63<br />
Hội nghị Cơ học kỹ thuật toàn quốc<br />
Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Cơ học. Hà Nội, 09/04/2014<br />
<br />
Tự động hoá tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng con lăn<br />
Vũ Lê Huy1<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
Email liên lạc: huy.vule@hust.edu.vn<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bộ truyền bánh răng con lăn là một loại bộ truyền mới với nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên có rất ít tài liệu cũng như<br />
phương pháp tính thiết kế, đặc biệt là phần mềm tự động hoá thiết kế phục vụ vấn đề thiết kế trong nghiên cứu và sản xuất.<br />
Dựa trên phương pháp tính thiết kế bộ truyền bánh răng con lăn theo độ bền, bài báo này giới thiệu phần mềm tự động hoá<br />
thiết kế bộ truyền bánh răng con lăn.<br />
Từ khóa: truyền động, bánh răng con lăn, tự động hoá thiết kế, độ bền<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Bộ truyền bánh răng con lăn là một loại bộ truyền mới được phát triển dựa trên bộ truyền bánh răng chốt<br />
với bánh răng có biên dạng Cycloid (nên còn gọi là đĩa Cycloid). Đây là loại bộ truyền cho tỉ số truyền lớn, khả<br />
năng tải lớn, hiệu suất cao, làm việc êm, kích thước nhỏ gọn [1,2]. Bộ truyền này có ý nghĩa lớn lao trong việc<br />
giải các bài toán đặt ra cho các hệ dẫn động có kích thước nhỏ của các máy. Các động cơ-hộp giảm tốc với loại<br />
bộ truyền này có thể được sử dụng trong các ngành công nghiệp hoá học, cao su và thực phẩm, chẳng hạn như<br />
trong máy nén và máy bơm, máy xay bột và máy nghiền, các dạng khác nhau của máy khuấy và các loại thiết bị<br />
khác. Do đó loại truyền động này có nhiều triển vọng áp dụng.<br />
Mặc dù loại bộ truyền này đã được chế tạo thử thành công tại Việt Nam [3], nhưng tài liệu nghiên cứu về<br />
loại bánh răng này không nhiều, đặc biệt là các tài liệu đi nghiên cứu về độ bền đặc biệt là tại Việt Nam. Cũng<br />
do hạn chế về cơ sở lý thuyết tính toán thiết kế bộ truyền này nên phần mềm thực hiện tính toán thiết kế bộ<br />
truyền này cũng chưa có. Mặt khác, do hình dạng và kết cấu phức tạp của bộ truyền này, việc tính toán thiết kế<br />
kích thước bộ truyền và xây dựng biên dạng đĩa Cycloid theo cách thủ công rất khó khăn. Do vậy việc xây dựng<br />
một phần mềm tự động hóa phục vụ công việc tính toán thiết kế và xây đựng bộ truyền là cần thiết. Dựa trên<br />
phương pháp tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng con lăn đã được xây dựng bởi tác giả [4], một phần mềm tính<br />
toán thiết kế tự động loại bộ truyền này đã được xây dựng. Bài báo này đi vào giới thiệu phần mềm này. Kết quả<br />
thu được từ phần mềm này có thể đưa vào các phần mềm CAD phục vụ cho việc nghiên cứu và chế tạo dễ dàng,<br />
nhanh chóng.<br />
<br />
2. Bộ truyền bánh răng con lăn<br />
Hình 1 mô tả các thành phần chính cấu tạo nên bộ truyền bánh răng con lăn với 4 thành phần chính là:<br />
- Trục đầu vào cùng với bạc lệch tâm và ổ lăn.<br />
- Các con lăn bánh răng chốt lắp trên vành răng chốt. Tâm các con lăn răng chốt được giữ cố định.<br />
- Bánh răng Cycloid hay đĩa Cycloid (trong một bộ truyền có thể có 1, 2 hoặc 3 đĩa Cycloid).<br />
