ĐI TÌM CHỮ MÔNG<br />
Nghiên cứu cùng cộng đồng Mông<br />
thôn Giàng Tra, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa<br />
2013 - 2014<br />
<br />
Thôn Giàng Tra,<br />
<br />
Viện Nghiên cứu<br />
<br />
Sở Văn hóa,<br />
<br />
Tả Phìn, Sa Pa<br />
<br />
Xã hội, Kinh tế<br />
và Môi trường<br />
<br />
Thể thao và Du<br />
lịch tỉnh Lào Cai<br />
<br />
Giàng A Của<br />
<br />
Phạm Thanh Trà<br />
<br />
Phan Thị Phượng<br />
<br />
Hạng Thị Sa<br />
<br />
Hoàng Nguyên<br />
<br />
Vũ Thị Trang<br />
<br />
Vàng A Vàng<br />
Giàng A Trư<br />
Lý Thị Tùng<br />
Giàng A Lềnh<br />
Thào Thị Di<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Lời cảm ơn<br />
<br />
3<br />
<br />
A. Giới thiệu<br />
<br />
4<br />
<br />
I. Bối cảnh<br />
<br />
4<br />
<br />
II. Quá trình lựa chọn vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
4<br />
<br />
III. Điểm luận tài liệu<br />
<br />
5<br />
<br />
B. Lý thuyết và phương pháp<br />
<br />
7<br />
<br />
I. Cách tiếp cận “Nghiên cứu cùng cộng đồng”<br />
<br />
7<br />
<br />
II. Nhóm nghiên cứu địa phương<br />
<br />
9<br />
<br />
III. Phương pháp nghiên cứu<br />
C. Kết quả nghiên cứu<br />
<br />
11<br />
16<br />
<br />
I. Niềm khát khao được học chữ<br />
<br />
16<br />
<br />
II. Chữ Mông Việt Nam: Hồi ức và tưởng tượng<br />
<br />
18<br />
<br />
III. Chữ Mông quốc tế: Yêu thích và e ngại<br />
<br />
22<br />
<br />
IV. Nguyện vọng của người dân<br />
<br />
25<br />
<br />
D. Bình luận về quá trình nghiên cứu cùng cộng đồng<br />
<br />
29<br />
<br />
I. Tính chất giáo dục và hành động của nghiên cứu cùng cộng đồng<br />
<br />
29<br />
<br />
II. Thách thức của nghiên cứu cùng cộng đồng và bài học kinh<br />
nghiệm<br />
<br />
31<br />
<br />
1. Thách thức của nghiên cứu cùng cộng đồng<br />
<br />
31<br />
<br />
2. Bài học kinh nghiệm<br />
<br />
34<br />
<br />
E. Kết luận và khuyến nghị<br />
<br />
34<br />
<br />
Phụ lục 1. Bảng hỏi phỏng vấn sâu<br />
<br />
37<br />
<br />
Phụ lục 2. Một số hệ chữ Mông*<br />
<br />
40<br />
<br />
Phụ lục 3: Tóm lược các bước thực hiện nghiên cứu cùng cộng<br />
đồng tại Sa Pa<br />
<br />
42<br />
<br />
Phụ lục 4: Các chương trình liên quan tới chữ Mông quốc tế ở<br />
Việt Nam hiện nay<br />
<br />
44<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
46<br />
<br />
Lời cảm ơn<br />
Nhóm nghiên cứu “Đi tìm chữ Mông” xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa,<br />
Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho<br />
chúng tôi thực hiện nghiên cứu. Chúng tôi đặc biệt biết ơn các thông tin viên,<br />
những người dân ở thôn Giàng Tra, xã Tả Phìn, Sa Pa bởi các bác, anh, chị đã<br />
tin tưởng, hết lòng chia sẻ thông tin, ý kiến, quan điểm, và tham gia nhiệt<br />
thành cùng chúng tôi trong dự án này. Chúng tôi chân thành cảm ơn các cán<br />
bộ UBND xã Tả Phìn: sự ủng hộ của UBND xã không chỉ giúp nghiên cứu này<br />
diễn ra suôn sẻ, mà còn là nguồn động viên rất lớn đối với chúng tôi.<br />
Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn tới anh Nguyễn Trường Giang<br />
(Bộ môn Nhân học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội), các chị Nguyễn Bích Tâm, Phan Tú Quỳnh, Nguyễn Thùy<br />
Linh, Đỗ Bích Thủy (Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng - CECEM) đã<br />
giới thiệu với nhóm nghiên cứu địa phương những công cụ như PRA,<br />
photovoice (tiếng nói qua ảnh), và videovoice (phim cộng đồng) để nhóm có<br />
thể truyền tải ý kiến của mình một cách thuận lợi và hấp dẫn hơn. Chúng tôi<br />
chân thành cảm ơn anh Thào A Kỷ đã giúp phiên dịch tiếng Mông - tiếng Việt,<br />
và Nguyễn Quang Vũ giúp biên tập phim tài liệu “Đi tìm chữ Mông”.<br />
