Nghiên cứu - Trao đổi<br />
<br />
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ<br />
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA LỄ HỘI TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI<br />
? Lê Thị Kim Oanh<br />
Lễ hội, dưới sự tác động của văn hóa<br />
và lịch sử bao gồm yếu tố khách quan<br />
(không gian và thời gian) và yếu tố chủ<br />
quan (chủ thỂ, ý thức hệ chủ đạo của<br />
thời đại, nguồn nhân lực và tài lực),<br />
luôn luôn có sự thay đổi và chuyển<br />
biến không ngừng. Tuy nhiên, cùng với<br />
sự thay đổi theo chiều hướng hiện đại<br />
hóa của đời sống vật chất, lễ hội cần<br />
được bảo tồn và phát huy giá trị của<br />
nó dưới góc độ là một di sản văn hóa<br />
phi vật thể vừa bảo toàn tính xác thực<br />
về mặt tín ngưỡng và tâm linh vừa đáp<br />
ứng được nhu cầu phát triển kinh tế<br />
của quốc gia và địa phương. Bài viết<br />
này chủ yếu đánh giá vai trò, sự ảnh<br />
hưởng của lễ hội cũng như đề xuất một<br />
số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy<br />
giá trị di sản của lễ hội trong đời sống<br />
văn hóa xã hội hiện đại ngày nay.<br />
<br />
1. Vai trò của lễ hội trong đời sống hiện nay<br />
Lễ hội là một loại hình văn hóa mang đến cho cộng<br />
đồng sự thỏa mãn về mặt tâm linh cũng như tạo ra<br />
những hi vọng về nhu cầu sinh tồn của mỗi cá nhân<br />
cũng như của cả cộng đồng. Hơn nữa, lễ hội phản ảnh<br />
những nét đặc trưng về lịch sử và văn hóa của mỗi<br />
địa phương và của từng quốc gia trên phương diện<br />
văn học (truyền thuyết, thần thoại, văn bia, ca dao…);<br />
nghệ thuật biểu diễn (sân khấu, diễn xướng, dân ca,<br />
dân nhạc…); phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo (nghi lễ,<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
nghi thức, trò diễn, trò chơi, đức tin…).<br />
Chính vì vậy, lễ hội là một trong những di sản văn<br />
hóa phi vật thể được UNESCO công nhận và ban hành<br />
nhiều công ước quan trọng nhằm bảo tồn và phát<br />
huy giá trị của nó trong đời sống đương đại.1 Tại Việt<br />
Nam hiện nay, lễ hội với tư cách là di sản văn hóa phi<br />
vật thể cũng được công nhận và bảo tồn theo Luật<br />
Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009.2<br />
Theo thống kê năm 2008 của Cục Văn hóa cơ sở<br />
(thuộc Bộ Văn hóa Thông tin trước đây), Việt Nam có<br />
7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm<br />
88,36%), 332 lễ hội lịch sử cách mạng (chiếm 4,16%),<br />
544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập<br />
từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác<br />
(chiếm 0,5%).<br />
Với tư cách là một di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội<br />
mang lại cho môi trường văn hóa xã hội mà nó đang<br />
tồn tại những giá trị nhất định. Cụ thể như sau:<br />
* Giá trị giáo dục và gắn kết cộng đồng<br />
Cộng đồng là một nhân tố quan trọng quyết định<br />
<br />
ThS., Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
57<br />
<br />
Nghiên cứu - Trao đổi<br />
<br />
ý nghĩa và sự thành công của lễ hội. Vì mỗi cộng đồng<br />
hình thành, tồn tại và gắn kết với nhau dựa trên các<br />
cơ sở chung về mặt địa lý, lịch sử, lợi ích vật chất và<br />
lợi ích tinh thần. Do đó, các lễ hội dù được thể hiện<br />