- Trục đầu ra được gắn với các chốt đầu ra, nhận chuyển động quay từ chuyển động của đĩa Cycloid.<br />
Nhờ sử dụng các con lăn nên ma sát xuất hiện khi bộ<br />
truyền làm việc là ma sát lăn, nhờ đó bộ truyền bánh<br />
răng con lăn cho hiệu suất cao và làm việc êm.<br />
Hình 2 giới thiệu nguyên lý làm việc của bộ truyền<br />
này. Khi trục đầu vào quay làm bạc lệch tâm gắn trên nó<br />
quay theo. Bánh răng Cycloid do lắp trên bạc cũng có xu<br />
hướng quay theo nhưng bánh răng ăn khớp với các con<br />
lăn răng chốt trên vành răng chốt nên bánh răng chỉ lăn<br />
hành tinh bên trong vành răng chốt đồng thời nó cũng tự<br />
Hình 1. Cấu tạo bộ truyền bánh răng con lăn<br />
quay quanh tâm của nó với tốc độ chậm và theo chiều<br />
<br />
64<br />
<br />
Vũ Lê Huy<br />
<br />
Bạc lệch tâm<br />
<br />
(a) Trục vào ở 00<br />
<br />
Trục vào<br />
<br />
Bánh răng Cycloid<br />
<br />
(b) Trục vào ở 900<br />
<br />
Con lăn<br />
<br />
(c) Trục vào ở 1800<br />
<br />
Chốt đầu ra<br />
<br />
(d) Trục vào ở 2700<br />
<br />
Hình 2. Mô tả quá trình làm việc của bộ truyền bánh răng con lăn<br />
ngược lại. Do số răng bánh răng Cycloid ít hơn số răng chốt một răng nên sau mỗi một vòng quay của trục vào<br />
thì bánh răng Cycloid mới quay quanh tâm của nó một bước răng. Như vậy, tỉ số truyền đạt được bằng chính số<br />
răng của bánh răng Cycloid. Vận tốc của bánh răng Cycloid được truyền ra trục ra thông qua các chốt đầu ra có<br />
mang con lăn. Cụ thể theo như trên hình 2, ban đầu đường thẳng nối tâm trục vào và tâm của bạc lệch tâm tạo<br />
với phương ngang một góc là 0 (gọi tắt là trục vào ở 0) (hình 2 (a)) thì trục ra cũng ở góc 0. Khi trục vào quay<br />
được một góc 90 theo ngược chiều kim đồng hồ (hình 2(b)) thì bánh răng Cycloid quay được một góc 90/u<br />
theo chiều kim đồng hồ quanh tâm của nó, đồng thời kéo trục ra quay theo cũng được một góc 90/u, với u là tỉ<br />
số truyền của bộ truyền. Tiếp tục, khi trục vào quay được một góc 180 (hình 2(c)) thì trục ra quay được một<br />
góc 180/u. Tương tự, khi trục vào quay được một góc 270 (hình 2(d)) thì trục ra quay được một góc 270/u.<br />
Trong truyền động này, tỉ số truyền u chính bằng số răng đĩa Cycloid là z1. Do vậy tỉ số truyền của bộ truyền<br />
bánh răng con lăn rất lớn có thể từ 8 đến 65. Nếu sử dụng 2 cấp bộ truyền, tỉ số truyền có thể từ 65 đến 3600.<br />
Tuy nhiên, ở đây chỉ dừng lại ở việc thiết kế các bộ truyền đơn lẻ, tức là chỉ dùng 1 cấp bộ truyền.<br />
<br />
3. Các công thức thiết kế và kiểm nghiệm độ bền cho bộ truyền bánh răng con lăn<br />
Các công thức sau đây đã được thiết lập trong [4]. Một số thông số hình học được mô tả trên hình 3.<br />
3.1. Theo độ bền tiếp xúc của răng đĩa Cycloid<br />
Công thức kiểm nghiệm có dạng:<br />
3<br />
<br />
H <br />
<br />
ZM<br />
K H .k .k z .T2<br />
H <br />
3<br />
c<br />
2(k z 1)<br />
z. bd .R2<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Trong đó:<br />
<br />
H và [H] là ứng suất tiếp xúc lớn nhất xuất hiện trên bề mặt răng đĩa Cycloid và ứng suất tiếp xúc cho phép.<br />
ZM - hằng số đàn hồi của vật liệu các vật thể tiếp<br />
<br />
