YOMEDIA
ADSENSE
Facts about FASB - Vài nét về Ban các chuẩn mực Kế toán tài chính FASB
611
lượt xem 111
download
lượt xem 111
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Từ năm 1973,, Ban các chuẩn mực kế toán tài chính (của Mỹ) (FASB) là tổ chức được chỉ định trong việc thiết lập các chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính và trong khu vực kinh tế tư nhân (Private sector).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Facts about FASB - Vài nét về Ban các chuẩn mực Kế toán tài chính FASB
- Facts about FASB - Vài nét về Ban các chuẩn mực Kế toán tài chính FASB (Phần 1) Từ năm 1973,, Ban các chuẩn mực kế toán tài chính (của Mỹ) (FASB) là tổ chức được chỉ định trong việc thiết lập các chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính và trong khu vực kinh tế tư nhân (Private sector). Các chuẩn mực này quy định việc chuẩn bị các báo cáo tài chính. Các chuẩn mực này được công nhận một cách chính thức bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước (SEC) và viện kế toán viên công chứng của Hoa Kỳ. Các chuẩn mực này cần thiết cho chức năng hiệu lực của nền kinh tế bởi vì các nhà đầu tư, các chủ nợ, các kiểm toán viên và các tổ chức khác đều dựa trên các thông tin tài chính đáng tin cậy (credible), minh bạch (Transparent) và có thể so sánh (Comparable). Ủy ban chứng khoán quốc gia Hoa Kỳ (SEC-The Securities and Exchange Commission) có trách nhiệm thiết lập các chuẩn mực về báo cáo và kế toán tài chính cho các doanh nghiệp thuộc khối nhà nước theo Điều luật Hối đoái 1934. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử của mình, chính sách của ủy ban đều dựa trên khối kinh tế tư nhân cho chức năng thiết lập các chuẩn mực báo cáo tài chính này. 1. Nhiệm vụ của FASB Nhiệm vụ của FASB là thiết lập và cải tiến các chuẩn mực về báo cáo và kế toán tài chính phục vụ cho việc hướng dẫn và đào tạo của công chúng bao gồm các nhà ban hành luật, các kiểm toán viên và những người sử dụng báo cáo tài chính. Để thực hiện nhiệm vụ trên, các đạo luật của FASB là để: - Cải tiến tính hữu dụng của báo cáo tài chính - Giữ cho các chuẩn mực kịp thời phản ánh các thay đổi về phương pháp kinh doanh và sự thay đổi về môi trường của nền kinh tế. - Theo sát các thiếu sót của các khoản mục chủ yếu trên báo cáo tài chính - Khuyến khích sự hội tụ của các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế, đồng thời cải tiến chất lượng báo cáo tài chính - Cải tiến hiểu biết chung về bản chất và mục đích của các thông tin chứa đựng trong các báo cáo tài chính. FASB phát triển một số lượng lớn các khái niệm kế toán chung (Concepts) cũng như các chuẩn mực cho việc lập báo cáo tài chính. Hội cũng cung cấp hướng dẫn trong việc thực hiện các chuẩn mực. Các khái niệm kế toán chung giúp ích trong việc hướng dẫn Hội thiết lập các chuẩn mực và cung cấp 1 bộ khung tham khảo, hoặc cơ sở khái niệm cho việc giải quyết các vấn đề về kế toán. Bộ cơ sở chung (the Framework) sẽ giúp cho việc thiết lập những ranh giới hợp lý cho việc phán xét sự chuẩn bị thông tin tài chính và làm gia tăng sự hiểu biết, và sự tin tưởng vào các thông tin tài chính của một bộ phận những cá nhân sử dụng báo cáo tài chính. Nó cũng giúp Công chúng hiểu được bản chất và giới hạn của các thông tin được cung cấp trong báo cáo tài chính. Các phần hành của FASB cả về khái niệm và chuẩn mực được dựa trên các nghiên