ở dưới hình thức nào cũng không thể thiếu sự biểu<br />
dương các giá trị văn hóa và sức mạnh cộng đồng của<br />
môi trường xã hội mà nó đang tồn tại. Đồng thời, việc<br />
cùng tham gia tìm hiểu, tổ chức lễ hội sẽ trở thành<br />
một chất keo kết dính tạo nên sự gắn kết cộng đồng,<br />
giúp mỗi cá nhân hòa mình vào tập thể, hướng đến<br />
cội nguồn và nuôi dưỡng ý thức gắn kết với quê<br />
hương và cộng đồng của mình.<br />
* Giá trị bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân<br />
tộc<br />
Lễ hội là sự hội tụ văn hóa dân gian mang tính quy<br />
mô cao. Phần lớn các thành tố văn hóa dân gian đều<br />
hiện diện trong lễ hội như tế lễ, đám rước, trang phục,<br />
trò diễn, dân ca, dân vũ, hội họa, thủ công mỹ nghệ…<br />
Các thành tố trên tuy mang những nét đặc sắc riêng<br />
nhưng khi hòa vào không khí thiêng liêng của lễ hội<br />
giữa chúng dường như có một sợi dây liên kết mật<br />
thiết cùng tái hiện sinh động đời sống vật chất và tinh<br />
thần của một xã hội ở một giai đoạn lịch sử cụ thể.<br />
Theo đó, nét đẹp và sức sống mãnh liệt của bản sắc<br />
văn hóa dân tộc được lưu truyền từ thế hệ này sang<br />
thế hệ khác theo từng năm. Sự lưu truyền này không<br />
chỉ thể hiện trong những hoạt động lễ hội mà còn<br />
<br />
58<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
nằm trong chính tâm thức của cộng đồng đó.<br />
* Giá trị nuôi dưỡng và phát triển nhu cầu văn hóa<br />
tâm linh<br />
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng<br />
đồng ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của<br />
cộng đồng dân cư. Đó là nhu cầu nảy sinh trong quá<br />
trình lao động sáng tạo, con người cần được thiên<br />
nhiên ưu đãi, che chở và đón nhận. Thông qua lễ hội,<br />
cộng đồng dân cư gửi gắm niềm tin và cầu mong<br />
một cuộc sống bình an, khỏe mạnh và sung túc. Do<br />
đó, nhu cầu được đắm mình trong những giây phút<br />
thiêng liêng, cộng cảm mà một lễ hội mang lại cho<br />
cộng đồng là một nhu cầu không thể thiếu trong quá<br />
trình bảo tồn và tổ chức lễ hội.<br />
* Giá trị phát triển kinh tế du lịch, phục vụ nhu cầu<br />
vui chơi giải trí cộng đồng<br />
Nếu phần lễ mang lại cho con người những phút<br />
giây thiêng liêng thì phần hội lại giúp cho họ cảm<br />
thấy thoải mái, trút bỏ những lo toan đời thường để<br />
hòa mình vào không khi vui tươi, hào hứng đó. Vì vậy,<br />
trong thời đại ngày nay, nếu lễ hội được khai thác<br />
một cách đúng đắn và hợp lý thì giá trị của một lễ hội<br />
không chỉ nằm ở phương diện văn hóa mà còn được<br />
nhìn nhận ở phương diện kinh tế, tức là dưới góc<br />
độ của một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo. Sản<br />
phẩm đặc biệt này là điều kiện thuận lợi để giới thiệu<br />
<br />
Nghiên cứu - Trao đổi<br />
<br />
và truyền bá nét văn hóa đặc sắc của địa phương. Từ<br />
đó, mang lại nhiều cơ hội để phát triển kinh tế tại địa<br />
phương đó. Mặt khác, để thu hút được sự quan tâm<br />
của du khách, bản thân lễ hội, dưới góc độ của một<br />
sản phẩm du lịch mang tính biểu trưng cao, cần thể<br />
hiện được bản sắc văn hóa riêng, đặc trưng của môi<br />
trường xã hội mà nó đang tồn tại.<br />
2. Thực trạng khai thác lễ hội hiện nay<br />
Hiện nay, tại Việt Nam, với việc phục hồi và tổ chức<br />
