intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp thị trường lãi xuất

Chia sẻ: Vũ Hồng Thanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

96
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua khảo sát thị trường lãi suất cho vay VNĐ hiện nay phổ biến ở mức từ 20,5%-22% năm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp thị trường lãi xuất

  1. NỘI DUNG : GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG VỀ LÃI SUẤT TRÌNH BÀY: HỒ MẬU LƯỢNG ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH GIÁ TRỊ VNĐ – GIẢM MẶT BẰNG LÃI SUẤT Qua khảo sát thị trường, lãi suất cho vay VNĐ hiện nay phổ biến ở mức từ 20,5% - 22%/năm. Để kịp thời hỗ trợ sản xuất cho các DN, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp giảm dần mặt bằng lãi suất góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ Với mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành chặt chẽ, nhưng cũng hết sức linh hoạt để phù hợp với thực tiễn kinh tế Việt Nam. Trên tinh thần đó, NHNN đặt ra mục tiêu trọng tâm số 1, xuyên suốt đến cuối năm nay và thậm chí cả các năm sau là đảm bảo ổn định giá trị VND. Đồng thời, giảm mặt bằng lãi suất cho vay đối với các hoạt động sản xuất - kinh doanh lành mạnh xuống mức 17 - 19%/năm, tiếp tục kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ vốn tăng trưởng đã tương đối nóng và thị trường vàng. Tất cả các giải pháp của NHNN sẽ trên một bình diện chung là đảm bảo thực hiện tăng trưởng tín dụng của hệ thống không vượt quá 20% và tổng phương tiện thanh toán ở mức khoảng 15 - 16% trong năm nay. Điều kiện khả thi phương án giảm mặt bằng lãi suất cho vay: Thứ nhất, tính đến thời điểm hiện tại, thanh khoản cũng như vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) tương đối tốt. Hơn 2 tháng nay, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng luôn bình ổn, dao động trong khoảng 12 - 15%/năm, phụ thuộc vào các loại hình giao dịch. Nếu so mặt bằng lãi suất chung với tỷ lệ lạm phát hiện nay thì tỷ lệ này khá ổn định, thậm chí theo đánh giá của tôi là hơi thấp, đáng lẽ còn phải cao hơn 1%. Khi vốn đã có, giữa các ngân hàng vay mượn lẫn nhau với lãi suất tối đa khoảng 15% nghĩa là vốn cho nền kinh tế đã sẵn sàng.
  2. Thứ hai, hiện số ít TCTD có sự mất cân đối rất lớn giữa nguồn và sử dụng nguồn, nên đôi khi gây ra những nhu cầu thất thường trên thị trường, từ đó làm cho tâm lý ổn định của thị trường bị ảnh hưởng. NHNN sẽ có những giải pháp để đảm bảo các TCTD tồn tại, phát triển một cách lành mạnh. Thứ ba, mặc dù vốn đã có nhưng tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống còn rất thấp, thậm chí trong tháng 7 vừa qua tăng hầu như không đáng kể. Nguyên nhân là lãi suất cho vay cao quá nên những DN làm ăn nghiêm túc không thể tiếp cận được. Do vậy, chính các ngân hàng cũng đặt ra yêu cầu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các DN lành mạnh, bởi đó cũng là nền tảng hoạt động của ngân hàng. Tóm lại, tất cả các điều kiện khách quan đã có, chỉ còn lại quyết tâm của các TCTD cũng như sự điều hành khéo léo của NHNN là sẽ đạt được mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất. Tổ chức thực hiện: Thứ nhất,khác với kiểu “hô khoan đánh” của những lần trước, có thể nói, lần này, Ngân hàng Nhà nước đã mạnh tay hơn rất nhiều trước nạn xé rào lãi suất, mà đầu tiên là khâu minh bạch thông tin. Một cán bộ của Hiệp hội Ngân hàng nói: “Chưa biết thực hư ra sao, nhưng sự công bố thông tin kịp thời đối với những trường hợp nghi vấn đã đánh động những ngân hàng đã, đang và có ý định xé rào lãi suất”. Các ngân hàng thừa hiểu rằng, nếu bị “bêu riếu” trước công chúng, đồng nghĩa với việc mang nhiều tiếng xấu “thanh khoản đang gặp vấn đề”, làm ăn bất minh và tất nhiên, chẳng ai muốn “kiếm củi ba năm, thiêu rụi một giờ”. Thứ hai, đối với vấn đề thanh tra. Một khó khăn đối với Ngân hàng Nhà nước là mạng lưới hệ thống của 100 tổ chức tín dụng hiện nay lên tới hàng trăm nghìn điểm, rải khắp 63 tỉnh, thành. Trong khi đó, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các địa phương chỉ khoảng dăm chục đơn vị, quân số trung bình ước khoảng vài trăm người/chi nhánh. Mặc dù lực lượng mỏng nhưng Ngân hàng Nhà nước đã biết “xã hội hóa” khâu cung cấp thông tin qua đường dây nóng để khách hàng “tố” và các tổ chức tín dụng “tố” lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng, rất có thể sẽ rất tốn kém trong việc xác minh mà không đưa lại hiệu quả như mong muốn. Bằng chứng ở đây là trong số 7 trường hợp Ngân hàng Nhà nước công bố nghi ngờ, rốt cục chưa phát hiện được ai vi phạm. Hơn nữa, nếu không khách quan, dư luận sẽ hiểu lầm chính thanh tra Ngân hàng Nhà nước lại “có gì” với đơn vị bị thanh tra nên toàn bộ kết quả mới “âm tính” như vậy.
  3. Thứ ba, thông thường, tổ chức tín dụng buộc phải lách trần lãi suất đều nằm trong tình trạng không cân đối được giữa nguồn và sử dụng nguồn, nhất là từ nay đến cuối năm, nhu cầu vốn rất cao, trong đó, có nhu cầu thanh toán các khoản phải trả nhưng việc thu nợ không dễ dàng. Điểm dễ nhận thấy trong mấy ngày qua, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước công bố thiết lập trật tự lãi suất tiền vay thì lãi suất trên thị trường 2 nóng lên. Nguồn của tổ chức tín dụng bao giờ cũng được hình thành theo thứ tự: huy động ở thị trường 1, thị trường 2, giao dịch trên OMO và cuối cùng là tái cấp vốn. Rất nhiều đơn vị yếu thanh khoản lại không có nhiều giấy tờ có giá để giao dịch OMO thì sau khi không thể huy động ở thị trường 1 hoặc vay mượn trên thị trường 2, chỉ còn cách vay tái cấp vốn. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước khá sòng phẳng khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố: “Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đúng chức năng người mua bán cuối cùng và sẵn sàng tái cấp vốn”. Tuy nhiên, để được tái cấp vốn, gần như tổ chức tín dụng phải trưng ra toàn bộ sổ sách giấy tờ, phải “vạch áo” cho Ngân hàng Nhà nước “xem lưng”. Sự sòng phẳng đó là đúng nhưng đang khiến nhiều người nghĩ rằng, một số tổ chức tín dụng yếu thanh khoản thà làm bậy còn hơn lên xin tái cấp vốn. Thứ tư, để việc thiết lập trần lãi suất nghiêm túc, hơn ai hết, các tổ chức tín dụng phải nghiêm túc thực hiện. Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV nói: “Nếu chỉ có chúng tôi nghiêm mà ngân hàng khác không nghiêm thì BIDV lại mất vốn như những lần đồng thuận trước”. Thứ năm: là vai trò đối với người gửi tiền. Lâu nay, theo luật, mức bảo hiểm tiền gửi chỉ 50 triệu đồng/món, nhưng người gửi tiền vẫn ngầm cho rằng, Chính phủ không bao giờ cho phép đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Nhưng cũng chính vì thế, nhận thức này đã làm cho người gửi tiền ỷ lại và nảy sinh việc mặc cả lãi suất tiền gửi như mớ cá, mớ tôm ngoài chợ. Kết quả đạt được: Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã có những chương trình tín dụng với mức lãi suất ưu đãi từ 17 - 18%/năm dành cho các đối tượng ưu tiên như: Kinh tế nông nghiệp, DN vừa và nhỏ, DN xuất khẩu. Cụ thể: -Từ 06/9 Ngân hàng VN Thịnh Vượng (VPBank) bắt đầu triển khai chương trình cho vay với lãi suất 17 - 19%/năm, tổng hạn mức 3.000 tỷ đồng. Đối tượng được hưởng ưu đãi là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản, hoạt động trong lĩnh vực y tế và giáo dục.
