intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Pháp luật và đời sống SGK GDCD 12

Chia sẻ: Nắng Gió | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

131
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập Pháp luật và đời sống trang 14 sẽ giúp các em học sinh thuận tiện hơn trong việc giải quyết các bài tập đi kèm. Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần gợi ý giải chi tiết từng bài tập trong SGK sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức đã học một cách có hệ thống. Mời các em tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Pháp luật và đời sống SGK GDCD 12

A. Tóm tắt lý thuyết Pháp luật và đời sống

1. Khái niệm pháp luật

a. Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Các đặc trưng của pháp luật

Tính qui phạm phổ biến:

- Pháp luật là những qui tắc xử sự chung, áp dụng với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xh. (khác các qui phạm xh khác đạo đức xh).

- Được dùng lần, ở mọi nơi

- Được áp dụng cho tất cả mọi người

- Tính quyền lực, bắt buộc chung:

- Mọi tổ chức, cá nhân bắt buộc thực hiện

- Ai không thực hiện đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì:

- Diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu

- Không trái với Hiến pháp

- Văn bản cấp dưới ban hành không được trái với các văn bản cấp trên ban hành

2. Bản chất của pháp luật

Bản chất giai cấp của pháp luật

- Pháp luật do nhà nước xây dựng và đại diện cho giai cấp cầm quyền.

- Các quy phạm pháp luật phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

- Pháp luật Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và phải thể hiện quyền làm của nông dân lao độn trên tất cả các lĩnh vực.

Bản chất xã hội của pháp luật:

- Pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội cho nên:

- Phải phản ánh được nhu cầu lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

- Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống.

→ Như vậy: pháp luật vừa là công cụ nhận thức và giáo dục.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức

a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế 

Tác động tích cực: thì kinh tế phát triển

Tác động tiêu cực: kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.

Ví dụ: luật đầu tư, luật doanh nghiệp...

b. Quan hệ giữa pháp luật với chính tri

c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

Pháp luật có cơ sở từ đạo đức và bảo vệ đạo đức.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

- Không có pháp luật thì xã hội không có trật tự, ổn định→ không tồn tại và phát triển.

- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật → phát huy được quyền lực của mình → kiểm soát được mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức, cơ quan.

- Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo:

- Tính dân chủ (vì phù hợp với lợi ích ý chí của nhân dân)

- Tính thống nhất (vì pháp luật có tính bắt buộc chung)

- Tính có hiệu lực (vì pháp luật có sức mạnh cưỡng chế)

- Để tăng cường pháp chế trong quản lí nhà nước phải: Xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống; bảo vệ pháp luật.

- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật:

+ Có hệ thống pháp luật

+ Tổ chức thực hiện pháp luật

+ Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình

- Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở các vản bản pháp luật → căn cứ vào các quy định này mà công dân thực hiện quyền của mình.

- Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của mình thông qua các văn bản luật.

- Công dân phải chấp hành pháp luật, tuyên truyền cho mọi người, tố cáo những người vi phạm pháp luật.

→ Như vậy: Pháp luật vừa quy định quyền công dân vừa quy định cách thức để công dân thực hiện. 


B. Ví dụ minh họa Pháp luật và đời sống

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức

Hướng dẫn giải:

So sánh

Đạo đức

Pháp luật

Giống nhau

Đều là phương thức điều chỉnh hành vi của con người

Khác nhau

Nguồn gốc

Hình thành từ đời sống xã hội

Các qui tắc xử sự trong đs xh, được nhà nước ghi nhận thành các Qui phạm pháp luật

Nội dung

Các quan niệm chuẩn mực thuộc đời sống tinh thân, tình cảm của con người (về thiện ác, công bằng danh dự, nhân phẩm)

Các qui tắc xử sự (việc được làm, phải làm, không được làm)

Hình thức thể hiện

Trong nhận thức, tình cảm con người. (điều chỉnh bằng lương tâm)

Văn bản qui phạm pháp luật

Phương thức tác động

Dư luận xã hội (người ta sợ dư luận xh hơn chính lương tâm bản thân mìn).

Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước

 


C. Bài tập SGK về Pháp luật và đời sống

Dưới đây là 8 bài tập tham khảo về pháp luật và đời sống:

Bài 1 trang 14 SGK GDCD 12

Bài 2 trang 14 SGK GDCD 12

Bài 3 trang 14 SGK GDCD 12

Bài 4 trang 14 SGK GDCD 12

Bài 5 trang 15 SGK GDCD 12

Bài 6 trang 15 SGK GDCD 12

Bài 7 trang 15 SGK GDCD 12

Bài 8 trang 15 SGK GDCD 12

 

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước:

>> Bài tập sau: Giải bài tập Thực hiện pháp luật SGK GDCD 12

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0