lễ hội ngày càng nhiều, vấn đề về quản lý lễ hội ngày<br />
càng được dư luận xã hội quan tâm. Bên cạnh những<br />
nỗ lực của các cấp chính quyền, địa phương cũng<br />
như những nhà quản lý lễ hội nhằm mang lại cho<br />
cộng đồng dân cư và du khách một không gian lễ hội<br />
vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, vui chơi giải<br />
trí lành mạnh vừa đáp ứng tiến trình hội nhập, giao<br />
lưu quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, công tác quản lý<br />
xã hội hiện nay vẫn chưa tìm ra giải pháp cho một số<br />
thực trạng sau:<br />
- Xét về giá trị gắn kết cộng đồng, bảo tồn và phát<br />
huy bản sắc văn hóa dân tộc, việc khôi phục các lễ<br />
hội theo hướng sân khấu hóa sai lệch, áp dụng một<br />
mô hình chung mà không quan tâm đến yếu tố đặc<br />
thù của từng lễ hội khiến đa phần các lễ hội hiện nay<br />
mang nặng tính hình thức, chủ yếu phục vụ cho nhu<br />
cầu vui chơi, hội hè hơn là nhu cầu giáo dục và gắn<br />
kết cộng đồng. Đồng thời, việc tái hiện lễ hội theo<br />
hướng “nhất thể hóa”, “sự kiện hóa” khiến lễ hội mất đi<br />
sự đa dạng và đặc sắc riêng. Mặt khác, cộng đồng dân<br />
cư khi không còn tham gia lễ hội với tư cách là chủ<br />
thể mà chỉ với tư cách là người tham dự, đã nảy sinh<br />
tâm lý thờ ơ, vô cảm với chính lễ hội diễn ra trên quê<br />
hương mình. Du khách tham dự lễ hội cũng không<br />
được truyền thông và cảm nhận chính xác ý nghĩa<br />
của lễ hội.<br />
- Xét về giá trị nuôi dưỡng và phát triển văn hóa<br />
tâm linh, hiện nay vẫn còn nhức nhối vấn đề lợi dụng<br />
tín ngưỡng tâm linh để “buôn thần bán thánh”, đặt lễ,<br />
bói toán, đặt hòm công đức, dâng hương, đốt vàng<br />
mã… Có thể nói, đối với quần chúng tham gia lễ hội,<br />
tâm lý bao trùm vẫn là tâm lý tín ngưỡng. Tuy nhiên,<br />
ranh giới giữa tín ngưỡng tâm linh thuần túy và yếu tố<br />
mê tín di đoan là khá mong manh và khó tách bạch.<br />
Rõ ràng, mê tín dị đoan có cơ hội phát triển khi chức<br />
năng giáo dục của lễ hội hoạt động kém hiệu quả.<br />
Trong thực tế, trong các lễ hội hiện nay, tâm lý mê<br />
tín dị đoan đang có chiều hướng gia tăng, làm ảnh<br />
<br />
hưởng không ít đến môi trường văn hóa của cộng<br />
đồng diễn ra lễ hội.<br />
Nói cách khác, với thực trạng như hiện nay, việc tổ<br />
chức và quản lý lễ hội đã và đang tạo ra một số ảnh<br />
hưởng nhất định đến môi trường đang nuôi dưỡng<br />
nó, chủ yếu là trên hai phương diện: văn hóa - xã hội<br />
và kinh tế - chính trị. Sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu<br />
cực phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức và quản<br />
lý, có thể được tóm tắt qua bảng sau:<br />
Phương<br />
diện<br />
ảnh<br />
hưởng<br />
<br />
Văn hóa Xã hội<br />
<br />
Kinh tế Chính trị<br />
<br />
Tác động tích cực<br />
<br />
Tác động tiêu<br />
cực<br />
<br />
Bảo tồn và phát<br />
huy giá trị di sản<br />
văn hóa phi vật thể<br />
<br />
Đánh mất tính<br />
xác thực<br />
của di sản<br />
<br />
Gắn kết và thu<br />
hút sự quan tâm<br />
của cộng đồng<br />
địa phương và du<br />
khách<br />
<br />
Không đặt<br />
cộng đồng địa<br />
phương trong<br />
vai trò chủ thể<br />
của di sản dẫn<br />
đến sự thờ ơ của<br />
cộng đồng<br />
<br />
Nuôi dưỡng nhu<br />
cầu văn hóa tâm<br />
linh, phát triển giá<br />
