intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giữ an toàn cho trẻ: Phòng ngừa ngộ độc

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có biết là 51% số trường hợp được báo cáo lên Hiệp hội các Trung tâm chống độc Mỹ là ở trẻ dưới 6 tuổi. Và hầu hết các trường hợp ngộ độc đều xảy ra tại gia đình. Hãy tìm hiểu xem bạn có thể làm gì để giữ cho con mình được an toàn. Chất độc là gi? Chất độc là bất cứ chất nào có thể gây hại cho cơ thể. Trẻ có thể bị ngộ độc thông qua ăn uống, hít phải chất độc vào phổi hoặc hấp thụ qua da. Những chất độc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giữ an toàn cho trẻ: Phòng ngừa ngộ độc

  1. Giữ an toàn cho trẻ: Phòng ngừa ngộ độc Bạn có biết là 51% số trường hợp được báo cáo lên Hiệp hội các Trung tâm chống độc Mỹ là ở trẻ dưới 6 tuổi. Và hầu hết các trường hợp ngộ độc đều xảy ra tại gia đình. Hãy tìm hiểu xem bạn có thể làm gì để giữ cho con mình được an toàn. Chất độc là gi? Chất độc là bất cứ chất nào có thể gây hại cho cơ thể. Trẻ có thể bị ngộ độc thông qua ăn uống, hít phải chất độc vào phổi hoặc hấp thụ qua da. Những chất độc nguy hiểm nhất là : Các loại thuốc, bao gồm cả viên sắt.  Các sản phẩm tẩy rửa có thể gây bỏng như nước thông cống,  nước cọ toilet, nước rửa bếp, nước tẩy rỉ sắt.
  2. Chất chống đông  Dung dịch rửa kính  Các hydrocacbon như dầu đánh bóng đồ gia dụng, nước cho bật  lửa, dầu đèn, dầu lửa, dầu thông, chất pha loãng sơn. Khí CO  Thuốc trừ sâu  Các loại nấm dại  Làm thế nào để giữ cho nhà bạn được an toàn? Trẻ dưới 6 tuổi có nguy cơ bị ngộ độc cao hơn so với trẻ lớn hơn. Hãy làm theo những gợi ý sau để giữ cho trẻ được an toàn: Để số điện thoại của trung tâm chống độc gần nhất ở hoặc gần  điện thoại của bạn. Viết cân nặng của trẻ vào bên cạnh số điện thoại của trung tâm  chống độc. Trung tâm chống độc sẽ hỏi bạn thông tin này khi bạn gọi tới. Việc viết ra cũng giúp đảm bảo là người trông trẻ cũng biết được cân nặng của trẻ.
  3. Cất tất cả các loại thuốc và dung dịch tẩy rửa vào tủ mà trẻ  không mở được. Ðậy chặt nắp các lọ thuốc, để chúng trong đúng bao b ì gốc và  đóng chặt lại. Không uống thuốc trước mặt trẻ hoặc gọi thuốc là kẹo. Trẻ em  thường bắt chước hành vi của người lớn. Biết những thứ thuốc mà khách khứa mang đến nhà bạn. Đảm  bảo rằng khách không để thuốc ở những nơi trẻ có thể tìm thấy chúng một cách dễ dàng, như ở trong ví hoặc trong vali. Kiểm tra dụng cụ đựng xăng và các hoá chất độc trong gara. Để  chúng ở nơi trẻ không tiếp cận được, tốt nhất là trong tủ có khoá. Đựng dung dịch tẩy rửa và các loại hoá chất gia dụng khác  trong bao bì gốc của chúng. Không dùng chai đựng sữa hoặc nước quả để đựng những loại dung dịch này, trẻ có thể lấy uống vì tưởng là nước quả. Không để trẻ một mình với các sản phẩm gia dụng hoặc thuốc.  Nếu bạn đang sử dụng một sản phẩm như vậy, hãy bế trẻ theo nếu bạn phải
  4. tạm ngừng tay để trả lời điện thoại hay ra mở cửa. Ða số các vụ ngộ độc xảy ra khi sản phẩm đang được sử dụng. Theo dõi chất lượng không khí. Đảm bảo tất cả mọi loại trang  thiết bị sử dụng nhiên liệu, như bếp ga hoặc bếp củi, đều phải được lắp đặt đúng cách và kiểm tra hằng năm. Lắp máy phát hiện khí CO và khói gần giường ngủ trong nhà  của bạn Tìm xem có cây độc trong nhà, trong vườn hoặc trang trại  không. Rào chúng lại sao cho trẻ không thể với tới hoặc nhổ sạch đi. Kiểm tra xem nhà bạn có sơn bằng loại sơn gốc chì không, nếu  bạn sống trong một ngôi nhà cũ. Gọi bác sĩ hoặc trung tâm chống độc ngay nếu bạn nghĩ trẻ bị  ngộ độc. Không cố gây nôn. Cho mãi tới gần đây, Hội NHi khoa Mỹ vẫn  khuyên các bậc cha mẹ trữ sẵn sirô ipeca để gây nôn phòng khi bác s ĩ hoặc trung tâm chống độc khuyên nên sử dụng. Song năm 2003 Hội đã thay đổi khuyến nghị này sau khi kết luận rằng ipeca có tác dụng kém trong việc loại
  5. trừ chất độc ra khỏi cơ thể. Việc gây nôn cũng không mấy dễ chịu và có thể khiến tình hình còn xấu hơn. Nếu bạn có ipeca trong nhà, hãy vứt bỏ nó một cách cẩn thận. Hãy dạy cho trẻ về sự nguy hiểm của các chất độc.  Phải làm gì khi nghi ngờ bị ngộ độc Nếu trẻ bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu ngay hoặc đưa trẻ đến phòng khám cấp cứu gần nhất. Nếu trẻ tỉnh táo hãy gọi ngay đến trung tâm chống độc để được chỉ dẫn. Chuẩn bị sẵn các thông tin sau: Tuổi và cân nặng của trẻ  Nhãn mác sản phẩm hoặc lọ thuốc  Thời điểm xảy ra ngộ độc  Tên và số điện thoại của bạn 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2