R2<br />
<br />
xúc.<br />
KH - hệ số tải trọng khi tính về tiếp xúc.<br />
<br />
Fpi<br />
Ni<br />
<br />
Mi<br />
<br />
Fri<br />
Rt<br />
<br />
Ft<br />
<br />
<br />
<br />
R2 - bán kính đường tròn qua tâm các con lăn.<br />
Từ công thức (1), thu được công thức thiết kế xác định<br />
R2 như sau:<br />
<br />
rc<br />
<br />
i<br />
<br />
c<br />
bd - hệ số bề rộng vành răng đĩa Cycloid.<br />
<br />
rp<br />
<br />
i<br />
<br />
- hệ số góc tiếp xúc α.<br />
- hệ số xác định theo số răng đĩa Cycloid.<br />
- mômen xoắn trên trục ra.<br />
- số đĩa Cycloid.<br />
<br />
<br />
i<br />
<br />
k<br />
kz<br />
T2<br />
z<br />
<br />
O<br />
<br />
A<br />
<br />
Hình 3. Các thông số hình học và lực tác dụng<br />
<br />
Tự động hoá tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng con lăn<br />
<br />
2<br />
<br />
R2 3<br />
<br />
65<br />
<br />
3<br />
<br />
Z M K H .k .k z .T2<br />
2<br />
c<br />
4.z. bd .( k z 1) 2 H <br />
<br />
(2)<br />
<br />
3.2. Kiểm nghiệm độ bền tiếp xúc con lăn trục ra<br />
Ứng suất tiếp xúc lớn nhất xuất hiện giữa con lăn đầu ra và lỗ đầu ra trên đĩa Cycloid xác định theo công<br />
thức:<br />
<br />
H ZM<br />
với:<br />
<br />
k K H T2<br />
zbRt<br />
<br />
.<br />
<br />
A<br />
H <br />
rp (rp A)<br />
<br />
kγ - hệ số xét đến góc tiếp xúc γ.<br />
Rt - bán kính vòng tròn qua tâm các chốt đầu ra.<br />
A - độ lệch tâm của đĩa Cycloid.<br />
<br />
(3)<br />
rp - bán kính con lăn đầu ra.<br />
b - bề rộng đĩa Cycloid.<br />
<br />
3.3. Tính chốt trục ra<br />
Công thức thiết kế xác định bán kính chốt trục ra theo độ bền cắt và độ bền uốn:<br />
<br />
<br />
T2 .k .K Fp<br />
rch <br />
.z.Rt . c <br />
<br />
<br />
4.T2 .k .K Fp .(b / 2 L)<br />
<br />
rch 3<br />
.z.Rt . <br />
<br />
<br />
(4)<br />
<br />
Trong đó [c] và [] là ứng suất cắt và ứng<br />
suất uốn cho phép đối với các chốt, KFp là hệ<br />
số tỉ lệ sai lệch lực tác dụng giữa lý thuyết và<br />
thực tế, L là chiều dài của chốt.<br />
<br />
4. Tính thiết kế tự động bộ truyền bánh<br />
răng con lăn<br />
Dựa theo trình tự tính toán thiết kế bộ<br />
truyền bánh răng con lăn đã được thiết lập<br />
trong nghiên cứu trước đây [4], quá trình tính<br />
toán tự động cho bộ truyền này được thực<br />
hiện theo lưu đồ thuật toán như trên hình 4.<br />
Để thực hiện tính thiết kế, số liệu đầu vào cần<br />
biết là<br />
- Công suất cần truyền P1 (kW) hoặc<br />
mômen xoắn trên trục chủ động T1 (Nmm).<br />
- Số vòng quay trên trục chủ động n1<br />
(vòng/phút).<br />
- Tỉ số truyền của bộ truyền u.<br />
- Thời hạn làm việc Lh (giờ).<br />
- Điều kiện làm việc và đặc tính tải trọng.<br />
Quá trình tính toán tiếp theo được thực hiện<br />
theo lưu đồ. Nếu tất cả các điều kiện kiểm tra<br />
độ bền như đã liệt kê ở mục trước được thỏa<br />
mãn thì sẽ cho kết quả thiết kế và kết thúc quá<br />
trình. Kết quả thiết kế ở đây là các thông số<br />
kích thước của bộ truyền, trục ra, trục vào<br />
cũng như vật liệu được sử dụng và ổ lăn được<br />
dùng để đỡ đĩa Cycloid.<br />
<br />
Hình 4. Lưu đồ thuật toán tính thiết kế tự động bộ truyền bánh<br />
răng con lăn<br />
<br />
66<br />
<br />
