5
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Việt Nam – một quốc gia được đánh giá ở hạng trung bình về tốc độ phát triển kinh tế -
xã hội. Những nỗ lực của chúng ta để sánh vai với các cường quốc năm châu, để xứng
với danh xưng dân tộc bất khuất, xứng với quá khứ vẻ vang của cha ông ta không phải
chỉ mới xuất hiện một sớm, một chiều. Cả đất nước đang từng bước nỗ lực tiến vào thị
trường quốc tế, từng bước gầy dựng và khẳng định tên tuổi đối với bạn bè trong và
ngoài nước, đồng thời từng bước xây dựng một Việt Nam thật phồn vinh, tươi mới, và
hiện đại. Nhưng có một sự thật là khi kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống người dân
càng được cải thiện, thì những vấn nạn, hiện tượng có tác động xấu xuất hiện ngày
càng nhiều. Đặc biệt là nạn kẹt xe, xuất hiện chủ yếu ở các đô thị lớn. Khi thời điểm
hiện tại chúng ta đang sở hữu một đô thị triệu dân, năng động và tràn đầy tiềm năng
phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, chính vì những tác động khó lường của nạn kẹt
xe - một vấn đề tưởng chừng rất dĩ nhiên sẽ xảy ra khi giai đoạn phát triển thịnh vượng
của Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng tới gần. Một
trong số đó không thể kể tới tuyến đường Âu Cơ, nơi mà các bạn sinh viên VHU và
người dân lưu thông, đóng vai trò là một trong những tuyến đường cần thiết trong đời
sống. Tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra, đặc biệt vào giờ cao điểm, gây ra không
chỉ khó khăn trong việc di chuyển mà còn làm tăng thời gian chờ đợi, dẫn đến sự bực
bội và căng thẳng cho người tham gia giao thông. Hơn nữa, ùn tắc giao thông còn ảnh
hưởng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của cư dân, khi mà họ phải đối
mặt với ô nhiễm không khí và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông. Quận Tân Phú
đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, với sự gia tăng dân số và số lượng phương
tiện giao thông cá nhân. Điều này không chỉ làm tăng áp lực lên hạ tầng giao thông
hiện có mà còn tạo ra những thách thức lớn trong việc quản lý và quy hoạch giao
thông. Việc nghiên cứu vấn đề ùn tắc giao thông trên đường Âu Cơ sẽ giúp chúng em
cũng như người dân hiểu rõ hơn về nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này, từ đó đưa ra
những giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện tình hình. Ngoài ra, nghiên cứu này còn
hướng đến việc tìm kiếm các giải pháp giao thông bền vững, khuyến khích người dân
sử dụng phương tiện công cộng, đi bộ hoặc đi xe đạp, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Với tính cấp thiết của vấn đề, việc nghiên