- cứu hướng tới việc đạt được sự hiểu thấu về bản chất mới và các ý tưởng mới. Các Công trình nghiên cứu được thực hiện bởi các nhân viên của FASB và những tổ chức khác, bao gồm các cơ quan thiết lập chuẩn mực của nước ngoài và thế giới. Các hoạt động của Hội (FASB) đều “mở” cho sự tham gia và giám sát của công chúng. FASB tuân theo những quy tắc nhất định trong việc thi hành các hoạt động. Đó là: - Khách quan trong việc ra quyết định và để đảm bảo, theo mức cao nhất có thể, sự trung lập của thông tin thu được từ các chuẩn mực, giữ một vị trí trung lập, thông tin phải báo cáo hoạt động kinh tế một cách trung thực nhất có thể. - Cân nhắc một cách cẩn thận quan điểm của các cử tri trong việc phát triển các khái niệm và chuẩn mực. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng của các khái niệm và chuẩn mực phải được FASB phán xét, dựa trên sự nghiên cứu, yếu tố đầu vào từ công chúng (Public Input) và sự suy xét cẩn thận mức độ hữu dụng của thông tin kết quả. - Ban hành các chuẩn mực chỉ khi lợi ích mong muốn lớn hơn chi phí phải ghánh chịu. Trong khi các tính toán lợi ích-chi phí đáng tin cậy và có chất lượng hiếm khi thực hiện được. FASB cố gắng để xác định rằng một chuẩn mực được công bố chính thức (Proposed Standard) sẽ dung hòa những nhu cầu thiết yếu (Significant need) với các chi phí phải ghánh chịu, trong việc so sánh các phương án lựa chọn có khả năng, được điểu chỉnh trong mối quan hệ với lợi ích chung. - Mang đến những thay đổi cần thiết để giảm thiểu sự phá vỡ tính liên tục của việc thực hành báo cáo: Ngày có hiệu lực hợp lý và các điều khoản chuyển đổi được ban hành khi giới thiệu chuẩn mực mới. - Xem lại hiệu quả của các quyết định của quá khứ và diễn giải, sửa đổi hoặc thay thế các chuẩn mực theo một lộ trình thời gian hợp lý. FASB cam kết theo một quy trình mở, có trật tự trong việc thiết lập chuẩn mực nhằm ngăn ngừa việc đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tập thể. FASB tin rằng những lợi ích tập thể rộng rãi này được hỗ trợ tốt nhất bằng việc phát triển các chuẩn mực độc lập, là kết quả của việc hạch toán các giao dịch và hoàn cảnh tương tự theo cách giống nhau. Những giao dịch và tình huống khác nhau cần phải được hạch toán theo cách khác nhau Facts about FASB - Vài nét về Ban các chuẩn mực Kế toán tài chính FASB (Tiếp theo và hết) Từ năm 1973,, Ban các chuẩn mực kế toán tài chính (của Mỹ) (FASB) là tổ chức được chỉ định trong việc thiết lập các chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính và trong khu vực kinh tế tư nhân (Private sector). Một tổ chức độc lập Ủy ban các chuẩn mực kế toán tài chính FASB (Financial Accounting Standards Board)
- FASB là một phần của một tổ chức độc lập với tất cả các tổ chức khác. Trước khi có cơ cấu như hiện nay, các chuẩn mực về báo cáo tài chính được thiết lập bởi Ủy ban thủ tục kế toán trực thuộc hiệp hội các kế toán viên Công chứng của Hoa Kì - AICPA (1936-1959) và sau đó là Ủy ban các Nguyên tắc Kế toán, cũng là một phần của AICPA. Những lời Công bố chính thức của các cơ quan tiền nhiệm trên vẫn còn hiệu lực pháp lý trừ khi bị thay đổi hoặc thay thế bởi FASB Ban Tư vấn các chuẩn mực kế toán tài chính - FASAC (Financial Accounting Standards Advisory Council). FASAC có trách nhiệm tư vấn FASB về các vấn đề mang