A. Tóm tắt lý thuyết về Ấn Độ SGK Lịch sử 11
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX.
Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ:
– Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu → các nước phương Tây chủ yếu là Anh – Pháp đua nhau xâm lược
– Kết quả :Đến giữa thế kỷ XIX, TD Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ.
Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Kinh tế: Đẩy mạnh khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân công rẻ mạt → Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh
+ Chính trị – xã hội: Cai trị trực tiếp, chia rẽ tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp.
+ Về văn hóa – Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân ,khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
=> Hậu quả: Kinh tế suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp nổ ra….
3.Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859).
– Nguyên nhân:
+ Ách thống trị tàn bạo thực dân Anh, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm.
+ Binh lính Ấn Độ bất mãn=>khởi nghĩa
– Diễn biến.
+ 10.5.1857, binh lính ở Mi-rut nổi dậy
+ Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở Bắc, Trung Ấn.nghĩa quân đã lập được chính quyền giải phóng một số thành phố lớn ( lực lượng tham gia là binh lính, nông dân).
+ Đến 1859, TD Anh đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa.
-Ý nghĩa.
+ Nêu cao tinh thần bất khuất chống TD của nhân dân Ấn Độ.Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.
+ Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.
4. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)
– Sự thành lập Đảng Quốc Đại.
+ Cuối 1885 Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập.
+ Chủ trương:Từ(1885- 1905) Đảng đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, đòi cải cách….
+ Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành hai phái:Ôn hòa và phái Cực đoan (cấp tiến).
=> Phái dân chủ cấp tiến (Ti-lắc) chủ trương kiên quyết đấu tranh.
+ Đầu TK XX TD Anh tăng cường chính sách chia để trị, đàn áp Đảng Quốc đại, bắt phái cấp tiến.
– Phong trào đấu tranh 1905 – 1908.
+ Do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc.
+ Lần đầu tiên công nhân Ấn Độ tham gia phong trào (bãi công của công nhân Bombay 1908).6.1908 TD Anh bắt Ti Lắc kết án 6 năm tù ,công nhân Bom bay đã tổng bãi công 6 ngày để ủng hộ Ti Lắc .
=> Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ tuy nhiên chính sách chia rẽ của thực dân Anh làm cho phong trào tạm ngừng.
B. Bài tập SGK về Ấn Độ SGK Lịch sử 11
Dưới đây là 2 bài tập về Ấn Độ SGK Lịch sử 11
Bài 1 trang 12 SGK Lịch sử 11
Bài 2 trang 12 SGK Lịch sử 11
Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:
>> Bài trước: Giải bài Nhật Bản SGK Lịch sử 11
>> Bài tiếp theo: Giải bài Trung Quốc SGK Lịch sử 11