Chúng tôi vô cùng cảm ơn Vụ Địa phương I, Ủy ban Dân tộc, và anh Vừ Bá<br />
Thông, Vụ Pháp chế, Ủy Ban Dân tộc đã chia sẻ quan điểm và hết lòng ủng hộ<br />
việc nghiên cứu và vận động chính sách liên quan đến chữ Mông của các đơn<br />
vị tổ chức nghiên cứu. Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn tổ chức CARE Đan<br />
Mạch đã tin tưởng, hỗ trợ chúng tôi thử nghiệm phương pháp nghiên cứu<br />
cùng cộng đồng tại Sa Pa, và ủng hộ các sáng kiến của nhóm nghiên cứu địa<br />
phương để hiện thực hóa những ước mơ, nguyện vọng của cộng đồng.<br />
<br />
3<br />
<br />
A. Giới thiệu<br />
I. Bối cảnh<br />
Cách thành phố Lào Cai khoảng 30km đường núi, huyện Sa Pa là một<br />
trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất miền Bắc Việt Nam, thu hút hàng<br />
triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm. Với nhiều nhà hàng,<br />
khách sạn sang trọng, tiện nghi và hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, thị trấn<br />
Sa Pa là điểm xuất phát của các du khách để từ đó, họ đi thăm quan, khám phá<br />
những bản làng hoang sơ xung quanh, đồng thời cũng là nơi không ít người<br />
Mông và Dao tới kiếm sống bằng nghề bán hàng thổ cẩm và một số sản phẩm<br />
địa phương khác. Mặc dù sống khá gần thị trấn, nơi thống trị của văn hóa Kinh<br />
pha lẫn văn hóa phương Tây, nhưng người Mông ở Sa Pa dường như vẫn đang<br />
duy trì không gian văn hóa – sinh tồn của riêng họ. Tương phản với sự "hoa<br />
lệ" của thị trấn Sa Pa, người Mông ở các thôn bản lân cận vẫn nghèo và phải<br />
đối mặt với những vấn đề mà những người lạc quan về sự phát triển du lịch<br />
không muốn để mắt tới như thiếu nước sạch, thiếu nhà vệ sinh kiên cố, nạn<br />
buôn bán phụ nữ qua biên giới, bỏ học, thất nghiệp, thiên tai và sự bấp bênh<br />
của mùa màng.<br />
Với cách tiếp cận nghiên cứu cùng cộng đồng – trong đó những thành<br />
viên đại diện cộng đồng sẽ tham gia vào mọi khía cạnh của quá trình nghiên<br />
cứu, từ lựa chọn chủ đề cho tới báo cáo kết quả, nghiên cứu này nhằm mục<br />
tiêu khám phá những vấn đề mà cộng đồng Mông ở Sa Pa cho là quan trọng,<br />
cấp thiết trong đời sống của họ. Đó cũng là những chủ đề mới, gần gũi hơn với<br />
đời sống hiện tại của người dân và cung cấp những gợi ý quan trọng cho<br />
những chương trình, chính sách phát triển cũng như các nghiên cứu về sau.<br />
Như vậy, trong khi các nghiên cứu thông thường phục vụ mối quan tâm của<br />
nhà nghiên cứu bên ngoài, thì chương trình nghiên cứu cùng cộng đồng này<br />
hướng tới mối quan tâm của người trong cuộc, đồng thời giúp họ nâng cao<br />
năng lực tìm hiểu, phân tích và chủ động tạo ra những biến đổi xã hội tích cực<br />
ở địa phương.<br />
II. Quá trình lựa chọn vấn đề nghiên cứu<br />
Những nghiên cứu trước đây về người Mông ở Việt Nam nói chung và<br />
người Mông ở Sa Pa nói riêng thường tập trung vào những chủ đề như sinh kế<br />
từ ngành du lịch và giao thương với miền xuôi (Dương Bích Hạnh, 2008,<br />
Tugault-Lafleur và Turner, 2009, Michaud và Turner, 2000, Turner và<br />
Michaud, 2008, Turner, 2012), sở hữu và sử dụng đất – rừng (Vương Duy<br />
Quang, 2004, Corlin, 2004, Nguyen Tien Hai, 2009), sự cải đạo sang Tin Lành<br />
(Tapp, 1989, Ngô Thị Thanh Tâm, 2010), và văn hóa truyền thống (Vương<br />
Duy Quang, 2005, Mã A Lềnh, 2009). Bản thân nhóm nghiên cứu chúng tôi<br />
cũng rất quan tâm đến những vấn đề vĩ mô như đất rừng, khai khoáng, định<br />
kiến tộc người vì cho rằng đó là những chủ đề “hấp dẫn”, “quan trọng”, có tính<br />
khái quát cao. Mặc dù đặt mục tiêu chuyển quyền lựa chọn đề tài nghiên cứu<br />
sang cho người dân theo đúng tinh thần của cách tiếp cận nghiên cứu cùng<br />
4<br />
<br />