trị của chủ nghĩa<br />
dân tộc<br />
<br />
Không tách<br />
bạch được yếu<br />
tố tín ngưỡng<br />
tâm linh và mê<br />
tín dị đoan<br />
<br />
Xây dựng và quảng<br />
bá thương hiệu<br />
của quốc gia và địa<br />
phương<br />
<br />
Quảng bá quá<br />
mức so với thực<br />
tiễn dẫn đến<br />
tình trạng khai<br />
thác thiếu bền<br />
vững<br />
<br />
Thu hút và thúc<br />
đẩy sự đầu tư<br />
trong và ngoài<br />
nước<br />
<br />
Lạm phát giá cả<br />
<br />
Thúc đẩy sự phát<br />
triển của cơ sở hạ<br />
tầng và sự biến<br />
đổi của đô thị theo<br />
hướng phát triển<br />
mới<br />
<br />
Đánh mất sự<br />
kiểm soát và<br />
quản lý cộng<br />
đồng<br />
<br />
Thu hút và gia tăng<br />
khách du lịch, tạo<br />
nguồn thu cho<br />
ngân sách quốc gia<br />
và địa phương<br />
<br />
Lạm dụng giá trị<br />
di sản phục vụ<br />
cho mục đích<br />
kinh tế<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
59<br />
<br />
Nghiên cứu - Trao đổi<br />
<br />
Rõ ràng, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực<br />
nói trên, cần có giải pháp cấp thiết bảo tồn và phát<br />
huy giá trị của lễ hội trước guồng quay chóng mặt<br />
của xã hội hiện đại.<br />
<br />
Giải pháp này thoát khỏi sự tranh cãi nên bảo tồn y<br />
nguyên thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt<br />
trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát<br />
huy được tác dụng trong đời sống đương đại.<br />
<br />
3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản<br />
văn hóa phi vật thể của lễ hội<br />
<br />
Như vậy, trong đời sống hiện nay, nếu nhìn nhận<br />
lễ hội với tư cách là một di sản văn hóa phi vật thể thì<br />
vấn đề bảo tồn nguyên vẹn hay bảo tồn kế thừa đều<br />
không quan trọng bằng việc xác định việc bảo tồn di<br />
sản đó để làm gì và mang lại lợi ích cho ai, cho chính<br />
quyền, cộng đồng địa phương hay cho du khách?<br />
<br />
Trải qua nhiều biến đổi và thăng trầm của thời đại,<br />
sự vận động và biến đổi về mặt không gian cũng như<br />
thời gian của lễ hội là một điều tất yếu. Đồng thời,<br />
sự biến đổi của lễ hội cũng không thể nằm ngoài sự<br />
tác động của ý thức hệ hay quan niệm của từng thời<br />
đại về việc tổ chức, gìn giữ và chuyển giao cho thế hệ<br />
sau. Dù vậy, lễ hội, vẫn là một sản phẩm của quá khứ,<br />
cần được giữ gìn cho hiện tại và mai sau. Chính vì lý<br />
do đó mà hiện nay lễ hội (lễ hội truyền thống) được<br />
xem là phạm trù thuộc khái niệm di sản văn hóa phi<br />
vật thể đã được UNESCO bảo vệ thông qua Công ước<br />
Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể phê chuẩn tại Paris<br />
năm 2003.<br />
Liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di<br />
sản văn hóa phi vật thể, theo Ashworth3, tồn tại hai<br />
quan điểm: bảo tồn nguyên vẹn tính xác thực và bảo<br />
tồn trên cơ sở kế thừa. Cả hai quan điểm nói trên đều<br />
có những điểm thuận lợi và khó khăn riêng. Nếu bảo<br />
tồn nguyên vẹn giúp các thế hệ sau dễ dàng trong<br />
việc truy nguyên các giá trị gốc của di sản thì điểm<br />
khó khăn nằm ở chỗ cần có phương pháp để xác định<br />
cụ thể yếu tố nguyên gốc và yếu tố phái sinh để từ<br />
đó quyết định yếu tố nào cần được giữ gìn nguyên<br />
vẹn. Bên cạnh đó, bảo tồn kế thừa đề cao việc lựa<br />