tính kỹ thuật theo thời gian biểu hoạt động của FASB, những vấn đề cần thiết có sự tham gia của FASB, lựa chọn, tổ chức các sự kiện đặc biệt hoặc các vấn đề quan trọng khác theo yêu cầu của FASB hoặc Chủ tịch của FASB. Hiệp hội Kế toán tài chính - FAF (Financial Accounting Foundation) Hiệp hội Kế toán tài chính được thiết lập riêng cho mục đích từ thiện, giáo dục, khoa học và văn học. Hiệp hội có trách nhiệm Ban Các chuẩn mực kế toán Hành chính - GASB (Govermental Accounting Standards Boards) Vào năm 1984, FAF thành lập Ban các chuẩn mực kế toán Hành chính để xây dựng các chuẩn mực Kế toán và báo cáo tài chính cho các cơ quản chính phủ trung ương và địa phương. Cũng như với FASB, FAF có nhiệm vụ tuyển chọn thành viên, đảm bảo đủ nguồn ngân quỹ, và thực hiện sự giám sát chung. Ban quản trị - trustees FAF giữ vị trí độc lập với tất cả các tổ chức khác, tuy nhiên Ban quản trị (Board of trustees) của nó được thành lập từ các thành viên có quyền bầu cử (Constituent Organizations) mà các thành viên này có những lợi ích liên quan tới báo cáo tài chính. Những ứng viên được được lựa chọn từ các tổ chức có quyền bầu cử phải được Ban quản trị chấp thuận. Ngoài ra, còn có Ban quản trị - theo - đa số (Trustees - At - Large), là những người không được bổ nhiệm bởi các tổ chức trên, nhưng được các thành viên ban quản trị đương thời lựa chọn. Các tổ chức có quyền bầu cử là: 1. Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ - AAA (American Accounting Association) 2. Viện Kế toán viên Công chứng của Mỹ - AICPA (American Institute of Certified Public Accountants) 3. CFA Institute 4. Financial Executives International 5. Government Finance Officers Association 6. Institute of Management Accountants 7. National Association of State Auditors, 8. Comptrollers and Treasurers 9. Securities Industry Association Các thành viên của Ban quản trị FAF là: - Robert E. Denham (Chủ tịch ban quản trị kiêm chủ tịch, FAF), Cộng sự cao cấp, Munger, Tolles &Olson LLP; - Frank C. Minter (Phó Chủ tịch, FAF), Nguyên chủ tịch và giám đốc tài chính, AT&T International; - Douglas R. Ellsworth (Thư ký kiêm quản lý quỹ, FAF), Giám đốc tài chính, Village of Schaumburg, Illinois;
- - W. Steve Albrecht, Associate Dean of the Marriott Giáo sư trường Quản lý, Brigham Young University; - Philip D. Ameen, Phó chủ tịch, General Electric Company; - Barbara H. Franklin, Chủ tịch và Giám đốc điều hành, Barbara Franklin Enterprises; - William H. Hansell, Giám đốc diều hành Emeritus, International City/County Management Association; - Richard D. Johnson, Nguyên Kiểm toán Nhà Nước, Iowa; - Edward W. Kelley, Jr., Nguyên Ủy viên hội đồng quản trị, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ - Duncan M. McFarland, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành, Wellington Management Company; - Eugene D. O’Kelly, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành , KPMG LLP; - Lee N. Price, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành, Price Performance Measurement Systems, Inc.; James H. Quigley, Giám đốc điều hành, Deloitte & Touche USA LLP; - Ned V. Regan, Giáo sư, Đại học trung tâm NewYork; and - Paul C. Wirth, Giám đốc phụ trách toàn cầu và t ưởng phòng Kế toán, Credit Suisse First Boston. Hoàng Vững (Theo FASB.ORG)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn