- 45 -<br />
<br />
BÀI 5: MẠCH ĐIỆN KHỐI QUÉT NGANG<br />
Mục tiêu của bài:<br />
- Nhận biết đúng sơ đồ khối của mạch điện quét ngang trong máy thu hình<br />
màu;<br />
- Phân tích đúng nguyên lý hoạt động của các khốí trong mạch điện quét<br />
ngang;<br />
- Phân tích được nguyên nhân, hiện tượng những hư hỏng trongmạch điện<br />
khối quét ngang;<br />
- Kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng trong các mạch điện khối quét<br />
ngang dùng trong máy thu hình màu;<br />
- Cân chỉnh được mạch điện khối quét ngang.<br />
1. Sơ đồ khối của mạch điện quét ngang trong máy thu hình màu<br />
<br />
Hình 5.1.<br />
<br />
2. Chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của các khối<br />
- Khối so pha AFC: là mạch tác động điều chỉnh tần số, tín hiệu đồng bộ<br />
ngang được so pha với tín hiệu dao động để lấy ra điện áp VAFC điều chỉnh<br />
mạch dao động ngang Hose dao động đúng tần số và pha của đài phát.<br />
- Dao động ngang Hose: là mạch dao động tạo tín hiệu ngang với : fH =<br />
15750 Hz đối với hệ FCC và fH = 15625 Hz đối với hệ CCIR.<br />
- Lái ngang H.drive: Là tầng khuếch đại thúc cho tín hiệu ngang.<br />
- Khuếch đại công suất: Nâng dòng quét ngang lên cho đủ công suất để lái<br />
tia trong cuộn lệch đồng thời, nhờ sự xuất hiện của xung bay về trong thời gian<br />
quét ngược Transistor công suất ngang và cuộn Flyback còn được bao giao cho<br />
chức năng tạo ra HV và mọi nguồn áp cung cấp cho đèn hình và các nơi khác<br />
trong máy, mạch khuếch đại công suất ngang làm việc theo cơ chế ngắt mở.<br />
2.1. Khối quét dòng.<br />
* Sơ đồ khối, nhiệm vụ<br />
Tạo xung quét dòng cung cấp cho cuộn lái tia quét dòng đồng bộ với máy<br />
phát. Tạo ra siêu cao áp (HV) từ 6Kv đến 30 KV, cung cấp cho Anode đèn hình<br />
và một số điện áp khác cung cấp cho một số khối trong TV.<br />
* Nhiệm vụ các khối<br />
<br />
- 46 -<br />
<br />
Mạch so pha(AFC): so sánh tần số và pha của xung đồng bộ từ đài phát<br />
gửi đến và xung quét dòng do máy thu tạo ra. Khi có sự sai lệch về pha bộ so<br />
pha tạo ra điện áp 1 chiều để điều khiển tần số và pha của mạch dao động dòng<br />
sao cho đồng bộ với máy phát. Thường dùng mạch so pha cân bằng, không cân<br />
bằng.<br />
Mạch dao động dòng: tạo ra dao động có tần số 15625 Hz hoặc 15750 Hz<br />
(tuỳ theo từng hệ) cung cấp cho tầng khuếch đại công suất.<br />
Tầng khuếch đại đệm (H.drive), đây là tầng khuếch đại trung gian giữa<br />
OSC và H.out nhằm cung cấp dòng đủ lớn cho tầng H.out<br />
Tầng khuếch đại công suất dòng (H.out): Tạo ra dòng lái tia có hình răng<br />
cưa có công suất đủ lớn cung cấp cho cuộn lái dòng.FBT ( flyback transformer):<br />
Tạo ra siêu cao áp và các điện áp khác cung cấp cho Tivi. Khác với tầng công<br />
suất mành, tầng công suất dòng làm việc với tần số cao nên điện dung ký sinh<br />
(điện dung lắp ráp, điện dung ra của các tầng khuếch đại, điện dung của vòng<br />
dây biến áp... ) ảnh hưởng tới dòng lái tia.<br />
Tần số dòng lớn nên tổn hao trong lõi biến áp ra lớn do vậy lõi biến áp<br />
dòng dùng vật liệu có tổn hao nhỏ (thường dùng lõi Ferit).<br />
Khi thực hiện quét ngược xung quét dòng có trị số lớn đồng thời tốc độ<br />
bay về cao do vậy sẽ hình thành một điện áp xung rất lớn ở mạch công xuất dòng<br />
và các bộ phận xung quanh. Làm cho transistor công suất dòng và các linh kiện ở<br />
tầng ra chịu điện áp lớn.Cuộn lái dòng mang tính điện cảm nhiều hơn so với cuộn<br />
lái mành.<br />