chọn những giá trị phù hợp với thời đại để phát huy.<br />
Tuy nhiên, việc xác định giá trị nào phù hợp và giá trị<br />
nào chưa phù hợp còn nhiều tranh cãi, dễ dẫn đến<br />
trường hợp loại bỏ những giá trị chưa có sự hiểu biết<br />
và nghiên cứu thấu đáo. Theo đó, Ashworth đã đưa<br />
ra một giải pháp thứ ba: bảo tồn kế thừa và phát triển.<br />
<br />
60<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
Quan trọng hơn là cần có một giải pháp bảo tồn<br />
đúng đắn và linh hoạt nhằm đảm bảo sự kết hợp<br />
hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Theo<br />
đó, việc bảo tồn lễ hội cần phải thỏa mãn hai yếu tố<br />
chính: đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của cộng<br />
đồng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của cộng<br />
đồng, địa phương và quốc gia. Để thực hiện được điều<br />
này, cần xác định rõ chủ thể của lễ hội phải là người<br />
dân địa phương. Họ tham gia lễ hội dưới sự hướng<br />
dẫn và quản lý của chính quyền nhằm đảm bảo sự<br />
nhận thức đúng đắn về giá trị văn hóa, lịch sử của lễ<br />
hội để biết trân trọng và chủ động gìn giữ, phát huy<br />
các giá trị đó trong đời sống cộng đồng. Đồng thời,<br />
vai trò của Nhà nước, các cấp chính quyền và các nhà<br />
quản lý xã hội là hết sức quan trọng trong việc khẳng<br />
định, định hướng và thực hiện công tác bảo tồn đạt<br />
hiệu quả cao trong hiện tại và tương lai.<br />
Dựa vào sự phân tích trên, chúng tôi đề xuất một<br />
số giải pháp cụ thể như sau:<br />
1. Khẳng định và tiến hành bảo tồn, phát huy lễ<br />
hội với tư cách là một di sản văn hóa phi vật thể theo<br />
đúng Luật Di sản văn hóa của Việt Nam và Công ước<br />
Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Từ đó,<br />
xác định việc đầu tư tài chính cho các lễ hội là vấn đề<br />
mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Ngoài<br />
<br />
Nghiên cứu - Trao đổi<br />
<br />
tư nghiêm túc về mặt sân khấu hóa lễ hội sẽ là một<br />
hiệu ứng thúc đẩy công tác quảng bá lễ hội trên các<br />
phương tiện truyền thông như sách báo, truyền hình,<br />
internet… thu hút sự quan tâm và chú ý của cộng<br />
đồng dân cư và khách du lịch. Đây cũng chính là tiền<br />
đề để phát triển mô hình văn hóa du lịch lễ hội cho<br />
địa phương và quốc gia.<br />
L.T.K.O.<br />
<br />
việc khai thác, kêu gọi sự đóng góp từ cộng đồng hay<br />
từ nguồn thu được xã hội hóa, rõ ràng cần có sự quan<br />
tâm hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước ở các cấp,<br />
đảm bảo cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của<br />
lễ hội không bị ngắt quãng và mang tính ngắn hạn.<br />
Lựa chọn giải pháp bảo tồn nguyên trạng bảo<br />
toàn tính xác thực khi thực hiện phần Lễ của lễ hội<br />
trong các hoạt động khai thác du lịch và văn hóa theo<br />
Văn kiện Nara đã được UNESCO thông qua năm 1994<br />
(bao gồm việc giữ gìn, giới thiệu, bảo tồn và phát huy<br />
lễ hội).4 Theo đó, việc đầu tư kinh phí cho công tác<br />
tư liệu hóa các giá trị vật thể và phi vật thể của lễ hội<br />
bằng cách chụp ảnh, quay phim, in sách… là hết sức<br />
cần thiết giúp cho việc bảo tồn được chặt chẽ cũng<br />
như phục vụ cho việc nghiên cứu và phát huy quy mô<br />
của lễ hội. Bên cạnh đó, cần lựa chọn và bồi dưỡng<br />
một đội ngũ kế cận có tri thức, tâm huyết trong việc<br />