Vũ Lê Huy<br />
<br />
5. Phần mềm tính thiết kế bộ truyền bánh<br />
răng con lăn<br />
Phần mềm tính thiết kế bộ truyền bánh răng<br />
con lăn đã được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập<br />
trình C++ trên môi trường Microsoft Visual Studio<br />
C++ 6.0.<br />
Hình 5 thể hiện lưu đồ sử dụng phần mềm. Khi<br />
chạy chương trình và khởi tạo tài liệu mới, phần<br />
mềm cung cấp hai phương pháp khởi tạo:<br />
- Tính thiết kế một bộ truyền mới: Quá trình<br />
tính thiết kế được thực hiện theo thuật toán thể<br />
hiện trên hình 4.<br />
- Nhập kích thước bộ truyền: Dùng khi đã biết<br />
kích thước bộ truyền.<br />
Sau khi tính toán thiết kế để thu được các thông số<br />
hình học của bộ truyền bánh răng con lăn, chương<br />
trình sẽ thực hiện mô phỏng đồ hoạ bộ truyền, cho<br />
bản vẽ và báo cáo, đặc biệt là thu được bản vẽ biên<br />
dạng đĩa Cycloid. Hình 6 hiển thị giao diện chính<br />
của phần mềm khi hiển thị bản vẽ thiết kế (hình<br />
6(a)) và mô phỏng 3D của bộ truyền (hình 6(b)).<br />
Giao diện chính của phần mềm có 4 vùng như đánh<br />
dấu trên hình 6(a) như sau:<br />
Hình 5. Sơ đồ cấu trúc của chương trình tự động hóa<br />
- Vùng 1: chứa các thanh thực đơn và thanh<br />
thiết kế bộ truyền bánh răng con lăn<br />
công cụ thực hiện các chức năng của phần mềm.<br />
- Vùng 2: thể hiện các thông số, dữ liệu và đặc tính của tài liệu hiện hành.<br />
- Vùng 3: là một hộp thoại thả nổi hiển thị biểu đồ giá trị các lực tác dụng khi làm việc của bộ truyền. Các<br />
véc tơ lực được hiển thị khi thực hiện mô phỏng 2D. Việc này giúp nghiên cứu sâu hơn về quá trình làm<br />
việc của bộ truyền.<br />
- Vùng 4: là vùng quan sát chính của phần mềm về bộ truyền đã được thiết kế, bao gồm dưới dạng bản vẽ kỹ<br />
thuật, mô phỏng 2D và 3D. Hình 7 thể hiện các ví dụ là kết quả được lấy ra từ vùng quan sát này.<br />
Để thực hiện mô phỏng 3D, thư viện đồ họa mở OpenGL đã được sử dụng. Bộ công cụ hỗ trợ cho việc mô<br />
phỏng đã được xây dựng trước đây nhằm phục vụ mô phỏng 3D cho các bộ truyền cơ khí [5] được sử dụng trong<br />
phần mềm này.<br />
<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
Hình 6. Giao diện chính của phần mềm tính thiết kế bộ truyền bánh răng con lăn với (a) bản vẽ thiết kế và (b) mô<br />
phỏng 3D của bộ truyền<br />
<br />
Tự động hoá tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng con lăn<br />
<br />
67<br />
<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
Hình 7. Bản vẽ thiết kế thu được từ phần mềm tính toán thiết kế cho bộ truyền với thông số đầu vào được lấy<br />
theo sản phẩm (a) MJV3-103-17 và (b) MJH8-106-35 của hãng Hap Dong Machinery, Hàn Quốc [6]<br />
<br />
Đặc biệt, phân mềm có khả năng kết nối với các phần mềm CAD chẳng hạn như AutoCAD. Khó khăn nhất<br />
khi xây dựng mô hình 3D của bộ truyền để tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn là việc xây dựng mô<br />
hình bánh răng, nhưng bây giờ phần mềm này đã giúp giải quyết vấn đề đó. Do vậy, với các kết quả thu được từ<br />
phần mềm này, việc xây dựng mô hình tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn trong các phần mềm như<br />
<br />