* Mạch dao động dòng (H.osc)<br />
Mạch dao động dòng khác với mạch dao động mành ở chỗ: Tần số dao<br />
động cao hơn. Chịu sự khống chế của tầng so pha để điều chỉnh tần số dao động<br />
Không cần tạo ra xung răng cưa Các máy thu hình hiện nay thường dùng mạch<br />
dao động RC hoặc dao động thạch rồi thực hiện chia tần.<br />
* Mạch dao động ngang loại RC<br />
Loại mạch này có tần số dao động được quyết định bởi giá trị RC đấu bên<br />
ngoài. Thường dùng các IC LA7800, AN 5435 ...... thường được sử dụng trong<br />
các TV màu đời cũ CE và RE quyết định tần số mạch dao động VR điều chỉnh<br />
tần số dao động<br />
Điện áp từ mạch so pha (UAFC) được đưa đến cực EQ4 để điều chỉnh<br />
tần số dao động<br />
<br />
- 47 -<br />
<br />
Hình 5.2<br />
<br />
Nguyên lý làm việc: Khi mới cấp nguồn tụ CE nạp điện qua R1, điện áp<br />
trên cực B của Q1 bắt đầu tăng, Q1 dẫn , Q2, Q3 dẫn làm cho Q1 dẫn mạnh<br />
hơn, Q4 dẫn bão hoà.<br />
Khi Q4 dẫn bão hoà tụ CE phóng điện qua Q4, RE , VR điện áp trên<br />
cực B của Q1 bắt đầu giảm cho đến khi UBEQ1 < 0,6v Q1 khoá .. quá trình cứ<br />
như vậy tiếp tục. Một điện áp DC từ mạch so pha đưa đến cực E của Q4 để ấn<br />
định mức diện áp DC khi tụ xả do vậy điều khiển tần số dao động ngang<br />
<br />
- 48 -<br />
<br />
Hình 5.3<br />
<br />
* Mạch dao động dùng IC LA 7800<br />
<br />
Hình 5.4.<br />
<br />
Tín hiệu Video đưa đến chân 16 qua mạch Sync sep. tách lấy xung đồng<br />
bộ dòng để đưa vào mạch so pha (AFC)<br />
Tín hiệu quét dòng từ FBT được đưa đến chân 1 đưa vào mạch so pha. Tín<br />
hiệu đầu ra mạch so pha khống chế mạch dao động RC<br />
<br />
- 49 -<br />
<br />
Mạch RC gồm có C7, R7, R6, R5, R4, R3, hình thành thời hằng RC<br />
quyết định tần số dao động.<br />
*Mạch dao động 32FH<br />
Đây là mạch dao động thông dụng trong các TV màu hiện nay Mạch dao<br />
động thạch anh tạo ra dao động tần số 32FH<br />
<br />
Hình 5.5.<br />
<br />
Đối với hệ NTSC FH = 15,734 Hz nên 32FH = 503,448 KHz (dùng<br />
thạchanh 503,5KHz - trên thạch anh ký hiệu 503)<br />
Đối với hệ PAL FH = 15.625 Hz nên 32FH = 500 KHz (thường dùng<br />
thạch anh 500). Bạn đọc chú ý điều kiện này khi thực hiện gắn thêm hệ PAL<br />
vào các Tivi hệ NTSC hàng bãi của nhật tại thị trường Việt Nam.<br />
Để tạo ra tần số quét dòng ta lấy tần số dao động (503Khz) cho qua mạch<br />
chia tần (có hệ số chia 32) để đưa qua tầng H.drive.<br />
Lưu ý : trong một số máy có thể tạo ra tần số FH bằng cách lấy tần số dao<br />
động FSC có tần số là 3,58 Mhz hoặc 4,43MHz qua bộ chia.<br />
Ví dụ: Hệ NTSC FH = 3,58MHz / 227,5 Hệ PAL FH = 4,43MHz / 283,5<br />
* Tầng đệm (H.Drive)<br />
Trong khối quét dòng phải dùng tầng đệm vì các lý do sau:<br />
Công suất ra của tầng dao động khoảng vài mW do đó không đủ để kích<br />
thích tầng khuếch đại công suất.<br />
Điện trở vào của tầng khuếch đại công suất có trị số nhỏ nếu nối trực tiếp<br />
tầng dao động với tầng khuếch đại công suất sẽ làm cho tầng dao động bị quá<br />
tải, tần số dao động có thể bị sai lệch.<br />
Vì những lý do trên giữa tầng dao động dòng và tầng khuếch đại công suất<br />
thường có tầng đệm. Ngoài các nhiệm vụ đã nêu tầng khuếch đại đệm (Bufer)<br />
còn có nhiệm vụ tạo ra xung có độ rộng và hình dạng cần thiết trước khi đưa<br />
đến tầng khuếch đại công suất.<br />
Tầng khuếch đại đệm thường ghép biến áp với tầng khuếch đại công suất.<br />
Mạch H. drive<br />
Mạch H.drive có dạng cơ bản như sau:<br />
<br />