lưu giữ, trình diễn và phát huy các giá trị dân gian.<br />
Điều này nhằm định hướng lễ hội theo phương châm<br />
người dân là người tổ chức cũng là người thụ hưởng<br />
các giá trị của lễ hội.<br />
Lựa chọn giải pháp bảo tồn kế thừa, sân khấu<br />
hóa khi thực hiện phần hội của lễ hội. Cụ thể là sân<br />
khấu hóa các trò diễn, diễn xướng mang đậm nét đặc<br />
sắc của lễ hội dưới hình thức một sự kiện văn hóa có<br />
bán vé, thu phí, cung cấp các dịch vụ du lịch… nhằm<br />
tạo nguồn kinh phí ổn định bổ sung vào ngân sách<br />
bảo tồn di sản và phát triển du lịch. Cần lưu ý việc tổ<br />
chức lễ hội thành hai phần: lễ và hội không phải là<br />
sự tách bạch rạch ròi về mặt cấu trúc của lễ hội hay<br />
làm phá đi tính tổng thể về mặt cấu trúc của lễ hội<br />
mà là nhằm đảm bảo cho không khí trang nghiêm,<br />
linh thiêng của phần lễ và không khí vui tươi, hấp dẫn<br />
của phần hội được truyền tải nhất quán, tạo hiệu quả<br />
tốt về mặt tâm lý của người tham gia lễ hội. Sự đầu<br />
<br />
Chú thích<br />
UNESCO, Convention on the Preservation of Intangible<br />
(Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể), (Paris, 2003).<br />
1<br />
<br />
Theo Điều 4, khoản 1 của Luật Di sản văn hóa năm<br />
2011, được sửa đổi bổ sung năm 2009 của nước Cộng hòa<br />
XHCN Việt Nam thì di sản văn hóa phi vật thể “là sản phẩm<br />
tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không<br />
gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,<br />
thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và<br />
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền<br />
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”.<br />
2<br />
<br />
Dẫn theo: Bùi Hoài Sơn, “Quản lý lễ hội với tư cách là di<br />
sản”, Văn hóa Nghệ thuật, (318), Tháng 12.2010.<br />
3<br />
<br />
Theo định nghĩa tại khoản 10, Văn kiện Nara, văn kiện<br />
được Hội đồng di sản thế giới (WHC) thuộc UNESCO thông<br />
qua tại một hội nghị được tổ chức tại thành phố Nara (Nhật<br />
Bản) vào tháng 11.1994: “Tính xác thực (authenticity) là nhân<br />
tố quyết định phẩm chất chủ yếu của các giá trị (của di sản<br />
văn hóa). Sự hiểu biết tính xác thực đóng vai trò cơ bản trong<br />
mọi nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa, trong việc lập các<br />
kế hoạch bảo toàn và trùng tu, cũng như trong các thủ tục<br />
đăng ký vào danh sách di sản thế giới hoặc mọi danh mục di<br />
sản văn hóa khác”.<br />
4<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Bùi Hoài Sơn. 2010. “Quản lý lễ hội với tư cách là di<br />
sản”. Văn hóa Nghệ thuật (318). Tháng 12<br />
2. Trần Đức Anh Sơn. 2009. “Bảo toàn tính xác thực của<br />
di sản văn hóa phi vật thể trong hoạt động du lịch và tổ<br />
chức lễ hội”. Huế Xưa và Nay. (96). Tháng 11 - 12.<br />
3. Lê Thị Minh Lý. 2008. Biện pháp bảo vệ di sản văn hóa<br />
phi vật thể - Di sản văn hóa - Bảo tồn và phát triển. TPHCM:<br />
Tổng hợp TPHCM.<br />
4. Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung<br />
năm 2009. Hà Nội: Chính trị Quốc gia. 2019.<br />
5. The Nara Document on Authenthicity. 1994<br />
6. UNESCO. 2003. Convention on the Preservation of<br />
Intangible. Paris.<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
61<br />
<br />