu vàng hồng. Vì thế ở Trung Quốc, mướp đắng còn có tên là hồng dương, hồng cô nương. Khi chín, quả nứt ra dần từ đầu, tách ra làm ba phần để lộ chùm áo hạt màu đỏ bên trong. Khi quả chín để lộ hạt ra ngoài. Hạt khi quả chín có màu đỏ, có vị ngọt có thể ăn sống dùng trong món xà lách. Hình 5: Hoa khổ qua Hình 6: Quả khổ qua Hình 7: giây khổ qua Hình 8: Quả khổ qua f. Tính chất sinh vật học: Khổ qua rừng là cây ưa ấm thuộc họ bầu bí. Cây khổ qua có biên độ sinh thái tương đối rộng, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là từ 20oC tới 35oC . Lượng mưa hàng năm 1500mm đến 2500mm, độ cao đến 1000mm. Cây chịu đựng được nhiều đều kiện khác nhau nhưng tốt nhất là trên đất thoáng thuỷ, giàu chất hữu cơ. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2