  4. -Từ tháng 9, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) cũng triển khai chương trình ưu đãi vay vốn kinh doanh. Theo đó, hộ kinh doanh cá thể vay từ 300 triệu đồng sẽ được giảm 1%/năm lãi suất trong ba tháng đầu tiên tính từ ngày giải ngân. -BIDV cũng đã thông báo giảm lãi suất cho vay từ 1,5%-2%, về 18-19%, và dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn đối với thu mua nông sản, công nghiệp nông nghiệp với lãi suất 15%-17,5%/năm. - SHB dành 3.800 tỷ đồng cho vay phục chương trình "Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ" với lãi suất 17-18%/năm, kỳ hạn cho vay tối đa 6 tháng. -Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) dự kiến dành hơn 1.000 tỷ đồng để tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu với lãi suất ưu đãi 18,5-19%/năm. -Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) cũng đã đưa ra chương trình tài trợ lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Theo đó, lãi suất cho vay thỏa thuận ti ền đồng 17%/năm được dành bổ sung vốn thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu, thanh toán cho các chi phí liên quan đến sản xuất, kinh doanh chế biến hàng hóa xuất khẩu với thời hạn tối đa 3 tháng. -Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cũng dự kiến dành hơn 1.000 tỷ đồng để tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu với lãi suất ưu đãi 18,5-19%/năm… -Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) sẽ giảm lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh về 17-19% một năm đối với các khoản vay ngắn hạn. - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) từ 8/9 cho biết dành 2.000 tỷ đồng để cho vay đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và nông nghiệp, phát triển nông thôn với lãi suất ưu đãi từ 17 đến 19% một năm. -Vietcombank đi tiên phong với chi nhánh Đà Nẵng khi tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay sản xuất với lãi suất 17% một năm đ ối với kỳ hạn dưới 1 năm. Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ dành nhiều ưu đãi và lãi suất cho các doanh nghiệp vay xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn với lãi suất chỉ 16% mỗi năm. Ngoài ra, hàng loạt ngân hàng khác như VPBank, Eximbank, NamABank, TrustBank, SeaBank...cũng đồng loạt công bố đưa lãi suất cho vay nông nghiệp và xuất nhập khẩu trong tháng 9 này xuống còn 17-19% một năm Việc nhiều ngân hàng đang hưởng ứng chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ dần lãi suất cho vay về 17-19%/năm là một tín hiệu đáng mừng đ ể khai thông thị trường, gỡ nút thắt cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Thời gian tới, NHNN cho biết sẽ có những chính sách thiết thực để có được mặt bằng lãi suất đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia thị trường. Hi vọng, đây sẽ là những động thái tích cực góp phần đưa lãi suất về sát ngưỡng mục tiêu 17 - 19%.
  5. Không dừng lại ở những kết quả hiện tại, NHNN còn chủ trương thực hiện các mục tiêu,giải pháp dài hạn: Thứ nhất, thay đổi về cơ bản cách thức điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự quản lý của Nhà nước và đảm bảo vai trò chủ động của NHNN. Nâng cao khả năng dự báo và phân tích tiền tệ để chủ động trong chính sách. Thứ hai, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng theo hướng cơ quan này là người đồng hành với các TCTD. Thứ ba, củng cố, chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống TCTD Việt Nam, đảm bảo các TCTD hoạt động lành mạnh, ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ, với quy mô nền kinh tế như Việt Nam có tới 80 TCTD là thừa, nhưng dịch vụ ngân hàng lại thiếu. Thứ tư, chống đôla hóa và vàng hóa trong nền kinh tế. Thứ năm, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần vào việc chống thị trường không chính thức nổi lên. Ngoài ra, đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở mức khá trong khu vực và thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2